Luận Văn Quản lý nhân khẩu, hộ khẩu - bài toán và giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 20/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I :
    GIỚI THIỆU CÁC CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN KHẨU

    I. QUẢN LÝ NHÂN KHẨU LÀ GÌ ? Quản lý nhân khẩu la công tác quản lý xã hội về con người bao gồm nơi cư trú, lý lịch bản thân va gia đình, các mối quan hệ xã hội . của họ nhằm tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân.
    II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN KHẨU:
    Quản lý nhân khẩu luôn là một mối quan tâm lớn của nhà nước. Tông qua công tác này mà nơi cư trú của công dân được đảm bảo, xã hội sẽ được quản lý chặt chẽ, an ninh chính trị , trật tự toàn xã hội sẽ được giữ vững.
    Công tác này cũng giúp cho việc xem xét tình hình biến động dân số được chính xác thông qua cac số liệu thống kê từ các xã ( phường ). Uỷ ban quốc gia dân số kế hoạch hoá gia đình và tổng cục thông kê có thể căn cứ vào số liệu của công tác quản lý nhân khẩu mà thống kê dân số, xác định nguồn lao động . bảo đảm sự thống nhất về tình hình số liệu báo cáo để phục vụ các yêu cầu quản lý xã hội và phục vụ nhân dân của nhà nước.
    III. SƠ LƯỢC CÁC CÔNG VIỆC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN KHẨU :
    Trong cơ quan đăng ký quản lý nhân khẩu - hộ khẩu (ĐKQLHK) được chia làm hai nơi chính là bộ nội vụ và công an các địa phương . Bộ nội vụ đóng vai trò là cơ quan chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy định về ĐKQLHK thống nhất trong cả nước.
    Nơi công an các địa phương được chia làm ba cấp: cấp tỉnh ( thành phố ), cấp huyện ( quận ) và cấp xã ( phường ).
    - Công an cấp tỉnh ( thành phố ) đóng vai trò : lập kế hoạch triển khai thực hiện các quy định, hướng dẫn của chính phủ và bộ nội vụ về ĐKQLHK ở địa phương mình. Tổng hợp số liệu, tình hình về nhân khẩu, hộ khẩu báo cáo lên các bộ.
    - Công an cấp huyện ( quận ) có vai trò : chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy định về ĐKQLHK ở địa phương bao gồm: trực tiếp xét duyệt cho ĐKQLHK thường trú đối với các trường hợp xin chuyển đến và hằng tháng phải báo cáo lên công an cấp tỉnh ( thành phố ). Tổ chức lập, quản lý, khai thác hồ sơ hộ khẩu, điều chỉnh kịp thời các biến động về hộ khẩu, nhân khẩu vào hồ sơ hộ khẩu. tập hợp tình hình số liệu nhân khẩu báo cáo lên cơ quan cấp trên.
    - Công an cấp xã ( phường ) có vai trò : Lập các loại sổ và giấy chứng nhận hộ khẩu cho các hộ trong xã ( phường ) mình. Thực hiện việc đăng kýchuyển đi, chuyển đến. Tổ chức đăng ký quản lý tạm trú, tạm vắng. Thông báo những thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu và báo cáo thống kê số liệu tình hình lên cấp trên.
    IV. TIN HỌC CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN KHẨU:
    Với cách tổ chức như trên thì công việc quản lý nhân khẩu sẽ bắt đầu từ công an các xã ( phường ). Công an cấp xã ( phường ) tuy là cấp thấp nhất nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng. Mọi số liệu bộ nội vụ nắm được có chính xác hay không đều do ở xã ( phường ) tổ chức quản lý có tốt không, báo cáo có chính xác không.
    Thông qua khảo sát thực tế chúng ta nhận thấy rằng : tuy công việc quản lý nhân khẩu tại cấp xã ( phường ) không quá phức tạp vì không phải sủ lý nhiều số liệu như các công việc quản lý khác như lượng thông tin thì rất lớn, khi cần biết thông tin của một người, hay lập báo cáo thông kê thì phải sử lý thủ công. Công việc lại phức tạp và dễ sai sót. Hơn nữa quản lý nhân khẩuthì bao gồm cả những thay đổi của từng cá nhân. Mà trong suốt thời gian cư trú thì con người có biết bao nhiêu thay đổi. Mỗi lần thay đổi thì đòi hỏi thông tin trong các hồ sơ phải được chỉnh sửa cho phù hợp với sự thay đổi đó. Nếu quản lý thủ công thì công việc tìm kiếm để chỉnh sửa là hết sức khó khăn. Chính vì vậy ngay tại cấp này đã có nhu cầu là làm như thế nào để hạn chế những khó khăn và sai sót. Do đó phải cầp đến sự trợ giúp của phần mềm trợ giúp cho việc quản lý đẻ quản lý dễ dàng và chặt chẽ hơn.
    Do đó nhân tiện làm đề án môn học chúng em xây dựng hệ thống thông tin cho công tác quản lý nhân khẩu đẻ có thể xây dựng một chương trình ứng dụng trợ giúp cho công tác này.


