Báo Cáo Quản lý nhân khẩu cấp xã ( phường )

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
    Khoa công nghệ thông tin
    Báo cáo bài tập lớn
    Môn: UML
    Nhóm 1- KHMT3 – K3
    Đề tài : Quản lý nhân khẩu cấp xã ( phường )

    Thành viên nhóm :
    Quản Văn Hòa
    Nguyễn Thị Lệ
    Đỗ Xuân Toản
    Đỗ Quốc Vinh


    Phần 1: Khảo sát yêu cầu.
    I.Khảo sát thực tế.
    1.Câu hỏi phỏng vấn:
    Câu hỏi Trả lời
    Người hỏi: thành viên nhóm 1 Người trả lời:
    Câu 1: Mục đích chính của việc quản lý nhân khẩu là gì? Mục đích gồm: xác định việc cư trú của công dân bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường quản lý xã hội, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội.
    Câu 2. Bác hãy cho biết hiện nay cấp xã(phường) quản lý nhân khẩu được thực hiện như thế nào? Hiện nay cấp xã(phường) thực hiện việc quản lý nhân khẩu thông qua việc quản lý:
    1. Đăng ký và quản lý nhân khẩu thường trú
    2. Đăng ký và quản lý nhân khẩu tạm trú
    3. Đăng ký và quản lý nhân khẩu tạm vắng
    Câu 3: Cấp xã(phường) thực hiện việc đăng ký và quản lý nhân khẩu thường trú như thế nào? Cấp xã(phường) thực hiện việc đăng ký và quản lý nhân khẩu thường trú thông qua việc quản lý hộ khẩu thường trú và đăng ký chuyển đi, chuyển đến.
    1. Quản lý hộ khẩu thường trú: lập mới sổ hộ khẩu, lưu trữ, điều chỉnh.
    2. Quản lý chuyển đi, chuyển đến
    Câu 4: Đăng ký và quản lý nhân khẩu tạm trú xã gồm những thủ tục nào? Đăng ký quản lý nhân khẩu tạm trú (với những người từ 15 tuổi trở nên) bao gồm các thủ tục sau:
    1. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
    2. Khai "Bản khai nhân khẩu".
    3. Xuất trình giấy chứng minh nhân dân.
    Câu 5: Đăng ký và quản lý nhân khẩu tạm vắng được quản lý như thế nào? Đăng ký quản lý nhân khẩu tạm vắng(với những người từ 15 tuổi trở nên) chỉ cần đến công an xã(phường) khai báo phiếu tạm trú, tạm vắng.
    Câu 6: Việc lưu trữ thông tin về nhân khẩu hiện nay xã thực hiện qua hình thức nào? Khó khăn và thuận lợi ra sao? Hiện nay, việc lưu trữ thông tin về nhân khẩu ở cấp xã(phường ) vẫn thông qua lưu trữ hồ sơ sổ sách. Vì thế việc tra cứu thông tin sẽ tốn nhiều thời gian.
    Câu 7: Nếu việc quản lý nhân khẩu được tin học hóa thì bác có thể đặt ra yêu cầu gì đối với hệ thống? Yêu cầu đối với hệ thống:
    1. Hệ thống phải đảm bảo đầy đủ các chức năng đã nêu ở trên.
    2. Sử dụng dễ dàng
    3. Đảm bảo tính chính xác và không tốn thời gian.
    2. Xây dựng bài toán
    A. bài toán

    Một hộ gia đình khi tới ủy ban nhân dân xã (phường) đăng ký hộ khẩu thường trú, ủy ban nhân dân sẽ xem xét việc cấp hộ khẩu thường trú(sổ hộ khẩu) nếu cá nhân hay gia đình đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật thì ủy ban nhân dân sẽ cấp sổ hộ khẩu mới cho cá nhân hay gia đình đó. Sổ hộ khẩu bao gồm các thông tin sau: số sổ hộ khẩu, họ tên chủ hộ, nơi cấp, ngày cấp và thông tin về những nhân khẩu trong hộ gia đình.Thông tin về nhân khẩu bao gồm: họ tên, tên gọi khác, quan hệ với chủ hộ, ngày sinh, nơi sinh,giới tính, quê quán, số chứng minh nhân dân, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp,nơi chuyển đi, ngày chuyển đi,
    nơi trước khi chuyển đến nơi chuyển đến, ngày chuyển đến, .Việc điều chỉnh bổ sung và các thay đổi khác về nhân khẩu khi có người chết(mất tích), người thi hành án phạt tù, người ra nước ngoài .thì chủ hộ phải tới cơ quan để xóa tên người có thay đổi trong hồ sơ gốc và trong sổ hộ khẩu gia đình.
    Khi hộ gia đình (hay một người) có yêu cầu chuyển nơi cư trú đi nơi khác, thì hộ gia đình phải tới ủy ban nhân dân để trình báo và làm thủ tục chuyển đi. Nếu chuyển đi trong phạm vi xã(phường ) thì không cần phải cấp giấy chứng nhận chuyển đi mà chỉ cần điều chỉnh trong sổ hộ khẩu. Nếu mà chuyển tới nơi cư trú khác thì phải cấp giấy chứng nhận chuyển đi và thu sổ hộ khẩu gia đình lưu vào tàng thư hộ khẩu.
    Đăng ký chuyển đến(là đăng ký thường trú cho những người ở nơi khác đến): khi một hộ gia đình hay một nhân khẩu đăng ký chuyển đến phải khai báo nhân khẩu và giấy chứng nhận chuyển đi và các giấy tờ liên quan khác. Khi đã đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu thì sẽ được ủy ban nhân dân sẽ cấp mới sộ hộ khẩu. Ủy ban nhân dân sẽ thực hiện việc lưu trữ thông tin về nhân khẩu hộ gia đình này vào nhân khẩu thường trú trong xã.
    Đăng ký quản lý tạm trú một nhân khẩu khi tới ủy ban nhân dân khai báo tạm trú phải nộp cho ủy ban nhân dân xã phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu, bản khai nhân khẩu và giấy chứng minh thư.
    Ủy ban nhân dân sẽ lưu trữthông tin của người đến khai báo tạm trú vào hồ sơ tạm trú của xã và thực hiện việc quản lý người đó trong thời gian người đó tạm trú tại địa phương.
    Đăng ký tạm vắng (đối với người từ 15 tuổi trở nên): một người đi khỏi nơi thường trú một thời gian thì sẽ phải tới ủy ban nhân dân để khai báo tạm vắng. Phiếu khai báo tạm vắng gồm: họ tên, ngày sinh, ngày đi, ngày về,lý do, nơi đến. Ủy ban nhân dân sẽ lưu trữ thông tin về những người tạm vắng khỏi địa phương trong khoảng thời gian theo quy định. Nếu người đó đi khỏi địa phương quá thời gian quy định thì sẽ thực hiện việc xóa tên khỏi hộ khẩu thường trú. Khi người đó trở về địa phương sinh sống thì phải đi đăng ký lại hộ khẩu thường trú với địa phương.
    Bản khai nhân khẩu (đối với người trên 15 tuổi) bao gồm các thông tin sau: họ tên, ngày sinh, giới tính, quên quán, dân tộc, nghề nghiệp
    Hàng tháng, ủy ban nhân dân sẽ họp và đưa ra báo cáo thống kê số nhân khẩu đang sinh sống trên địa bàn bao gồm cả người tạm trú, tạm vắng Tình hình anh ninh trật tự trên địa bàn, thống kê dân số

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...