Đồ Án Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    Đề tài luận án: Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
    Chuyên ngành: Kinh tế tài chính ngân hàng
    Thực hiện: 08/2012
    Mã số: 62.31.12.01
    Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hoài Phương
    Người hướng dẫn 1: PGS.TS. Phan Thị Thu Hà 2: TS. Đào Minh Phúc

    Những đóng góp mới về mặt lý luận

    Nếu các nghiên cứu trước mới chỉ đề cập đến việc ngăn ngừa và xử lý nợ xấu thì nghiên cứu sinh đã đưa ra quy trình quản lý nợ xấu mang tính khoa học, đầy đủ hơn so với quy trình hiện tại. NCS đã chứng minh rằng chỉ khi nào nợ xấu được nhận biết và đo lường một cách chính xác thì các ngân hàng mới có thể quản lý có hiệu quả. Bởi vậy trong quy trình quản lý nợ xấu nhất thiết phải bổ sung cách thức đo lường nợ xấu như thế nào. Cụ thể:
    Thứ nhất: Các ngân hàng phải ước lượng được xác suất vỡ nợ của khoản vay, từ đó xác định với xác suất vỡ nợ như thế nào thì được coi là nợ xấu.
    Thứ hai: Các ngân hàng phải xây dựng quy trình và tổ chức đo lường tổn thất của nợ xấu, để từ đó có cách ngăn ngừa và xử lý thích hợp, phải tính được EL: tổn thất dự kiến và UL: tổn thất ngoài dự kiến thông qua 3 cấu phần rủi ro cơ bản là: PD: Xác suất vỡ nợ của khoản vay, LGD: Mức tổn thất khi vỡ nợ, EAD: Số dư nợ vay).
    Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
    Xuất phát từ những hạn chế trong thực trạng quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án đã đưa ra những đề xuất mới. Cụ thể:
    Thứ nhất: Nhanh chóng thay thế Quyết định 493/2005 và Quyết định 18/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng văn bản hiệu lực khác nhằm khắc phục những bất cập trong hai Quyết định trên. Trong đó quan trọng nhất là phải thống nhất phương pháp, nội dung quản lý nợ xấu.
    Thứ hai: Khác với các nghiên cứu trước, nghiên cứu sinh đã chứng minh rằng việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại phân loại nợ thành 5 nhóm như hiện nay là chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro tín dụng. Do đó NCS đề xuất việc phân loại nợ thành 10 nhóm, tương ứng với 10 mức trích lập dự phòng tổn thất từ 0% đến 100% .

    Thứ ba: Nghiên cứu sinh khẳng định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tổng thể là mô hình hiệu quả trong việc quản lý nợ xấu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Khác với các nghiên cứu trước cho rằng chỉ có các ngân hàng lớn với tiềm lực tài chính mạnh mới có thể áp dụng mô hình này, Nghiên cứu sinh đã chứng minh rằng các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện có quy mô hoạt động nhỏ, năng lực tài chính yếu vẫn hoàn toàn có thể áp dụng mô hình, dựa trên việc xây dựng các liên kết về mặt công nghệ, thông tin và quản trị để đảm bảo đáp ứng các điều kiện vận hành của mô hình.
    Thứ tư: Trong tiến trình tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, bên cạnh việc hợp nhất một số ngân hàng thương mại trong nước, cần nhanh chóng có một cơ chế khuyến khích tổ chức tín dụng nước ngoài mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng yếu kém của Việt Nam. Luận án cũng đề xuất cần tăng giới hạn sở hữu cổ phần tối đa của tổ chức tín dụng nước ngoài tại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém của Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...