Tiến Sĩ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1

    1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU . 10
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 10
    1.2. Mục đích của nghiên cứu 11
    1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu . 12

    2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 13

    2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài . 13
    2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 18
    2.3. Sự khác biệt về nghiên cứu của tác giả so với các nghiên cứu trước đó . 21
    3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ NGUỒN SỐ LIỆU . 21
    3.1. Phương pháp luận 21

    3.2. Nguồn số liệu 21
    4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN . 22
    4.1. Về mặt lý luận . 22
    4.2. Về mặt ứng dụng thực tiễn 22
    5. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU . 23

    CHƯƠNG 1: LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ 24
    NỢ XẤU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    . 24

    1.1. Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng . 24
    1.1.1. Rủi ro tín dụng . 24
    1.2. Nợ xấu của các ngân hàng thương mại . 30
    1.2.1. Các quan điểm về nợ xấu của ngân hàng thương mại 30
    1.2.2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu . 33
    1.2.3. Các tác động của nợ xấu . 37
    1.3. Quản lý nợ xấu ngân hàng thương mại theo Hiệp ước Basel . 38
    1.3.1. Quan điểm về quản lý nợ xấu 38
    1.3.2. Nội dung quản lý nợ xấu .32
    1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ xấu 65

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 67

    CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢ XẤU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 68
    2.1. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu ngân hàng thương mại của một số nước trên thế giới trong và sau khủng hoảng kinh tế 68
    2.1.1. Quản lý nợ xấu ngân hàng thương mại tại Hàn Quốc giai đoạn khủng hoảng 1997 . 69
    2.1.2 Quản lý nợ xấu ngân hàng thương mại tại Trung Quốc .72
    2.1.3. Quản lý nợ xấu ngân hàng thương mại tại Mỹ . 86
    2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 92
    2.2.1.Bài học kinh nghiệm cho chính phủ Việt Nam từ hai cuộc khủng hoảng 1997 và 2008 của các quốc gia trên thế giới . 92
    2.2.2. Áp dụng kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới vào hoạt động quản lý nợ xấu các NHTM Việt Nam 93
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 98
    3.1. Nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam 98
    3.1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam 98
    3.1.2 Diễn biến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 101
    3.1.3. Phân tích cơ cấu nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 109
    3.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 112
    3.2.1. Môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý nợ xấu . 112
    3.2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 115
    3.3. Đánh giá về thực trạng quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 153
    3.3.1. Kết quả đạt được 153
    3.3.2. Hạn chế trong hoạt động quản lý nợ xấu và nguyên nhân . 156

    CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU 170
    TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
    . 170
    4.1. Định hướng trong hoạt động quản lý nợ xấu của các NHTM Việt
    Nam 170
    4.1.1. Định hướng chung trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng . 170
    4.1.2. Định hướng riêng trong hoạt động quản lý nợ xấu 172
    4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam . 173
    4.2.1. Hoàn thiện chiến lược và mô hình quản lý rủi ro tín dụng . 173

    4.2.2. Nâng cao sức mạnh tài chính . 176
    4.2.3. Phát triển công nghệ ngân hàng 182
    4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 184
    4.2.5. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHTM 190
    4.2.6. Hoàn thiện mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp 192
    4.3. Một số kiến nghị 197
    4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 197
    4.3.2. Kiến nghị với Chính phủ . 210
    KẾT LUẬN 216

    CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN 218
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 219

