Thạc Sĩ Quản lý nhà nước về vốn ODA của thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    i

    MỤC LỤC
    Danh mục các ký hiệu viết tắt iv
    Danh mục các bảng trong luận văn vi
    Mở đầu 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3
    2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn 4
    3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
    4. Đóng góp của luận văn 4
    5. Cấu trúc luận văn 4
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ
    BẢN
    6
    1.1 Tổng quan tài liệu 6
    1.2 Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với vốn ODA 9
    1.2.1 Khái niệm, vai trò, hình thức vốn ODA 9
    1.2.2 Những nhân tố tác động tới QLNN đối với vốn ODA 20
    1.2.3 Quản lý nhà nước đối với vốn ODA 21
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
    2.1 Cách tiếp cận 29
    2.1.1 Tiếp cận theo phương pháp hệ thống 30
    2.1.2 Tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu định tính 31
    2.2 Phương pháp thu thập số liệụ, tài liệu 31
    2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu 31
    2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu, tài liệu 32
    2.3.1 Phương pháp kế thừa 33 ii

    2.3.2 Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh 33
    2.3.3 Phương pháp phân tích SWOT 33
    2.4 Cấu trúc nghiên cứu đề tài 34
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
    VỐN ODA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
    36
    3.1 Khái quát chung về kinh tế - xã hội của TP Hà Nội 36
    3.2 Tổng quan về vốn ODA trên địa bàn TP HN 37
    3.2.1 Những số liệu tổng quan về nguồn vốn ODA tại T.P Hà Nội 37
    3.2.2 Đóng góp của các dự án ODA trong quá trình phát triển của
    thành phố Hà Nội
    42
    3.3 Quản lý NN đối với vốn ODA trên địa bàn TP HN 47
    3.3.1 Mục tiêu 47
    3.3.2 Nội dung 48
    3.3.3 Biện pháp (Ban QLDA ) 48
    3.4 Đánh giá chung về QLNN đối với vốn ODA trên địa bàn TPHN 49
    3.4.1 Những mặt đã đạt được 49
    3.4.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân 51
    CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QL VỐN ODA
    TRÊN ĐỊA BÀN TP HN GIAI ĐOẠN 2016-2020
    56
    4.1 Quản lý NN vốn ODA trên địa bàn T.p Hà Nội bối cảnh mới 56
    4.1.1 Yêu cầu phát triển TP Hà Nội 56
    4.1.2 Những cơ hội thách thức, điểm mạnh, điểm yếu đối với quản lý
    vốn ODA trên địa bàn thành phố Hà Nội
    59
    4.2 Một số gợi ý về các giải pháp nhằm tăng cường QLNN với vốn
    ODA trên địa bàn thành phố Hà Nội
    63
    4.2.1 Giải pháp chung. 63
    4.2.2 Giải pháp để năng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA và vốn 64 iii

    vay ưu đãi trong thời gian tới
    4.2.3 Ngoài các giải pháp chung trên, Hà Nội cũng cần có giải pháp
    riêng
    66
    Kết luận 70
    Tà liệu tham khảo 72





















    iv

    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
    2 AEF Diễn đàn Hiệu quả Viện trợ
    3 AFD Cơ quan Phát triển Pháp
    4 BOT Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao
    5 BT Xây dựng – Chuyển giao
    6 BQLDA Ban quản lý dự án
    7 CG Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ
    8 DAC Ủy ban hỗ trợ phát triển thuộc OEDC
    9 EIB Ngân hàng Đầu tư Châu Âu
    10 EU Liên minh Châu Âu
    11 GPMB Giải phóng mặt bằng
    12 IBRD Ngân hàng Quốc tế về Tái Thiết và Phát triển
    13 ICSID Trung tâm Quốc tế về xử lý tranh chấp Đầu tư
    14 IDA Hiệp hội Phát triển Quốc Tế
    15 IFC Công ty Tài chính Quốc Tế
    16 JBIC Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
    17 JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
    18 KEXIM Ngân hàng XNK Hàn Quốc
    19 KfW Ngân hàng tái thiết Đức
    20 KTXH Kinh tế xã hội
    21 MIGA Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên
    22 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
    23 OECF Quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại
    24 OEDC Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế v

