Thạc Sĩ Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ . vii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2
    3
    5. Đóng góp của luận văn 3
    6. Kết cấu của luận văn . 3
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA
    CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
    1.1. Tổng quan về nợ xấu trong hoạt động của các ngân hàng thương mại . 4
    1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại và hoạt động cơ bản của Ngân
    hàng thương mại 4
    1.1.2. Khái niệm nợ xấu 4
    1.1.3. Tác động của nợ xấu đối với NHTM, đối với nền kinh tế 6
    1.1.4. Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu tại các NHTM . 7
    1.1.5. Dấu hiệu cảnh báo về các khoản tín dụng có vấn đề . 8
    1.2. Quản lý và xử lý nợ xấu của các NHTM . 11
    1.2.1. Quan niệm về quản lý và xử lý nợ xấu 11
    1.2.2. Mục tiêu của quản lý và xử lý nợ xấu . 13
    1.2.3. Quy trình quản lý và xử lý nợ xấu . 19
    1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý và xử lý nợ xấu của NHTM . 24
    1.3.1. Các nhân tố khách quan . 24
    1.3.2. Các nhân tố chủ quan 25 iv
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1.4. Kinh nghiệm về quản lý và xử lý nợ xấu ngân hàng một số nước trên thế
    giới và bài học đối với Việt Nam 27
    1.4.1. Kinh nghiệm quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng một số nước
    trên thế giới 27
    1.4.2. Kinh nghiệm quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng tại Thành phố
    Hồ Chí Minh 32
    1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam . 34
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 36
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 36
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
    2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu . 37
    2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 37
    2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin . 38
    2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin . 38
    2.3. Các chỉ tiêu phân tích . 39
    2.3.1. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh kết quả quản lý nợ xấu . 39
    2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn 39
    Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU
    TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH PHÚC 41
    3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc 41
    3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc . 41
    3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và
    Phát triển nhánh Vĩnh Phúc . 43
    3.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và
    Phát triển Vĩnh Phúc (BIDV Vĩnh Phúc) 44
    3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc trong những
    năm gần đây . 50
    3.2. Thực trạng công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại NHTMCP ĐT&PT
    Vĩnh Phúc . 57
    3.2.1. Quản lý và xử lý nợ xấu tại BIDV Vĩnh Phúc 57
    3.2.2. Các quy định hiện nay về nợ xấu 60 v
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3.2.3. Công tác quản lý, phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại NHĐT TMCP
    &PT Vĩnh Phúc trước khi có quyết định 493/2005/QĐ-NHNN . 63
    3.2.4. Công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại NHTMCP ĐT&PT Vĩnh Phúc
    từ khi có quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đến nay . 65
    3.3. Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý và xử lý nợ xấu tại NH TMCP ĐTT& PT
    Vĩnh Phúc 73
    3.3.1. Nhân tố chủ quan . 73
    3.3.2. Nhân tố khách quan . 75
    3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại NHTMCP
    ĐT&PT Vĩnh Phúc 79
    3.4.1. Những kết quả đạt được 79
    3.4.2. Những hạn chế cần khắc phục . 80
    Chương 4. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN
    HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH PHÚC . 83
    4.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát
    triển Vĩnh Phúc . 83
    4.1.1. Định hướng chiến lược của BIDV trong giai đoạn 2014-2016 và tầm
    nhìn đến 2020 84
    4.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của NH TMCP ĐT&PT Vĩnh Phúc . 87
    4.1.3. Định hướng quản lý và xử lý nợ xấu tại NHTMCP ĐT&PT Vĩnh Phúc . 89
    4.2. Giải pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát
    triển Vĩnh Phúc . 89
    4.2.1. Nhóm giải pháp chung 89
    4.2.2. Nhóm giải pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh 90
    4.2.3. Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu phát sinh 95