    PHẦN II : XÂY DỰNG BÀI TOÁN QUẢN LÝ NHÂN KHẨU
    CHƯƠNG I : PHÂN TÍCH BÀI TOÁN

    I.TÓM TẮC SƠ LƯỢC:
    - Công dân khi ra đời sau 1 tuổi sẽ được làm giấy khai sinh. Ngay từ lúc này thì công an xã ( phường ) sẽ tiến hành luư và quản lý cùng với hộ gia đình.Mỗi hộ gia đình có một chủ hộ .Khi công dân được 15 tuổi sẽ được làm the chứng minh nhân dân.Khi công dân Nam đến 18 tuổi thì phải đăng nghĩa vụ quân sự.Ban quản lý nghĩa xã (phường) sẽ lưu và quản lý những công dân Nam trên 18 tuổi và dưới 35 tuổi .
    - Khi công dân tạm vắng tì phải đăng ký tại công an xa ( phường ). Công an xã ( phường ) có trách nhiệm lưu những thông tin về người tạm vắng. Khi thống kê dân số phải tính họ vào.
    - Khi công dân ở nơi khác đến tạm trú tì phải đăng ký với công an xã ( Phường ), công an xã ( phường ) có trách nhiệm lưu những thông tin về người tạm trú. Khi thống kê dân số phải tính họ vào.
    - Khi công dân muốn chuyển thường trú thì công an xã ( phường ) phải cắt khẩu cho họ đi nhưng vẫn lưu trữ lai thông tin để sau này có thể dùng để đối chiếu. Khi thống kê dân số không tính họ vào
    - Khi công dân nơi khác chuyển đến muốn nhập hộ khẩu thì công an xã ( phường ) tiến hành nhập hộ khẩu cho họ và lưu vào hồ sơ để quản lý.
    - Khi công dân đi nghĩa vụ quân sự thì ban quản lý nghĩa vụ quân sự xã ( phường ) có trách nhiệm chuyển danh sách cho ban công an để ban công an tiến hành cắt khẩu những người này nhưng vẫn lưu trong hồ sơ gốc để sau này nhập lại. Khi thống kê dân số không tính những công dân đang tại ngũ.
    - Khi công dân qua đời thì vẫn còn được lưu trong hồ sơ nhân khẩu nhưng không còn kiểm tra. Khi thống kê dân số không tính họ vào.
    - Khi tách hộ hoặc nhập hộ thì các thông tin trong hồ sơ nhân khẩu phải được điều chỉnh cho phù hợp.
    II. PHÂN TÍCH ĐẦU VÀOTrong phân hệ quản lý nhân khẩu, thì đầu vào là :
    - Lý lịch bản thân của các nhân khẩu, gồm : họ tên, năm sinh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, nơi sinh, quê quán .
    - Các mối quan hệ nhân thân, gồm : quan hệ với chủ hộ, quan hệ gia đình ( tên cha, tên mẹ, vợ, con, anh , em .)
    - Các thông tin về thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước ( bao gồm việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, nộp thuế .)
    - Các thông tin về tạm trú, tạm văng
    III. PHÂN TÍCH ĐẦU RA: Đầu ra được thực hiện dưới dạng các báo biểu, thường gồm có :
    - Danh sách những hộ mới, phát sinh trong năm
    - Danh sách nhân khẩu mới phát sinh trong năm
    - Thống kê dân số trong năm
    - Danh sách phát bệnh gọi khám sức khoẻ để tuyể nghĩa vụ quân sự.
    - Thống kê tổng số sinh trong năm
    - Thống kê Tổng số chết trong năm
    - Thông kê số hộ theo từng thôn tổ
    - Danh sách các công dân đang tại ngũ
    - Thống kê tổng số nhân khẩu thương trú theo từng thôn tổ
    IV.CHỨC NĂNG VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN QUẢN LÝ: Trong ban quản lý nhân khẩu cấp xã ( phường ) chia làm ba bộ phận với các chức năngvà nhiệm vụ khác nhau.
    Ban công an có trách nhiệm tổ chức đăng ký và quản lý hộ khẩu, hằng năm phải lập báo cáo thông kê về tình hình nhân khẩu, hộ khẩu báo cáo lên cấp tren.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...