Thạc Sĩ Quản lý quá trình đào tạo đại học vừa làm vừa học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 2/9/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    #1 Quy Ẩn Giang Hồ, 2/9/15
    Last edited by a moderator: 2/9/15
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    VLVH là phương thức đào tạo được khích lệ phát triển trong GDĐH nước ta vì tạo cơ hội học tập cho người học, hướng tới xã hội học tập. Hàng vạn người đang theo học ĐH theo phương thức này. Nhưng cũng chính phương thức đào tạo này đang bị phê phán mạnh mẽ vì CL của nó quá thấp, nghĩa là một phương thức đang gây ra các phản ứng trái chiều trong xã hội. Thực tế cho thấy, trong một thời gian dài vừa qua, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt do chỉ chú trọng đến phát triển số lượng trong hoàn cảnh các điều kiện ĐBCL không tương ứng với việc mở rộng quy mô, công tác quản lý quá trình đào tạo không được tiến hành chặt chẽ, đầu vào thì dễ dãi, tuyển sinh chiếu lệ, nội dung đào tạo bị cắt xén nhiều, còn đầu ra do cơ sở GDĐH tự quyết, các tiêu cực do yếu tố xã hội gây nên nẩy sinh trong quá trình đào tạo không được ngăn chặn và xử lý kịp thời . dẫn đến CL đào tạo ĐHVLVH rất thấp đã gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Giới tuyển dụng quay lưng với sản phẩm của hệ đào tạo này. Nếu thẳng thắn nhìn nhận, có thể khẳng định đào tạo ĐHVLVH chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực có CL cho phát triển KT-XH đất nước trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước.
    Đánh giá CL đào tạo ĐH ở nước ta hiện nay, Chính phủ đã nhận định như sau: "CL đào tạo ĐH có sự phân tầng rõ rệt giữa các hệ CQ và hệ KCQ . CL đào tạo SV tại chức, từ xa còn rất thấp, đây là điểm yếu nhất về CL đào tạo hiện nay .". Một trong những nguyên nhân khiến cho CL đào tạo ĐHVLVH còn thấp là do những yếu kém trong quản lý, trong đó có quản lý CL "Quy mô GDKCQ phát triển nhanh chóng, nhưng công tác quản lý còn yếu và điều kiện ĐBCL còn rất thấp. Việc quản lý lỏng lẻo đối với hệ liên kết đào tạo có cấp văn bằng đã dẫn tới tình trạng "học giả, bằng thật". Đây là một khâu yếu nghiêm trọng của GDKCQ ở nước ta”. Sẽ là chưa đầy đủ nếu như đào tạo ĐHVLVH chỉ dừng lại ở mức độ đáp ứng nhu cầu học tập và lấy bằng của người học, quan tâm nhiều đến việc mở rộng quy mô, ít quan tâm tới công tác quản lý quá trình đào tạo như đang làm hiện nay. Hệ luỵ tất yếu là hiệu quả đào tạo thấp, người học không phát huy tác dụng sau tốt nghiệp, gây lãng phí công sức, thời gian, tiền bạc của Nhà nước, địa phương và cá nhân người học. Vì vậy, tìm kiếm giải pháp nâng cao CL trở thành một vấn đề cấp thiết của mỗi cơ sở GDĐH có đào tạo ĐHVLVH nước ta trong giai đoạn hiện nay. Muốn nâng cao CL thực sự của đào tạo ĐHVLVH thì cần lựa chọn được tiếp cận phù hợp cho quản lý quá trình đào tạo. Đã có nhiều ý kiến bàn về quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH, theo các tiếp cận quản lý CL khác nhau. Đào tạo ĐHVLVH hiện nay là sự kế thừa, phát triển của đào tạo ĐH tại chức trước đây. Quá trình đào tạo ĐHVLVH đa phần được quản lý theo cách truyền thống, dựa trên tiếp cận KSCL. Chính vì vậy, mà trong nhiều năm qua CL đã không những không tăng mà còn sụt giảm. Trong xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá hiện nay, quản lý quá trình đào tạo ĐH theo tiếp cận ĐBCL là vấn đề đang được quan tâm và thúc đẩy phát triển. Đó là lý do tác giả lựa chọn vấn đề: "Quản lý quá trình đào tạo đại học vừa làm vừa học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng" làm đề tài nghiên cứu, góp phần hiện thực hóa chủ trương đổi mới GDĐH, nhất là đối với đào tạo ĐHVLVH.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề ra các giải pháp quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL nhằm nâng cao CL và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH đất nước và địa phương.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình đào tạo ĐHVLVH.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL.