    4.3. Kiến nghị đề xuất . 98
    4.3.1. Đối với Chính phủ . 98
    4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 100
    4.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam 101
    KẾT LUẬN 106
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 vi
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
    BM Công ty quản lý quỹ và khai thác tài sản Ngân hàng
    TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
    BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
    CIC Trung tâm thông tin tín dụng
    CSTT Chính sách tiền tệ
    DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
    DPRR Dự phòng rủi ro
    DN Doanh nghiệp
    KHNN Kế hoạch Nhà nước
    HĐQT Hội đồng quản trị
    NHNN Ngân hàng Nhà nước
    NHTM Ngân hàng thương mại
    NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần
    NHTW Ngân hàng Trung ương
    NSNN Ngân sách Nhà nước
    TSĐB Tài sản đảm bảo
    TCTD Tổ chức tín dụng
    P. QHKH Phòng quan hệ khách hàng
    FED Cục dự trữ liên bang
    WB Ngân hàng thế giới
    vii
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

    Bảng số liệu:
    Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động (Giai đoạn từ năm 2010-2013) 51
    Bảng 3.2: Thị phần tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc (2011-2013) 52
    Bảng 3.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc (2010-2013) . 54
    Bảng 3.4: Chất lượng tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc (2010 - 2013) . 54
    Bảng 3.5: Thu dịch vụ ròng tại BIDV Vĩnh Phúc (2010 - 2013) . 55
    Bảng 3.6: Kết quả kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc (2010-2013) . 57
    Bảng 3.7. Kết quả xử lý tín dụng chỉ định, KHNN đến 31/03/2004 64
    Bảng 3.8: Kết quả cụ thể xử lý nợ tồn đọng đến 31/03/2004 . 65
    Bảng 3.9: Tình hình nợ xấu của BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 -2013 . 66
    Bảng 3.10: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2010-2013 . 70
    Bảng 4.1: Kế hoạch kinh doanh từ năm 2014-2016 . 86

    Biểu đồ:
    Biểu đồ 3.1: Quy mô tín dụng giai đoạn 2011-2013 53
    Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu của BIDV giai đoạn 2010-2013 68

    Sơ đồ:
    Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý và xử lý nợ xấu . 20
    Sơ đồ 1.2: Quy trình xử lý nợ xấu . 22
    Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức BIDV Vĩnh Phúc 47
    Sơ đồ 4.1: Quy trình cấp tín dụng theo theo khuyến nghị 102
    1
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Giai đoạn năm 2010-2013, nền kinh tế thế giới tiếp tục trải qua nhiều biến
    động do hậu quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ khơi nguồn cho cuộc
    suy thoái kinh tế trên diện rộng ở quy mô toàn cầu. Đặc biệt chứng kiến hệ quả của
    sự đổ vỡ của thị trường bất động sản Mỹ, đã dẫn đến sự sụp đổ của các định chế tài
    chính (Ngân hàng Đầu tư, Công ty bảo hiểm). Khủng hoảng tại khu vực tài chính
    bùng phát ở một số quốc gia này đã lan rộng sang nhiều quốc gia và đang ảnh
    hưởng trực tiếp đến các ngành sản xuất truyền thống, dịch vụ và thương mại toàn
    cầu. Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới liên tiếp đưa ra các
    gói giải cứu nền kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD, tuy nhiên, những chỉ số kinh tế vĩ
    mô của các nền kinh tế mạnh nhất thế giới đều đang có chiều hướng giảm. Một số
    quốc gia và nền kinh tế đã công bố chính thức rơi vào suy thoái như Mỹ, Nhật, Đức,
    Hồng Kông, Singapore .
    Trong bối cảnh khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, mà khởi nguồn là cuộc
    khủng hoảng tài chính từ Mỹ, thì những tác động của nó lên nền kinh tế Việt Nam
    đang hội nhập càng sâu và rộng với nền kinh tế thế giới nói chung và ngành ngân
    hàng Việt Nam nói riêng là không hề nhỏ. Những khoản cho vay không thu hồi
    được cả gốc và lãi đúng thời hạn càng lớn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, đặc biệt
    là trong lĩnh vực tín dụng bất động sản, đã có lúc đe dọa tới tính thanh khoản của hệ
    thống ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Do vậy, quản lý nợ xấu, hạn
    chế nợ xấu phát sinh và xử lý nợ xấu đã phát sinh là một yêu cầu cấp thiết, có vai
    trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý của ngân hàng nói chung, và các
    ngân hàng thương mại nói riêng. Giai đoạn 2010-2013, là giai đoạn nợ xấu của hệ
    thống Ngân hàng tăng liên tục tăng liên tục cả về số tuyệt đối và tương đối.