    25 PPP Hợp tác đối tác công tư
    26 TĐC Tái định cư
    27 UNCDF Quỹ đầu tư phát triển Liên hiệp quốc
    28 UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
    29 UBND Ủy ban Nhân dân
    30 VDPF Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam
    31 WB Ngân hàng Thế giới



















    vi

    DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN

    STT Bảng Nội dung Trang
    1 Biểu đồ 3.1 Giá trị vốn ODA phân theo nhà tài trợ 40
    2 Biểu đồ 3.2 Giá trị vốn ODA phân theo lĩnh vực tài trợ 41
    3 Biểu đồ 3.3 Giá trị vốn ODA ký kết phân theo loại hình vốn 42
    4 Biểu đồ 3.4 Giá trị vốn ODA ký kết và giải ngân 43
    1

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế và tiến bộ xã
    hội vượt bậc, được dư luận trong nước và quốc tế thừa nhận rộng rãi: Nền
    kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân 7,5%/năm, mức đói nghèo
    giảm từ trên 50% vào đầu những năm 90 xuống còn trên 10% vào năm 2008.
    Việt Nam nhận thức rằng cam kết vốn ODA mới chỉ là sự ủng hộ về chính trị
    của cộng đồng tài trợ quốc tế, việc giải ngân nguồn vốn này nhằm tạo ra các
    công trình, sản phẩm kinh tế - xã hội cụ thể để đóng góp vào quá trình phát
    triển của đất nước mới là quan trọng. Trong thời kỳ 1993-2008 (tính đến hết
    tháng 10 năm 2008), tổng vốn ODA giải ngân đạt 22,065 tỷ USD, chiếm
    52% tổng vốn ODA cam kết và 62,65% tổng vốn ODA ký kết. Đặc biệt trong
    năm 2010, trong bối cảnh khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt
    Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao (6,78%) so với các nước trong khu
    vực và trên thế giới. Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt khoảng
    1150USD/người là mức khởi điểm của nước có thu nhập trung bình. Thực
    hiện xây dựng Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020
    nhằm đưa đất nước trở thành nước công nghiệp.
    Hà Nội là Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung
    tâm chính trị, hành chính của cả nước, đô thị loại đặc biệt; là trung tâm văn
    hóa giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là một
    trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực
    Châu Á-Thái Bình Dương; Là “trái tim” của cả nước, việc đầu tư hạ tầng kỹ
    thuật đồng bộ, hiện đại rất cần nhiều kinh phí, trong khi đó nguồn vốn ngân
    sách Trung ương hỗ trợ mục tiêu, cũng như nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ
    bản của Hà Nội còn hạn hẹp, không đáp ứng được nhu cầu cho đầu tư xây 2

    dựng. Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011-2015 là 1.400.000 –
    1.500.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 69-70 tỷ USD), thời kỳ 2016-2020
    dự kiến khoảng 2.500.000 – 2.600.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 110-
    120 tỷ USD), trong đó vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước (không bao gồm
    vốn ODA) đáp ứng khoảng 16-18%, dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ
    tầng kinh tế và xã hội.
    Đây là một thực tế đòi hỏi Thành phố Hà Nội phải tìm kiếm các nguồn
    vốn huy động khác cho việc đầu tư xây dựng mở rộng và phát triển Thủ đô.
    Một trong những nguồn vốn huy động được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan
    tâm đó là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
    Trong khi đó, quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài
    trợ hiện đang có những điều chỉnh nhất định về chính sách để phù hợp với
    bối cảnh mới của Việt Nam khi trở thành quốc gia có mức thu nhập trung
    bình thấp, đó là sự thay đổi về chính sách viện trợ, thay đổi về cơ cấu nguồn
    vốn viện trợ và thay đổi về phương thức hợp tác phát triển. Để huy động và
    sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các nhà tài trợ nhằm góp phần thực hiện
    các mục tiêu đề ra trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành
    phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng
    Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 6/7/2011, kế
    hoạch phát triển kinh tế - xã hội 3 năm 2013 – 2015 cần thiết phải xây dựng
    định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn
    vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ giai đoạn 2013 – 2015 và những năm tiếp
    theo của Thành phố Hà Nội là rất cần thiết trong giai đoạn này.
    Việc quản lý và sử dụng vốn ODA có hiệu quả cho các dự án trên địa
    bàn thành phố Hà Nội cần có những quy định cụ thể, quy trình các bước thực
    hiện nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao năng lực quản lý của các 3

