Thạc Sĩ Quản lý nhân lực của Tổng cục Thống kê

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/2/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT

    Luận văn được chia thành 4 chương.
    Chương 1. Một số vấn đề chung về quản lý nhân lực. Nội dung chủ yếu của
    chương là trình bày các cơ sở lý luận liên quan tới nhân lực và quản lý nhân lực,
    bao gồm cả các nội dung chủ yếu của quản lý nhân lực ở các cơ quan hành chính
    nhà nước cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhân lực;
    Chương 2. Phương pháp nghiên cứu trình bày quá trình thực hiện nghiên
    cứu, các nguồn dữ liệu chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu và các phương pháp
    chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu luận văn;
    Chương 3. Thực trạng quản lý nhân lực của Tổng cục Thống kê. Chương
    này trình bày sơ lược về lịch sử hình thành Tổng cục Thống kê, cơ cấu tổ
    chức và chức năng nhiệm vụ của cơ quan này. Phần nghiên cứu trọng tâm của
    chương trình bày về thực trạng quản lý nhân lực của Tổng cục Thống kê với
    các số liệu về nhân lực được trình bày bằng các bảng biểu và đồ thị thống kê.
    Trên cơ sở những phân tích thực trạng đi vào đánh giá về quản lý nhân lực để
    từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công
    tác quản lý nhân lực của Tổng cục Thống kê.
    Chương 4. Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
    nhân lực của Tổng cục Thống kê. Chương này trình bày về những thuận lợi
    cũng như khó khăn đối với công tác quản lý nhân lực, đề xuất các giải pháp
    để hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của Tổng cục Thống kê.

    MỤC LỤC

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ .ii
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰCVÀ TỔNG
    QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU . 5
    1.1. Lý luận chung về nhân lực . 5
    1.2. Quản lý nhân lực 9
    1.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhân lực của một số cơ quan hành chính
    nhà nước 26
    1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhân lực của Văn phòng Chính phủ 26
    1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhân lực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư . 28
    1.3.3. Một số bài học về quản lý nhân lực của các cơ quan hành chính
    Nhà nước . 29
    1.4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 30
    1.3.1. Sách, giáo trình . 30
    1.3.2. Luận văn 32
    1.3.3. Bài viết 33
    1.3.4. Các văn bản quy phạm pháp luật 36
    1.3.5. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 36
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
    2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 37
    2.1.1. Dữ liệu sơ cấp . 37
    2.1.2. Dữ liệu thứ cấp 38
    2.2. Phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu tại chỗ . 40
    2.3. Phương pháp thống kê mô tả . 41
    2.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp 41
    Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC CỦA TỔNG CỤC
    THỐNG KÊ . 43
    3.1. Khái quát về Tổng cục Thống kê và yêu cầu đối với quản lý nhân lực
    của Tổng cục Thống kê . 43
    3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 43
    3.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 45
    3.1.3. Yêu cầu đối với quản lý nhân lực của Tổng cục Thống kê ở trung
    ương . 50
    3.2. Thực trạng nhân lực và quản lý nhân lực của Tổng cục Thống kê 51
    3.2.1. Thực trạng nhân lực của Tổng cục Thống kê . 51
    3.2.2. Thực trạng quản lý nhân lực của Tổng cục Thống kê 59
    3.3. Đánh giá chung về quản lý nhân lực của Tổng cục Thống kê . 69
    3.3.1. Kết quả đạt được . 69
    3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân . 72
    Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
    TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC CỦA TỔNG CỤC THỐNG KÊ 77
    4.1. Những thuận lợi, khó khăn và định hướng quản lý nhân lực của Tổng
    cục Thống kê . 77
    4.1.1. Những thuận lợi 77
    4.1.2. Những khó khăn 78
    4.1.3. Định hướng đặt ra đối với công tác quản lý nhân lực của Tổng cục
    thống kê . 80
    4.1.4. Nguyên tắc quản lý nhân lực của Tổng cục Thống kê 82
    4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của Tổng
    cục Thống kê . 83
    4.2.1. Giải pháp về xác định nhu cầu nhân lực . 83
    4.2.2. Giải pháp về tuyển dụng nhân lực 83
    4.2.3. Giải pháp về sử dụng nhân lực 84
    4.2.4. Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực 85
    4.2.5. Giải pháp về đánh giá nhân lực . 87
    4.3. Kiến nghị 87
    4.3.1. Đối với Nhà nước 87
    4.3.2. Đối với Tổng cục Thống kê 88
    KẾT LUẬN . 92
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 94
    PHỤ LỤC 1