    4. Giới hạn nghiên cứu
    - Nghiên cứu đào tạo trình độ ĐH theo phương thức VLVH, không nghiên cứu đào tạo trình độ CĐ.
    - Chú thể quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH được xác định cụ thể là cơ sở GDĐH có đào tạo ĐHVLVH.
    - Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL.
    - Phạm vi khảo sát thực trạng quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH được tiến hành tại 04 cơ sở GDĐH đại diện có đào tạo ĐHVLVH ở phía Bắc (trường ĐH Thương mại, trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, trường ĐH Kinh tế quốc dân, trường ĐH Bách khoa Hà Nội) và ở 05 cơ sở liên kết đào tạo đại diện thuộc khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ là các Trung tâm GD thường xuyên cấp tỉnh (Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên) từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2012.
    5. Giả thuyết khoa học
    Nếu tiến hành áp dụng đồng bộ và triệt để các giải pháp quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL đã được nêu trong luận án, thực hiện một quy trình quản lý quá trình đào tạo nghiêm ngặt ở tất cả các khâu thì hy vọng CL thực sự của đào tạo ĐHVLVH sẽ từng bước được cải thiện và nâng cao.
    6. Câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1. Câu hỏi nghiên cứu
    - Đặc trưng và yêu cầu của đào tạo ĐHVLVH ? Những điểm gì cần lưu ý ở khía cạnh quản lý?
    - Những nội dung quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH là gì?
    - Các tiếp cận quản lý CL? Vì sao lựa chọn tiếp cận ĐBCL cho quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH?
    - Quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL là gì? Những nội dung và cách thức quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL về mặt lý luận là gì?
    6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu lý luận cơ bản về quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH.
    - Khái quát những vấn đề lý luận cốt lõi về quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL.
    - Điều tra, khảo sát thực trạng quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL của các cơ sở GDĐH nước ta.
    - Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý quá trình đào tạo ĐH theo tiếp cận ĐBCL của GDĐH quốc tế.
    - Đề xuất một số giải pháp quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL.
    3
    7. Những luận điểm cần bảo vệ
    - Đổi mới quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH nhằm nâng cao CL và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết hiện nay.
    - Lựa chọn tiếp cận ĐBCL cho quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH là hợp lý và đúng mức, giúp khắc phục những tồn tại và bất cập trong quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo cách truyền thống, thông thường hiện nay.
    - Các giải pháp quản lý quá trình đào tạo theo tiếp cận ĐBCL đề xuất trong luận án được xây dựng phù hợp với thực tiễn triển khai sẽ giúp cải thiện và từng bước nâng cao CL.
    8. Những đóng góp mới của luận án
    Về mặt lý luận: áp dụng tiếp cận ĐBCL để đổi mới quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH nhằm nâng cao CL và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.
    Về mặt thực tiễn: đề xuất được một số giải pháp quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL nhằm cải thiện và nâng cao CL. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cho CB quản lý, GV, nhân viên của các cơ sở GDĐH có đào tạo ĐHVLVH tư liệu tham khảo có giá trị để có thể vận dụng phù hợp cho quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.
    9. Phương pháp tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
    9.1. Phương pháp tiếp cận: luận án được thực hiện theo tiếp cận hệ thống, tiếp cận lịch sử, tiếp cận xã hội học tập, tiếp cận thị trường và đặc biệt là tiếp cận ĐBCL.
    9.2. Phương pháp nghiên cứu: kết hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn và tổng kết kinh nghiệm, phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia, phương pháp điều tra viết và phương pháp thống kê toán học.
    10. Cấu trúc luận án
    Ngoài các phần: mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được trình bày trong 3 Chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL;
    Chương 2: Thực trạng quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL;
    Chương 3: Các giải pháp quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL.
     
Đang tải...