Thạc Sĩ Quản lý nhân lực tại Kiểm toán Nhà nước khu vực II

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    i

    LỜI CẢM ƠN

    Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản lý nhân lực tại Kiểm toán nhà
    nước khu vực II”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều
    cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá
    nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Quản lý
    Đào tạo sau Đại học, khoa Kinh tế chính trị và các khoa, phòng của Trường
    Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong
    quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
    PGS.TS. Phạm Văn Dũng.
    Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà
    khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
    Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác
    của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh
    đạo Kiểm toán nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ Kiểm toán nhà nước, lãnh đạo
    Kiểm toán nhà nước Khu vực II, các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo
    điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
    Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
    ii

    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
    liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa
    được dùng để bảo vệ một học vị nào và nó xuất phát từ tình hình thực tế công
    tác, đòi hỏi cấp bách của cơ quan Kiểm toán nhà nước khu vực II - Kiểm toán
    nhà nước. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn.
    Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.

    Tác giả luận văn



    Nguyễn Tất Thắng













    Formatted: Vietnamese (Vietnam)
    iii

    TÓM TẮT LUẬN VĂN

    1. Tên luận văn: “Quản lý nhân lực tại Kiểm toán nhà nước khu vực II”
    2. Tác giả: Nguyễn Tất Thắng
    3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
    4. Bảo vệ năm: 2015
    5. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Dũng
    6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu nhân lực của
    Kiểm toán nhà nước, thực hiện đánh giá thực trạng nguồn nhân lực hiện
    có của Kiểm toán nhà nước khu vực II thuộc Kiểm toán nhà nước, từ
    đó đề xuất các định hướng, quan điểm, các giải pháp cơ bản hoàn thiện
    Quản lý nhân lực của Kiểm toán nhà nước khu vực II
    7. Những đóng góp mới của luận văn: Làm rõ những nhân tố quan trọng
    ảnh hưởng đến nhân lực hiện nay của Kiểm toán nhà nước khu vực II
    và đề ra các định hướng, quan điểm, giải pháp hoàn thiện quản lý nhân
    lực của Kiểm toán nhà nước khu vực II

    iv

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    LỜI CAM ĐOAN . ii
    TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . viii
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ . viii
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN
    ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC . 5
    KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 5
    1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5
    1.2. Những vấn đề lí luận và thực tiễn về quản lý nhân lực kiểm toán nhà
    nước . 6
    1.2.1. Khái niệm nhân lực . 6
    1.2.2. Khái niệm, đặc điểm nhân lực của Kiểm toán nhà nước 7
    1.2.3. Quản lý nhân lực kiểm toán nhà nước . 10
    1.2.4. Nội dung quản lý nhân lực kiểm toán nhà nước 13
    1.2.5. Tiêu chí đánh giá quản lý nhân lực kiểm toán nhà nước . 19
    1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực Kiểm toán Nhà nước . 21
    1.2.7. Kinh nghiệm về quản lý nhân lực tại một số đơn vị trong Kiểm toán Nhà nước 25
    CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 30
    2.1. Phương pháp luận . 30
    2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 30
    2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu . 30
    2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn 31
    2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả . 31
    2.2.4. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp 32
    2.2.5. Phương pháp lô gich . 32
    v

    2.2.6. Các phương pháp khác . 32
    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC KIỂM TOÁN
    NHÀ NƯỚC KHU VỰC II 34
    3.1. Tổng quan về Kiểm toán nhà nước khu vực II 34
    3.1.1. Khái quát quá trình hình thànhvà phát triển của KTNN khu vực II 34
    3.1.2. Về cơ cấu tổ chức bộ máy . 35
    3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước Khu vực II 37
    3.1.4. Kết quả kiến nghị kiểm toán của KTNN khu vực II giai đoạn 2009-2014 . 40
    3.2. Thực trạng quản lý nhân lực của Kiểm toán Nhà nước khu vực II 47
    3.2.1. Tiêu chuẩn hóa nhân lực 48
    3.2.2. Quy hoạch và định biên nhân lực . 52
    3.2.3. Tổ chức tuyển dụng nhân lực 53
    3.2.4. Bố trí, sử dụng nhân lực . 60
    3.2.5. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng . 61
    3.2.6. Đãi ngộ nhân lực 66
    3.2.7. Khen thưởng, kỷ luật . 67
    3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhân lực của Kiểm toán Nhà nước khu
    vực II 68
    3.3.1. Những ưu điểm 68
    3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 70
    4.1. Định hướng 75
    4.2. Quan điểm 76
    4.3. Giải pháp 77
    4.3.1. Giải pháp thực hiện có hiệu quả về quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp 78
    4.3.2. Giải pháp đổi mới chính sách đào tạo . 78
    4.3.3. Giải pháp bổ sung, đổi mới và nâng cao hiệu lực thực hiện các chính sách và cơ
    chế chính sách, thu hút đội ngũ công chức có trình độ cao về công tác 80
    4.3.4. Xây dựng và thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch nhân lực . 81
    vi

