Tiểu Luận Quản lý nợ công tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quản lý nợ công tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
    Mục lục
    Lời mở đầu. 2
    I. Tổng quan về nợ công và quản lý nợ công. 4
    1. Nợ công. 4
    1.1 Khái niệm 4
    2.1 Phân loại 4
    2. Quản lý nợ công. 5
    2.1 Sự cần thiết quản lý nợ công. 5
    2.2 Quản lý nợ công ở Việt Nam 6
    II. Quản lý nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005-2011. 9
    1. Tình hình nợ công. 9
    1.1 Quy mô nợ công. 9
    1.2 Cơ cấu nợ công. 10
    1.3 Tình hình sử dụng nợ công. 11
    1.4 Tình hình trả nợ công. 13
    2. Công tác quản lý nợ công. 14
    2.1 Một số nét khái quát về quản lý nợ công trong thời gian qua. 14
    2.2 Những chính sách quản lý đã và đang áp dụng. 15
    3. Hiệu quả quản lý nợ công. 18
    3.1 Về tính ổn định của nợ công. 18
    3.2 Tính công bằng về gánh nặng nợ liên thế hệ. 19
    III. Giải pháp cho vấn đề quản lý nợ công. 21
    Kết luận. 25
    Tài liệu tham khảo. 26
    Danh mục các chữ viết tắt
    WB – World Bank – Ngân hàng Thế giới
    IMF – International Moneytary Fund – Quỹ tiền tệ Quốc tế
    ODA - Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức
    GDP - Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
    ICOR - Incremental Capital - Output Rate – Hệ số sử dụng vốn
    DBR – Tỉ lệ Thu ngân sách Nhà nước
    HIPCs - Heavily Indebted Poor Countries

    Lời mở đầuQuá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng với quy mô ngày càng lớn trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội đòi hỏi các quốc gia cần phải nhanh chóng và thức thời trong chính sách của mình nhằm tránh khỏi tình trạng lạc hậu so với Thế giới. Để phát triển kinh tế, các quốc gia cần có nguồn lực mà vốn là yếu tố cực kì quan trọng đặc biệt là đối với những nước đang và kém phát triển. Ở nước ta, nguồn thu chủ yếu là từ thuế, phí và lệ phí; muốn mở rộng phát triển thì phải tiết kiệm. Tuy nhiên tỷ lệ tiết kiệm của nước ta lại thấp, sản xuất chưa phát triển và đạt hiệu quả cao, chi còn nhiều hơn thu nên vấn đề thiếu vốn và thâm hụt ngân sách là thường xuyên. Để giải quyết vấn đề này thì chính phủ và các doanh nghiệp phải đi vay dưới nhiều hình thức khác nhau: vay từ các doanh nghiệp, vay cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng sử dụng vốn vay cũng chính là tạo cho mình một khoản nợ đáng kể. Chính vì vậy chúng ta cần phải hiểu rõ việc sử dụng nợ công rất cần có một chiến lược cụ thể, hợp lý và có chính sách quản lý nợ công cho hợp lý và hiệu quả để tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ. Xác định được vấn đề vay nợ và quản lý nợ công là rất quan trọng trong tiến trình phát triển của một quốc gia cụ thể là Việt Nam, chúng em đã chọn đề tài:“Thực trạng và giải pháp cho công tác quản lý nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2011” ( mốc giai đoạn đánh dấu luật đầu tư ra đời, mở rộng các cơ chế thu hút đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam) để nghiên cứu. Bài tiểu luận gồm 3 phần chính như sau: Tổng quan về nợ công và quản lý nợ công; Thực trạng quản lý nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2005-201; Giải pháp cho công tác quản lý nợ ở Việt Nam. Về lí luận, bài viết nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về nợ công. Về thực tiễn, bài viết nghiên cứu sâu hơn về hiệu quả công tác quản lý nợ ở Việt Nam từ đó đề ra những giải pháp hợp lý cho công tác quản lý nợ để tiến tới mục tiêu phát triển bền vững.
    Do thời gian nghiên cứu và hiểu biết còn nhiều hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót. Rất mong cô và các bạn đọc và đưa những ý kiến đóng góp để chúng em hoàn thiện, hơn hết là có thể sửa chữa trong các bài lần sau. Chúng em xin cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...