Tiến Sĩ Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
    QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ
    TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI . 7
    1.1. Một số nội dung quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ
    tầng giao thông đô thị đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu có liên
    quan đến luận án .7
    1.2. Những vấn đề chưa được nghiên cứu trong các công trình đã công bố và hướng
    nghiên cứu của đề tài .24
    CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
    VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ
    THỊ 26
    2.1. Lý luận chung về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị . 26
    2.2. Một số vấn đề lý luận chung quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển
    kết cấu hạ tầng giao thông đô thị 32
    2.3. Một số kinh nghiệm và bài học vận dụng đối với quản lý nhà nước về vốn đầu
    tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị .54
    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG
    PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI 64
    3.1. Thực trạng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của thành
    phố hà nội 64
    3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao
    thông đô thị hà nội giai đoạn 2008 - 2013 70
    3.3. Đánh giá quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao
    thông đô thị hà nội .86
    CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
    ĐÔ THỊ HÀ NỘI . . 107
    4.1. Dự báo về xu hướng phát triển và nhu cầu vốn cho kết cấu hạ tầng giao thông
    đô thị hà nội 107
    4.2. Quan điểm quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cầu hạ tầng giao
    thông đô thị thành phố hà nội . 113
    4.3. Giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển
    kết cấu hạ tầng giao thông đô thị hà nội giai đoạn 2015 - 2020 118
    4.4. Điều kiện để triển khai giải pháp 137
    4.5. Một số kiến nghị 140
    KẾT LUẬN . 143
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
    CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 148
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
    PHỤ LỤC 160
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) nói chung, KCHTGTĐT
    (KCHTGTĐT) nói riêng có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.
    KCHTGTĐT hoàn thiện sẽ tạo cơ hội rút ngắn khoảng cách vùng miền, mở rộng
    giao thương, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân. Vì thế, phát
    triển KCHTGTĐT luôn là yêu cầu cấp thiết, là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong
    chiến lược phát triển của một quốc gia và của từng địa phương.
    Tuy nhiên, cùng với đô thị hóa nhanh chóng, nhu cầu vốn phát triển
    KCHTGTĐT ngày càng lớn, vượt quá khả năng đáp ứng của ngân sách nhà
    nước (NSNN), trở thành một “điểm nghẽn” trong quá trình phát triển kinh tế
    của các quốc gia, hạn chế những tác động tích cực của đô thị hóa. Vì thế, để
    huy động được vốn và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư KCHTGTĐT cần vai trò
    quản lý của Nhà nước để tạo lập cơ chế, chính sách, hoàn thiện quy hoạch, đảm
    bảo huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, đảm bảo hài hòa lợi
    ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân trong quá trình xây dựng, vận hành
    và phát triển KCHTGTĐT.
    Nằm trong xu thế chung của cả nước, với tiềm năng, lợi thế của một thành
    phố lớn, thủ đô - trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước, quá trình đô
    thị hóa ở Hà Nội đã diễn ra hết sức mạnh mẽ trong những năm qua và
    KCHTGTĐT cũng đã được quan tâm đầu tư phát triển. Luật Thủ đô
    (21/11/2012) đã khẳng định: “Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách huy
    động các nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển các công trình hạ tầng kỹ
    thuật có quy mô lớn, quan trọng trên địa bàn thủ đô” và “tập trung đầu tư và
    huy động các nguồn lực đầu tư trong phát triển KCHT giao thông và hệ thống
    vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô” [54].
    Tuy nhiên, KCHTGTĐT Hà Nội còn kém, chưa tương xứng với nhu cầu
    phát triển kinh tế, xã hội của thủ đô, thường xuyên xảy ra tình trạng ách tắc giao
    thông trên hầu hết các tuyến phố nội đô. Một trong những nguyên nhân của hạn chế, bất cập đó là công tác quản lý nhà nước (QLNN) về vốn đầu tư cho
    KCHTGT chưa hiệu quả, gánh nặng đầu tư vẫn đặt lên NSNN vốn đã hạn hẹp,
    các nguồn vốn khác ngoài NSNN đã được chú trọng song chưa đáp ứng yêu cầu.
    Đặc biệt, việc sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả, phân bổ vốn còn dàn trải, chậm
    tiến độ; tình trạng thất thoát, sai phạm, lãng phí vốn đầu tư còn xảy ra nhiều, gây
    bức xúc trong dư luận; một số công trình giao thông đô thị chưa đạt mục tiêu
    như khi trình và phê duyệt dự án .
    Với mục tiêu phát triển Hà Nội trở thành một thủ đô văn minh, một đô thị
    bền vững, Hà Nội rất cần một hệ thống KCHTGTĐT đồng bộ, hiện đại. Chính vì
    vậy mà việc hoàn thiện QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà
    Nội nhằm khắc phục các hạn chế của công tác đầu tư, mang lại hiệu quả cao là
    vấn đề có tính cấp thiết, cần được nghiên cứu và thực hiện một cách thấu đáo.
    Do đó đề tài “Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng
    giao thông đô thị Hà Nội” được tác giả chọn làm chủ đề nghiên cứu cho luận án
    tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành: Quản lý kinh tế.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Mục tiêu cơ bản của luận án là đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện
    QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội trên cơ sở nghiên
    cứu lý thuyết và thực trạng QLNN về vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT Hà Nội
    thời gian qua.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    - Làm rõ cơ sở lý luận QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT.
    - Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về vốn đầu tư trong phát triển
    KCHTGTĐT ở một số thành phố trên thế giới và Việt Nam.
    - Phân tích thực trạng QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT
    Hà Nội trong thời gian qua.
    - Đề xuất những định hướng và giải pháp để hoàn thiện QLNN về vốn đầu
    tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội từ nay đến năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...