    4.3.5. Giải pháp tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tài lực và vật lực của
    ngành Kiểm toán để xây dựng và phát triển nhân lực . 83
    4.3.6. Thực hiện hiệu quả việc điều động, luân chuyển nhân lực trong toàn ngành KTNN
    84
    4.4. Một số kiến nghị 85
    4.4.1 Những kiến nghị chung . 85
    4.4.2 Các kiến nghị cụ thể về một số chính sách ưu đãi của ngành kiểm toán đối với xây
    dựng và phát triển năng lực đội ngũ công chức của KTNN khu vực II . 87
    KẾT LUẬN . 88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

    vii

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 ASOSAI Cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á
    2 BCKT Báo cáo kiểm toán
    3 ĐP Địa phương
    4 HĐND Hội đồng nhân dân
    5 INTOSAI Tổ chức quốc tế Các cơ quan kiểm toán tối cao
    6 KT Kiểm toán
    7 KTNN Kiểm toán Nhà nước
    8 KTV Kiểm toán viên
    9 KTVC Kiểm toán viên chính
    10 KTVCC Kiểm toán viên cao cấp
    11 KTVNN Kiểm toán viên nhà nước
    12 NS Ngân sách
    13 NSNN Ngân sách nhà nước
    14 QĐ Quyết định
    15 QLNN Quản lý nhà nước
    16 UBND Ủy ban nhân dân
    17 UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội
    18 XDCB Xây dựng cơ bản

    viii

    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 3.1: Kết quả kiến nghị kiểm toán giai đoạn 2009 – 2014 . 36
    Bảng 3.2: Cơ cấu nhân lực của KTNN khu vực II theo nguồn hình thành, giai
    đoạn từ 2009-2014 . 54
    Bảng 3.3: Cơ cấu đội ngũ công chức KTNN khu vực II theo độ tuổi 58
    Bảng 3.4: Thực trạng các lớp đào tạo của công chức KTNN khu vực II giai
    đoạn 2009 - 2014 65

    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
    Trang
    Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức Kiểm toán Nhà nuớc khu vực II 36
    Biểu đồ 3.1: Cơ cấu đội ngũ công chức theo nguồn tuyển dụng 2009-2014 54
    Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi . 59

















    1

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Về tính cấp thiết của đề tài
    Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (KTNN) là một cơ quan hoàn toàn mới,
    không có tổ chức tiền thân. Trước năm 2005 khi chưa có Luật KTNN thì cơ
    quan KTNN trực thuộc Chính phủ và hoạt động theo các văn bản dưới luật.
    Ngày 14/6/2005, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    khoá XI đã được thông qua Luật Kiểm toán nhà nước (có hiệu lực từ ngày
    01/01/2006) đã mở ra một giai đoạn phát triển mới của Kiểm toán nhà nước
    với vị thế là cơ quan chuyên môn về do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập
    và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện chức năng kiểm toán báo cáo tài chính,
    kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với mọi cơ quan, tổ chức quản
    lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
    Đến nay, sau 20 năm thành lập và phát triển, cơ quan Kiểm toán nhà
    nước đang phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đã phát hiện và
    kiến nghị xử lý tài chính hơn 147.000 tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách
    Nhà nước hơn 29.000 tỷ đồng, giảm chi ngân sách Nhà nước hơn 22.000 tỷ
    đồng. Riêng 5 năm gần đây (2009-2013) KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính
    hơn 91.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, KTNN đã kiến nghị sửa đổi bổ sung 206
    văn bản, kiến nghị huỷ bỏ 134 văn bản, ngoài ra còn đề xuất nhiều ý kiến có
    giá trị để hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Ngân sách
    Nhà nước 1996, 2002, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Thực hành tiết kiệm chống
    lãng phí.
    Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng
    được yêu cầu ngày càng cao của quá trình quản lý tài chính công nhất là trong
    công cuộc đổi mới và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong tất cả các yếu
    tố góp phần tạo nên thành công của ngành kiểm toán thì yếu tố chất lượng
    2

    nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng, là chìa khóa cho sự thành công
    của toàn ngành kiểm toán nói chung và của KTNN khu vực II nói riêng.
    Kiểm toán Nhà nước khu vực II được thành lập ngày 04/01/2002, thuộc
    khối các cơ quan của KTNN có trụ sở tại khu vực (đóng tại số 6A, Đường Trường
    Thi, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An). Trải qua 13 năm xây dựng, phát triển đến
    nay đơn vị cơ bản đã trưởng thành trên các lĩnh vực và đang từng bước lớn mạnh,
    có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của toàn ngành KTNN.
    Bên cạnh những thành tựu, kết quả đã đạt được thì một số vấn đề đặt ra
    là: Trong tiến trình hội nhập quốc tế của ngành KTNN đối với ASOSAI,
    INTOSAI thì KTNN khu vực II phải đối diện với những thách thức nào?
    Liệu những kiến nghị về các vấn đề tài chính do các kiểm toán viên nhà nước
    đưa ra đã đáp ứng được kỳ vọng của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Nhân dân
    chưa? Trách nhiệm pháp lý của các kiến nghị đó? Làm sao để thực hiện tốt
    nội dung của chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 và triển khai có hiệu
    quả Kế hoạch chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2013 – 2017 chất
    lượng nguồn nhân lực KTNN hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu chưa?
    Trên cơ sở nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề trên, trong quá
    trình công tác tại KTNN khu vực II, đi sâu vào tìm hiểu thực tế, tác giả đã
    chọn đề tài “Quản lý nhân lực tại KTNN khu vực II”.
    Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Nhân lực kiểm toán nhà nước khu
    vực II có đặc điểm gì? Cần phải làm gì và làm như thế nào để quản lý tốt hơn
    nhân lực này nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao?
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Đưa ra được bức tranh tổng thể để đánh giá được thực trạng chất lượng
    hiện có của nhân lực KTNN và của KTNN khu vực II, từ đó đề xuất các định
    hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực Kiểm toán nhà nước khu vực II.
    3

    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đã đề ra các nhiệm vụ
    như sau:
    - Nghiên cứu về Cơ sở lý luận về nhân lực nói chung; về thực trạng
    nhân lực của KTNN nói chung và KTNN khu vực II;
    - Nghiên cứu một số các công trình nghiên cứu, báo cáo đánh giá về
    nguồn nhân lực của KTNN;
    - Hệ thống được các cơ sở lý luận và thực tiễn về Quản lý nhân lực;
    - Phân tích đánh giá, nhận xét những mặt mạnh và mặt yếu trong công
    tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng nhân lực KTNN khu vực II;
    - Phân tích thực trạng năng lực của nhân lực KTNN khu vực II;
    - Đề xuất các định hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực của
    KTNN khu vực II.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là quản lý nhân lực
    KTNN khu vực II. Căn cứ vào điều kiện thực tế thì nhân lực của KTNN khu
    vực II có 02 đối tượng đó là công chức và người lao động, trong đó công chức
    chiếm trên 90% số lượng, còn lại người lao động là các cá nhân được KTNN
    khu vực hợp đồng theo công việc phục vụ như: bảo vệ, nấu ăn do đó trong
    phạm vi đề tài thực hiện nghiên cứu đánh giá thực trạng đội ngũ công chức
    để đưa ra những định hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực của
    KTNN khu vực II.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Nội dung: Thực trạng Quản lý nhân lực Kiểm toán nhà nước khu vực
    II – Kiểm toán nhà nước.
    4

    Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả đi sâu nghiên cứu
    quản lý nguồn nhân lực là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của KTNN
    nói chung và đội ngũ công chức của KTNN khu vực II nói riêng.
    - Thời gian: Tác giả nghiên cứu xâu chuỗi từ quá trình hình thành, phát
    triển của KTNN trong đó có số lượng về nhân lực của KTNN từ năm 2002.
    Các số liệu để so sánh: Lấy số liệu thu thập trong giai đoạn 2009 –
    2014 và đưa ra các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2015-2017, tầm nhìn đến
    2020.
    4. Những đóng góp của Luận văn
    - Phân tích thực trạng quản lý nhân lực của kiểm toán nhà nước khu
    vực II;
    - Làm rõ những ảnh hưởng chi phối, ảnh hưởng, mức độ gắn kết, những
    nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nhân lực của Kiểm toán nhà nước khu vực
    II và đề ra các định hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực Kiểm toán
    nhà nước khu vực II.
    5. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần bìa, lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu,
    danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận
    văn gồm 4 chương:
    Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và những lí luận chung
    về quản lý nhân lực kiểm toán nhà nước
    Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3. Thực trạng quản lý nhân lực kiểm toán nhà nước khu vực II
    Chương 4. Định hướng và Giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực Kiểm
    toán nhà nước khu vực II.
     
Đang tải...