Thạc Sĩ Quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Chămpasắc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Luận văn hàn

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài Luận văn Thạc sỹ hành chính công 2013: Quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Chămpasắc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Mục tiêu phát triển của con người, địa phương, quốc gia, dân tộc có nhiều điểm khác nhau và có nhiều mục tiêu. Song mục tiêu chung nhất, cơ bản nhất, trước nhất để đạt các mục tiêu còn lại là con người cần phải được đáp ứng những điều kiện cơ bản nhất của sự sống là ăn, mặc, ở. Những điều kiện cơ bản của sự sống con người này liên quan trực tiếp và chủ yếu đến vấn đề đói nghèo.

    Vấn đề đói nghèo là vấn đề toàn cầu, không một quốc gia nào không phải đối mặt giải quyết nó. Đói nghèo liên quan trực tiếp đến trình độ phát triển kinh tế-xã hội, chính trị, văn hóa, tiến bộ xã hội. Nó đã và đang diễn ra khắp nơi và còn tiếp tục diễn ra nữa, khi mà loài người còn phải đối mặt với sự phát triển không công bằng, khoảng cách giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư, quốc gia có xu hướng ngày càng chênh lệch lớn, sự suy cạn về môi trường sống

    Đói nghèo diễn ra ngoài sự kiểm soát của nhà nước, tất yếu dẫn đến đời sống nhân dân bị đảo lộn, vai trò nhà nước mất đi, an ninh trật tự xã hội bất ổn, nhất là an ninh chính trị bị đe dọa nguy hiểm, chế độ nhà nước bị lung lay, cùng hàng loạt hậu quả khó lường khác. Nó vừa là vấn đề kinh tế và vừa là vấn đề xã hội, chính trị, an ninh. Cho nên đẩy mạnh giải quyết giảm nghèo, từng bước xóa đói, giảm nghèo là vấn đề của mọi quốc gia, nhà nước, nhất là ở những nước, địa phương kém và đang phát triển. Thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo sẽ thúc đẩy kinh tế-xã hội, khoa học, công nghệ phát triển; ổn định an ninh chính trị, quốc phòng; vai trò nhà nước càng được tăng cường; uy tín Đảng, Nhà nước được nâng lên, khẳng định vị thế đất nước trên trường quốc tế.

    Đất nước Lào là quốc gia đang phát triển, trình độ kinh tế-xã hội còn thấp kém, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, lạc hậu. Đất nước có diện tích nhỏ, tài nguyên thiên nhiên ít, địa hình chủ yếu miền núi, không có biển, đa dân tộc, phần lớn là các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, khu vực biên giới, cùng nhiều khó khăn khác. Chính vì vậy, công tác xóa đói giảm nghèo luôn là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội Lào cùng thực hiện mạnh mẽ trong mọi chặng đường cách mạng, có vị trí chiến lược quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của đất nước Lào.

    Công tác thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở Lào nói chung, tỉnh Chămpasắc nói riêng bên cạnh những kết quả đạt được có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, còn có phần chưa vững chắc, chưa có mô hình căn cơ, tối ưu đối với nhiều địa phương; đặc biệt là chưa phù hợp với đặc điểm phát triển của từng địa phương; nhiều chính sách đưa ra nhiều bất cập, nhận thức cán bộ có nơi yếu kém nên vận dụng các giải pháp chưa triệt để.