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được ví như huyết mạch của cả nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động một cách thông suốt, lành mạnh là tiền đề để các nguồn lực tài chính được luân chuyển, phân bổ và sử dụng có hiệu quả, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Tuy nhiên bên cạnh vai trò to lớn đó, người ta không thể không nói tới những “tổn thất” và “hậu quả” nặng nề mà hệ thống ngân hàng có thể gây ra nếu như các hoạt động của chúng trở nên “trục trặc”. Những rủi ro trong hoạt đông kinh doanh của ngân hàng có thể tạo ra phản ứng dây chuyền, kéo theo đó là sự sụp đổ của cả hệ thống. Lịch sử thế giới đã từng chứng kiến những vụ sụp đổ ngân hàng với quy mô lan rộng toàn cầu cũng như hậu quả nặng nề mà nó đem lại: 1929-1933 với cuộc Đại khủng hoảng trong hệ thống tư bản; năm 1997 với cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á và vừa qua năm 2008, cả thế giới đã phải đối mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhắc tới nguyên nhân của khủng hoảng tài chính, phải nhắc tới những rủi ro trong hoạt động ngân hàng, mà tâm điểm của nó là những rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng. Bài học về các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên các thị trường tài chính - tiền tệ lớn trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Canada cho thấy việc các ngân hàng thương mại chủ động ứng phó với các rủi ro và xây dựng cho mình những chiến lược quản trị rủi ro là thực sự cần thiết.
    Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với các khoản Nợ xấu (non – performing loan), đó là các khoản nợ không còn khả năng sinh lời hay không có khả năng thu hồi. Bởi vậy, quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng là quản lý các khoản nợ xấu. Việc quản lý để ngăn ngừa những khoản nợ xấu phát sinh cũng như có những biện pháp để xử lý đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm hiện nay trong hoạt động tài chính ngân hàng.
    Trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), các NHTM Việt Nam đang từng bước bước vào vòng xoáy của chuyển động hội nhập và toàn cầu hoá. Xu hướng tự do hoá thương mại và tự do hoá tài chính ngày càng rộng khắp, mạnh mẽ đã và đang chi phối khuynh hướng, cấu trúc vận động của hệ thống tài chính, NHTM Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh gay gắt không chỉ riêng ở thị trường trong nước mà còn ở nước ngoài. Bởi vậy các NHTM Việt Nam cần phải có những hoạch định riêng cho mình nhằm đứng vững và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Hiện nay cùng với xu hướng phát triển chung trong lĩnh vực ngân hàng, hệ thống NHTM Việt Nam đã mở rộng phạm vi hoạt động theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ phi tín dụng. Tuy nhiên chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng hiện tại và trong tương lai tín dụng vẫn đem lại nguồn thu chính cho các ngân hàng này. Do vậy, kiểm soát chất lượng tín dụng là yêu cầu cần thiết trong quản trị ngân hàng, với mục tiêu đảm bảo cho hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.
    Các quốc gia trên thế giới và các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) hay uỷ ban Basel đã quan tâm rất nhiều đến việc quản lý nợ xấu khi xây dựng chiến lược kiểm soát rủi ro tín dụng. Việc phát sinh nhiều khoản thiệt hại đáng kể do thực hiện những khoản tín dụng kém hiệu quả đã khiến các ngân hàng ngày càng chú trọng hơn đến quản lý nợ xấu. Quản lý nợ xấu một cách có hệ thống sẽ giúp nhận biết các khoản nợ xấu, từ đó có thể phòng ngừa hay xử lý nó hiệu quả hơn. Ở Việt Nam, nợ xấu chỉ thực sự bắt đầu được quan tâm đúng mức trong vài năm gần đây. Các kết quả nghiên cứu đã gây ra mối lo ngại lớn về rủi ro tín dụng đối với các nhà quản trị ngân hàng cũng như các nhà hoạch định chính sách. Năm 2011, nợ xấu đã lên tới 10% tổng dư nợ của các ngân hàng, gây tác động xấu đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Nợ xấu hiện nay như cục máu đông trong mạch máu, nên có bơm đến mấy, máu tín dụng vẫn không thể chảy được. Nợ xấu ở mức cao trở thành gánh nặng của các NHTM, làm chậm quá trình đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Nếu không được quản lý nghiêm túc nó sẽ tiếp tục gây ra nhiều thiệt hại lớn cho hệ thống NHTM Việt Nam, giảm lợi thế cạnh tranh trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế. Chính bởi vậy, việc quản lý nợ xấu đang được Ngân hàng nhà nước và các NHTM Việt Nam ráo riết thực hiện nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, giải tỏa tắc nghẽn cho hệ thống tín dụng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là quản lý nợ xấu sẽ được thực hiện bằng cách nào để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả?
    Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả đã chọn vấn đề: “Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án.

    1.2. Mục đích của nghiên cứu
    Toàn bộ nội dung của luận án sẽ nghiên cứu từ các vấn đề mang tính lý thuyết của nợ xấu, đến thực trạng quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại các quốc gia trên thế giới và cuối cùng là những giải pháp cũng như kiến nghị được đề xuất nhằm tăng cường hoạt động quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Cụ thể như sau:
    (i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tin dụng, về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại các NHTM, bao gồm việc tìm hiểu các quan niệm khác nhau về nợ xấu, cách nhận biết, phân loại, đo lường cũng như quản lý nợ xấu. Các vấn đề này được tiếp cận dựa trên các nguyên tắc của Hiệp ước Basel trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng.
    (ii) Nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý nợ xấu tại một số ngân hàng trên thế giới. Tìm hiểu về các mô hình xử lý nợ của một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
    (iii) Làm rõ thực trạng về tình hình nợ xấu và quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam thông qua việc phân tích các số liệu thu thập. Qua đó, xác định những hạn chế trong hoạt động quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam hiện nay.
    (iv) Đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...