Tiểu Luận Quản lý quá trình dạy học trong trường THPT Chu Văn Thịnh – Mai Sơn – Sơn La

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài.

    Điều 35 hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã ghi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phải triển khai Giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

    Nghị quyết TW 4 khoá VII của Đảng lần đầu tiên đã chỉ rõ vai trò quốc sách hàng đầu của Giáo dục đào tạo, đồng thời cũng chỉ rõ sứ mệnh của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay là: “Cùng với Khoa học công nghệ, Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Nhiệm vụ “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

    Nghị quyết TW 2 khoá VIII đặc biệt nhấn mạnh vai trò và vị trí của giáo dục đào tạo trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết đã đưa ra 6 tư tưởng chỉ đạo cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước mà hiện nay chúng ta coi đó như phương châm cho sự phát triển của giáo dục đó là:

    “Phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

    “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.

    “Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung giáo dục”.

    “Phát triển giáo dục toàn diện vừa “Hồng” vừa “Chuyên” như lời Bác Hồ đã căn dặn”.

    “Từng bước thực hiện công bằng trong giáo dục”.

    Nghị quyết TW 6 khoá IX đã đánh giá xác đáng việc thực hiện nghị quyết TW 2 khoá VIII và chỉ rõ những việc trước mắt cần thực hiện ngay để giáo dục hoàn thành mục tiêu chiến lược đến năm 2010 đã thông qua báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm 2006-2010 và đã chỉ rõ những ưu tiên cho phát triển giáo dục.

    Hơn nữa hiện nay Bộ GD&ĐT đang tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung và gắn liền với các cuộc vận động khác như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Thực hiện chỉ thị 32 về An toàn giao thông, Vì vậy công tác quản lý giáo dục lại càng có những nhiệm vụ nặng nề hơn do đó đòi hỏi người quản lý phải có những phương pháp khoa học, phù hợp và mang tính khả thi nhất, đặc biệt với những trường còn non trẻ.

    Căn cứ vào các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ 12; Nghị quyết Huyện Uỷ Mai Sơn – Sơn La lần thứ 17 và nghị quyết của Chi bộ trường THPT Chu Văn Thịnh – Mai Sơn – Sơn La nhiệm kỳ 2005-2007.

    Là một người quản lý trong trường THPT ở một tỉnh phía bắc của tổ quốc, tôi nhận thấy cá nhân mình phải thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của một người quản lý để đưa nhà trường phát triển đi lên theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, đồng thời phải năng động, sáng tạo trong việc nghiên cứu, tìm tòi ra các phương pháp quản lý sao cho phù hợp với thực tế của địa phương để giúp nhà trường phát triển vững chắc.

    Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan nói trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Quản lý quá trình dạy học trong trường THPT Chu Văn Thịnh – Mai Sơn – Sơn La”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...