    Vì những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài luận văn: “Tăng cường quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Chămpasắc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” là vấn đề có ý nghĩa cấp bách, thiết thực, lý luận và thực tiễn cao.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Do tầm quan trọng cơ bản, phổ biến của công tác xóa đói, giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nên ở nhiều nơi, nhiều nước đã có các công trình nghiên cứu về công tác này. Tuy nhiên bên cạnh những đóng góp to lớn của các công trình nghiên cứu của một số tác giả về vấn đề này, còn chứa đựng nhiều khía cạnh, phương diện cần phải giải quyết tiếp tục, nhất là tập trung nghiên cứu tìm ra giải pháp cụ thể phù hợp với từng địa phương. Đặc biệt, đến nay tác giả chưa thấy công trình nào nghiên cứu cụ thể về tăng cường quản lý nhà nước về xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Chămpasắc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
    Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo có thể thấy cụ thể như sau:
    Ở Việt Nam gồm có:
    - Báo cáo phát triển của Việt Nam (2001), Tấn công nghèo đói;
    - Báo cáo phát triển của Việt Nam (2002), Thực hiện cải cách để tăng trưởng và giảm nghèo nhanh hơn;
    - Báo cáo phát triển của Việt Nam (2004), Nghèo;
    - ThS. Lương Văn Quang (2005), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn xóa đói giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh;
    - ThS. Nguyễn Cảnh (2007), Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới;
    - TS. Nguyễn Thị Phương Thủy, Chính sách dân tộc ở Việt Nam;
    - PGS. Nguyễn Văn Bách, PGS. Chu Tiến Quang, Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp;
    - Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
    - ThS. Trịnh Diệu Bình (2007), Định canh, định cư với xóa đói giảm nghèo ở Hà Giang;
    - ThS. Đỗ Thế Hạnh (1999), Thực trạng và giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo ở vùng định canh, định cư tỉnh Thanh Hóa;
    - Luận án tiến sỹ kinh tế của Trần Thị Hằng (2001), Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;
    - Luận văn thạc sỹ kinh tế của Bùi Thị Lý (2000), Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Phú Thọ hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;
    Các tác giả trên chỉ luận bàn về nội dung xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam nói chung hoặc một vài giải pháp cho một số địa phương cụ thể. Tác giả nhận thấy chưa có tác giả Việt Nam nào nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo ở Lào nói chung và ở tỉnh Chămpasắc nói riêng.
    Một số công trình của các nhà nghiên cứu tại Lào:
    - Ths. Xổm Phít Coong Sắp (2007), Chính sách xóa đói giảm nghèo ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (trong quá trình khảo sát ở tỉnh Xay Nha Buly);
    - Luận văn thạc sỹ Hành chính công của Si Kẹo Sen Phan Khăm (2010), Quản lý nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Luông Nậm Thà, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào-Thực trạng và giải pháp, Học viện Hành chính.
    Tuy nhiên do đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Luông Nậm Thà và tỉnh Chămpasắc có điểm khác biệt nhau.
    Ngoài ra còn có một số văn bản, nghị quyết của một số cơ quan quản lý nhà nước mang tính là những báo cáo tập hợp các số liệu thống kê về công tác xóa đói giảm nghèo như:
    - Nghị quyết Đại hội VIII (2006), Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhân dân Cách mạng Lào;
    - Nghị quyết Đại hội IX (2011), Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhân dân Cách mạng Lào;
    - Đấu tranh với sự nghèo của Lào, tài liệu số 14 (2007);
    - Tổng kết tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2004-2009) của tỉnh Chămpasắc;
    - Tổng kết công tác xóa đói giảm nghèo 5 năm (2004-2009) và mục tiêu phấn đấu trong 5 năm tới (2009-2014) của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Chămpasắc;
    - Tổng kết khảo sát tình hình đói nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2009 của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Chămpasắc.
    Nhìn chung các công trình nghiên cứu và tài liệu nêu trên đã có nhiều đóng góp quý báu cả lý luận và thực tiễn về công tác xóa đói giảm nghèo. Mặc dù vậy, các hoạt động quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Chămpasắc chưa được các nhà nghiên cứu, các tác giả đi sâu phân tích thực tiễn, tìm ra giải pháp, xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo thực sự đồng bộ, phù hợp và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra tại tỉnh Chămpasắc.
    3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    3.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Thông qua phân tích thực tiễn, hệ thống lý luận, cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Chămpasắc, tác giả xây dựng một số giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm tăng cường, hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Chămpasắc và đóng góp một phần vào công tác này trên phạm vi đất nước Lào.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Hệ thống hóa các quan điểm, tư tưởng, tri thức, cơ sở lý luận của vấn đề xóa đói giảm nghèo và làm rõ thực chất của công tác xóa đói giảm nghèo;
    - Phân tích, đánh giá việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo ở Lào;
    - Thông qua lý luận, thực tiễn nêu trên mà tác giả đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hoàn thiện hơn công tác quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở phạm vi tỉnh Chămpasắc, góp phần vào tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước Lào.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu trong phạm vi không gian của nước Lào, tập trung chủ yếu ở tỉnh Chămpasắc;
    Phạm vi thời gian nghiên cứu: số liệu sử dụng để phân tích là từ năm 2001 đến hết năm 2012 và định hướng đến năm 2020.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    Các đường lối, chủ trương, chính sách, quy định và chương trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, nhất là mô hình xóa đói giảm nghèo cụ thể.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Luận văn tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tư tưởng Cayxỏn Phômvihẳn; hệ thống các quan điểm, văn kiện của Đảng nhân dân Cách mạng Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam; kế thừa những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước.
    - Luận văn sử dụng tổng hợp và kết hợp các phương pháp nghiên cứu với nhau, như phương pháp lý luận, thực tiễn, phân tích tổng hợp, lịch sử và lôgic, thống kê, so sánh, thu thập ý kiến của chuyên gia
    6. Đóng góp của luận văn
    - Luận văn góp phần làm sáng tỏ việc tăng cường quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Chămpasắc và đất nước Lào; đề xuất thực hiện những giải pháp thiết thực, cụ thể, khoa học, phù hợp đối với công tác này trong thời gian tới ở phạm vi một tỉnh cụ thể và một phạm vi nhất định trên đất nước Lào.
    - Luận văn có thể giúp chính quyền tỉnh Chămpasắc tham khảo và áp dụng trong thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, Trường Chính trị tỉnh nghiên cứu để giảng dạy; làm tài liệu tham khảo cho bạn đọc quan tâm đến công tác xóa đói giảm nghèo ở các địa phương khác trên đất nước Lào đang phát triển.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn chia làm 03 chương.
    Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
    Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH CHĂMPASẮC
    Chương 3: TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH CHĂMPASẮC