    i

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    Viết tắt Nguyên nghĩa
    TCTK Tổng cục Thống kê
    UNSD Ủy ban Thống kê Liên Hợp Quốc (United Nation
    Statistics Division)
    ESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (The
    Economic and Social Commision for Asia and the Pacific)
    SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (Strengs,
    weakenesses, oppotunities, threats)
    ii


    DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
    Bảng
    TT Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 3.1 Nhân lực của Tổng cục Thống kê thời kỳ 2010 -2014 52
    2 Bảng 3.2 Nhân lực Tổng cục Thống kê theo nhóm tuổi 53
    3 Bảng 3.3 Nhân lực của Tổng cục Thống kê theo giới tính 54
    4 Bảng 3.4 Nhân lực của Tổng cục Thống kê theo trình độ
    chuyên môn
    55
    5 Bảng 3.5 Nhân lực của Tổng cục Thống kê theo trình độ tin học 57
    6 Bảng 3.6 Nhân lực của Tổng cục Thống kê theo trình độ tiếng
    Anh
    58
    7 Bảng 3.7 Ý kiến đánh giá về công tác đào tạo tại Tổng cục
    Thống kê
    65
    8 Bảng 3.8 Ý kiến đánh giá về công tác đánh giá cán bộ tại
    Tổng cục Thống kê
    68

    Sơ đồ
    TT Sơ đồ Nội dung Trang
    1 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê 49 1

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Nhân lực là nguồn lực có vai trò quyết định mọi sự thành công cũng như
    thất bại của mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức, các ngành và các địa
    phương hay quốc gia.
    Tổng cục Thống kê hiện có 24 đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp
    thuộc cơ quan Tổng cục ở trung ương, và 63 cục thống kê tỉnh, thành phố
    cùng 703 chi cục thống kê quận huyện. Nhiệm vụ chính của Tổng cục Thống
    kê là tổ chức các hoạt động thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích và cung cấp
    thông tin thống kê kinh tế xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo
    quy định của pháp luật.
    Khối cơ quan hành chính của Tổng cục Thống kê tuy không lớn, với số
    lượng cán bộ tương đối nhỏ so với toàn ngành Thống kê nhưng đóng vai trò
    trung tâm trong quá trình phát triển của toàn ngành. Đó được coi là cơ quan
    đầu não của ngành thống kê. Nếu các cục Thống kê tỉnh, thành phố là nơi trực
    tiếp tiến hành thu thập, tổng hợp thông tin thống kê, triển khai các cuộc điều
    tra thống kê, cung cấp số liệu thuộc phạm vi tỉnh cho Tổng cục Thống kê và
    các đối tượng dùng tin khác thì các đơn vị hành chính trong Tổng cục Thống
    kê là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về chuyên môn, tổ chức, hướng dẫn
    chỉ đạo thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng hợp xử lý số liệu từ các
    Cục Thống kê và nhiều nguồn thông tin khác nhau để tính toán và cung cấp
    các chỉ tiêu thống kê tổng hợp trên phạm vi toàn quốc phục vụ nhu cầu thông
    tin của Chính phủ và các đối tượng dùng tin khác nhau.
    Với nhiệm vụ quan trọng đó, nhân lực và quản lý nhân lực có vai trò
    quan trọng, quyết định mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Tổng cục 2