    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint
    Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Tên gọi tắt:
    BIDV. Theo công bố kết quả kinh doanh quý IV/2013. Trong bối cảnh nhiều ngân 2
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    hàng giảm mạnh thu nhập lãi thuần, báo cáo hợp nhất cho thấy chỉ tiêu này của
    BIDV vẫn tăng gần 1.000 tỷ đồng. Ngoại trừ ngoại hối giảm một nửa lợi nhuận, các
    mảng còn lại hầu hết đều đem về khoản lãi cao hơn năm 2012. Nhờ vậy, lợi nhuận
    sau thuế năm 2013 của BIDV tăng 23% so với năm trước đó, đạt hơn 4.000 tỷ đồng.
    So với các quý đầu năm, nợ xấu của BIDV cũng bắt đầu giảm dần. Đến 31/12/2013,
    BIDV còn gần 7.300 tỷ đồng nợ xấu (trong khi giữa năm ngoái vẫn còn ngấp nghé
    9.000 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,5% (quý III) xuống còn 1,96% vào cuối
    năm. Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng nhẹ so với quý trước đó.
    Vì vậy, năm 2013, BIDV vẫn phải dành tới hơn 6.500 tỷ đồng để trích lập dự phòng
    rủi ro. Thực trạng nợ xấu vẫn tồn tại, và là một rủi ro tín dụng lớn cho BIDV.
    Chính vì vậy, xuất phát từ nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu một
    cách toàn diện việc quản lý và xử lý nợ xấu tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
    “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc” làm đề
    tài luận văn tốt nghiệp cho mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục tiêu chung
    Đánh giá thực trạng quản lý và xử lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP thời gian
    qua, đưa ra đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nợ xấu của BIDV-
    Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2020.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá các lý luận liên quan đến nợ xấu, vấn đề quản lý và xử lý nợ
    xấu tại các Ngân hàng thương mại.
    - Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và rút ra bài học đối với Việt Nam.
    - Phân tích thực trạng công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại NH TMCP ĐT&PT
    Vĩnh Phúc trong thời gian vừa qua.
    - Đề xuất một hệ thống giải pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại NH TMCP
    ĐT&PT Vĩnh Phúc.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý và xử lý nợ xấu NHTMCP. 3
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    - Phạm vi nghiên cứu: Tại Ngân hàng TM CP ĐT&PT Vĩnh Phúc từ năm
    2010 - 2013.
    4.
    4.1. : Luận văn đã tổng kết và hệ thống hóa những vấn đề, cơ
    sở lý luận cơ bản, nghiên cứu về quản lý và xử lý nợ xấu .
    Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra được những kinh nghiệm trong quản lý và xử lý
    nợ xấu ở một số nước trên thế giới, và tại Việt Nam. Dựa vào những cơ sở lý luận
    và cơ sở thực tiễn mà nghiên cứu hệ thống hóa ra, các nhà nghiên cứu có thể sử
    dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận cho nghiên cứu của mình về quản lý nợ xấu.
    4.2. : Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng quản lý và xử lý nợ xấu
    của BIDV Vĩnh Phúc, đồng thời luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao quản
    lý và xử lý nợ xấu. Căn cứ vào giải pháp được đề xuất, Ban giám đốc có thể áp dụng
    vào việc giải quyết tình trạng nợ xấu tại Ngân hàng BIDV Vĩnh Phúc.
    5. Đóng góp của luận văn
    - Xây dựng khung lý thuyết về quản lý và xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và xử lý nợ xấu tại BIDV Vĩnh Phúc
    chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân.
    - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nợ xấu tại
    BIDV Vĩnh Phúc, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với BIDV; NHNN;
    Chính phủ.
    6. Kết cấu của luận văn
    :
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý và xử lý nợ xấu của các Ngân hàng
    thương mại.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP
    Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc.
    Chương 4: Giải pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
    Phát triển Vĩnh Phúc.
     
Đang tải...