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1- Báo cáo phát triển của Việt Nam (2001), Tấn công nghèo đói;
    2- Báo cáo phát triển của Việt Nam (2002), Thực hiện cải cách để tăng trưởng và giảm nghèo nhanh hơn;
    3- Báo cáo phát triển của Việt Nam (2004), Nghèo;
    4- Trịnh Diệu Bình (2007), Định canh, định cư với xóa đói giảm nghèo ở Hà Giang;
    5- Nguyễn Cảnh (2007), Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới;
    6- Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
    7- Đỗ Thị Hạnh (1999), Thực trạng và giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo ở vùng định canh, định cư tỉnh Thanh Hóa;
    8- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2004), Những định hướng chiến lược của chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn từ năm 2006-2010;
    9- Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 4 và tập 5, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
    10- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp;
    11- Lương Văn Quang (2005), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn xóa đói giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh;
    12- Xổm Phít Coong Sắp (2007), Chính sách xóa đói giảm nghèo ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (trong quá trình khảo sát ở tỉnh Xay Nha Bu Ly);
    13- Báo cáo của Ngân hàng thế giới, Tấn công nghèo đói ở Lào 1993-2003 và xác định chuẩn nghèo ở Lào;
    14- Bài góp ý kiến Hội nghị toàn quốc (2007), Về xây dựng bản, cụm bản phát triển gắn với công ăn việc làm bền vững, ngày 10-5-2007;
    15- Bài góp ý của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Lào (2007), Về việc tổ chức ngân hàng lãi suất ưu đãi cho người nghèo;
    16- Ban Tổ chức xây dựng cơ sở chính trị và phát triển nông thôn (2005), Tổng kết 5 năm lần thứ nhất giai đoạn 2001-2005, và kế hoạch xây dựng cơ sở chính trị và phát triển nông thôn giai đoạn 2006-2010 ở tỉnh Chămpasắc;
    17- Ban quản lý đất đai (2005), Tổng kết đánh giá 5 năm việc giao đất, giao rừng và kế hoạch giao đất, giao rừng cho nông dân sản xuất;
    18- Cục Thống kê (2005), Kiểm tra dân số và nơi cư trú bền vững, ngày 01-3-2005;
    19- Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào (2004), Nghị quyết số 09, số 20 về xây dựng cơ sở chính trị và xây dựng cụm bản phát triển;
    20- Chiến lược phát triển của tỉnh Chămpasắc giai đoạn từ năm 2010-1020;
    21- Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào khóa VIII, ngày 17-5-2006, Nghị quyết số 06 về tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Lào trong thời kỳ mới để xây dựng chủ nghĩa xã hội;
    22- Tổng kết khảo sát tình hình đói nghèo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (2009), trên địa bàn tỉnh Chămpasắc;
    23- Liên Thi Kẹo (2006), Bài góp ý kiến vào Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ 3, Khóa VIII, Viên Chăn;
    24- Những bài học, kinh nghiệm cuộc sống ở nông thôn Lào (2005), Nhà xuất bản Viên Chăn;
    25- C.Mác, Ph.Ăngghen (1983), Tuyển tập, tập 4, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội;
    26- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Chămpasắc (2005), Tổng kết 5 năm phát triển kinh tế-xã hội, giai đoạn từ năm 2001-2005 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2006-2010;
    27- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Chămpasắc (2006), Tổng kết 5 năm phát triển kinh tế-xã hội, giai đoạn từ năm 2006-2010 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2011-2015;
    28- Tạp chí xây dựng Đảng (2007), Đấu tranh với đói nghèo Lào;
    29- Tổng cục Thống kê Trung ương (2005), kiểm tra số nghèo đói cả nước Lào;
    30- Thống kê của Ngân hàng thế giới (2004), Vận dụng những thế mạnh trong nước để phát triển kinh tế-xã hội Lào;
    31- Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (2003), Luật đất đai; (2004), Luật thu hút đầu tư trong nước; (2006), Luật lao động; (2004), Luật thu hút nước ngoài đầu tư;
    32- Trần Văn Tùng (10-1999), Nạn nghèo khổ trên thế giới, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (257);
    33- Đỗ Thế Tùng (6-1991), Tín dụng cho người nghèo ở nông thôn, Tạp chí ngân hàng (6).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...