    Thống kê. Để có thể phát huy tối đa năng lực và hiệu quả của nguồn nhân lực,
    Tổng cục Thống kê cần phải thực hiện tốt công tác quản lý để xây dựng được
    đội ngũ công chức, viên chức thống kê vững mạnh và ổn định, đảm bảo cả về
    số lượng và chất lượng.
    Trong những năm qua, công tác quản lý nhân lực tại Tổng cục Thống kê
    có nhiều chuyển biến tích cực, thường xuyên bổ sung về số lượng và nâng cao
    chất lượng nhân lực. Điều đó đã góp phần quan trọng để thực hiện tốt nhiệm
    vụ chuyên môn, cung cấp kịp thời những thông tin thống kê phục vụ cho nhu
    cầu hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế -
    xã hội và đánh giá thực hiện các mục tiêu đó ở phạm vi toàn quốc hay từng
    địa phương, từng ngành và từng lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
    đạt được, việc tổ chức quản lý nhân lực thống kê vẫn còn nhiều hạn chế dẫn
    tới tình trạng thiếu hụt nhân lực về số lượng và đặc biệt chưa đảm bảo về chất
    lượng so với yêu cầu phát triển của ngành. Điều đó đã làm ảnh hưởng không
    ít tới kết quả hoạt động chuyên môn của Tổng cục Thống kê.
    Nhằm đánh giá một cách đầy đủ những kết quả và hạn chế cần phải khắc
    phục của hoạt động quản lý nhân lực tại Tổng cục Thống kê, để từ đó đề xuất
    những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhân lực, học
    viên đã chọn đề tài: “Quản lý nhân lực của Tổng cục Thống kê” làm luận
    văn tốt nghiệp thạc sĩ.
    Câu hỏi nghiên cứu của luận văn:
    + Thực trạng quản lý nhân lực của Tổng cục Thống kê? những bất cập
    và tồn tại trong quản lý nhân lực của Tổng cục Thống kê? Nguyên nhân dẫn
    tới các bất cập và tồn tại đó?
    + Những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực của Tổng cục
    Thống kê? 3

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    a. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý nhân
    lực, liên hệ với tình hình thực tế để đánh giá phân tích, làm rõ thực trạng công
    tác quản lý nhân lực của Tổng cục Thống kê, từ đó đề xuất những giải pháp
    và kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại cơ quan
    Thống kê và góp phần vào sự phát triển của ngành Thống kê.
    b. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nêu trên, luận văn cần
    thực hiện các nhiệm vụ sau:
    + Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về nhân lực và quản lý nhân lực
    + Đánh giá thực trạng quản lý nhân lực của Tổng cục thống kê, chỉ rõ
    những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân;
    + Đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiệncông tác quản lý nhân lực
    của Tổng cục Thống kê.
    3. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
    - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhân lực tại
    Tổng cục Thống kê.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Phạm vi về không gian: Nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong
    công tác quản lý nhân lực của khối các đơn vị hành chính của Tổng cục
    Thống kê. Tổng cục Thống kê ở trung ương bao gồm hai khối: các đơn vị
    hành chính và các đơn vị sự nghiệp. Trong đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu
    công tác quản lý nhân lực của khối các đơn vị hành chính.
    + Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhân lực
    của Tổng cục Thống kê trong giai đoạn từ 2010 đến 2014.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp thu thập dữ liệu, phương
    pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích
    và tổng hợp.
    - Tham vấn ý kiến của một số chuyên gia về công tác quản lý nhân lực
    của Tổng cục Thống kê.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
    luận văn bao gồm 4 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực và tổng quan tài liệu
    nghiên cứu;
    Chương 2. Phương pháp nghiên cứu;
    Chương 3. Thực trạng quản lý nhân lực của Tổng cục Thống kê;
    Chương 4. Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
    nhân lực của Tổng cục Thống kê.
    Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm
    thực tiễn cũng như khả năng nghiên cứu nên luận văn không tránh được
    những khiếm khuyết và sai sót. Học viên rất mong nhận được những ý kiến
    đóng góp của các thầy cô, các nhà khoa học, bạn bè và các độc giả để luận
    văn được hoàn thiện hơn.
     
Đang tải...