    cấp ngành trong thành phố, từ đó đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn ODA
    trong khi nguồn vốn này trên thế giới đang gặp khó khăn do bị ảnh hưởng
    của suy thoái kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, khi Việt Nam trở thành nước có mức
    thu nhập trung bình thì các nhà tài trợ sẽ cắt giảm tính chất ưu đãi vốn vay
    dành cho Việt Nam. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý và sử
    dụng vốn ODA cho phát triển kinh tế hiện nay và cho các năm tiếp theo là
    vấn đề bức thiết của thành phố Hà Nội.
    Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên, bằng kiến thức đã học trong chương
    trình thạc sĩ Quản lý kinh tế, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước đối với
    vốn ODA của Thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1 Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý Nhà
    nước đối với vốn ODA và đánh giá thực trạng việc quản lý Nhà nước đối với
    vốn ODA tại Thành phố Hà Nội, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
    quản lý Nhà nước đối với vốn ODA tại Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý Nhà nước
    về vốn ODA.
    Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với vốn ODA của
    Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011-2015.
    Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với
    vốn ODA của Thành phố Hà Nội.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4

    3.1. Đối tượng nghiên cứu c ủa luận văn: Quản lý nhà nước về vốn ODA
    của Thành phố Hà Nội thông qua các khoản vốn vay ưu đãi, vốn vay kém ưu
    đãi, vay thương mại, các khoản cứu trợ khẩn cấp, các hỗ trợ về tài chính khác
    tập trung giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo là đối tượng nghiên
    cứu của luận văn.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu:
    Về mặt thời gian: Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng ODA trong giai
    đoạn 20 năm 1993-2013, tập trung giai đoạn 2011-2015 (giai đoạn Việt Nam
    bắt đầu trở thành nước có thu nhập trung bình thấp), và các vấn đề liên quan
    đến thu hút và sử dụng vốn ưu đãi trong giai đoạn 5-10 năm tới khi Việt Nam
    đã trở thành nước có thu nhập trung bình.
    Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà
    Nội; các công trình nghiên cứu về vốn ODA; các ấn phẩm được công bố trên
    các tạp chí, các báo; các chương trình nghiên cứu nâng cao năng lực quản lý
    ODA được phân tích dựa trên các báo cáo, nguồn dữ liệu sẵn có từ Bộ Kế
    hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
    4. Đóng góp của luận văn:
    Làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác quản lý Nhà nước đối với vốn
    ODA.
    Làm rõ thực trạng công tác quản lý Nhà nước về quản lý vốn ODA tại
    thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, nêu rõ những kết quả đạt được,
    những hạn chế và nguyên nhân của những kết quả và hạn chế đó.
    Đề xuất giải pháp có tính tham khảo nhằm tăng cường quản lý Nhà
    nước đối với vốn ODA của Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
    5. Cấu trúc luận văn: gồm 4 chương Chương 1. Tổng quan tài liệu và một vấn đề cơ bản về quản lý ODA.
    Chương 2. Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với vốn ODA trên địa bàn thành
    phố Hà Nội trong giai đoạn 2011 - 2015.
    Chương 4. Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn ODA trên địa bàn
    Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.
     
Đang tải...