Thạc Sĩ Quản lý nhà nước về việc thực hiện đề án Quốc gia xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bình Phước (luận văn thạ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quản lý nhà nước về việc thực hiện đề án Quốc gia xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bình Phước (luận văn thạc sỹ hành chính công 2012, 114 trang với đầy đủ bảng biểu, phụ lục)
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đói nghèo là vấn đề mang tính toàn cầu, không còn là của riêng một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nào. Đã từ lâu, cũng như hiện nay và đặc biệt là trong xu thê hội nhập và phát triển, các quốc gia trên thế giới đều có một mối lo riêng là quan tâm giải quyết đói, nghèo. Nhưng xem ra kết quả đem lại chưa nhiều và tình hình đó vẫn là vấn đề bức xúc hiện nay.
    Trong báo cáo của UNDP (Chương trình phát triển liên hợp quốc) thì tổng mức tiêu dùng toàn cầu năm sau cao hơn năm trước gấp 6 lần, còn khoảng cách giàu nghèo lại tăng lên 14 lần. Hàng năm người ta thoải mái chi hàng ngàn tỷ đô la cho chương trình quân sự trong khi đó có hơn 1,5 tỷ người trên thế giới sống trong tình cảnh đói nghèo. Đây là vấn đề cần giải quyết cho một thế giới tốt đẹp trong tương lai.
    Ở Việt Nam, xóa đói giảm nghèo được Đảng, Nhà nước đề cập và xác định là một trong những chương trình quốc gia quan trọng, được ưu tiên hàng đầu trong hoạch định phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) cho từng thời kỳ. Phát triển kinh tế phải đồng thời với xóa đói giảm nghèo, cũng như tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định xã hội, bảo đảm quyền con người, Đẩy mạnh công cuộc XĐGN, từng bước tiếp cận các chuẩn quốc tế chính là góp phần vào quá trình hội nhập xu thế toàn cầu hóa. XĐGN còn là quá trình phát huy bản sắc truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
    Nằm trong xu thế chung và trước yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển, tỉnh Bình phước đã và đang đẩy mạnh việc thực hiện chương trình XĐGN. Song công tác XĐGN hiện nay còn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Đặc biệt Bình Phước là một trong những tỉnh nghèo của cả nước nên lại càng khó khăn và hạn chế hơn. Kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, Vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn để tìm ra được các giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt đề án quốc gia về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Phước một cách hiệu quả, bền vững đang là một trong những yêu cầu bức xúc hiện nay ở địa phương. Vì vậy mà chúng tôi chọn vấn đề này để làm luận văn tốt nghiệp cao học Quản lý hành chính công của mình với tên đề tài: Thực hiện đề án quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bình Phước.

    2.
    Thực trạng và tình hình nghiên cứu
    Đói nghèo là vấn đề lớn mà cả nhân loại đã và đang phải đối mặt. Những năm qua, nhiều nhà khoa học đã dày công nghiên cứu: Cuốn sách Sự giàu nghèo của các dân tộc – vì sao một số giàu đến thế mà một số lại nghèo đến thế” (The wealth and poverty of Nations – Why some are so rich and some are poor) được xuất bản lần đầu tiên năm 1998 của tác giả Đavid S Landes, giáo sư ưu tú về lịch sử và kinh tế tại Đại học Harvard Mỹ. Ông đã phân tích toàn cảnh bức tranh giàu nghèo của các dân tộc và nguyên nhân của nó. Đặc biệt chương trình XĐGN đã được nghiên cứu và đưa vào nội dung hoạt động thường xuyên của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) ở các Quốc gia và khu vực cũng như toàn thế giới.
    Tại Việt Nam, vấn đề XĐGN được quan tâm bắt đầu từ sáng kiến của Thành Phố Hồ Chí Minh vào năm 1992. Từ mô hình sáng kiến này, đến nay đã trở thành phong trào sâu rộng, thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà quản lý, hoạch định chính sách và trở thành chương trình mục tiêu Quốc gia lớn hiện nay. Đã có nhiều chương trình nghiên cứu về XĐGN như: Bộ Lao động thương binh và xã hội nghiên cứu để định ra chiến lược XĐGN giai đoạn 1992 - 2001; 2001 - 2010 và nhiều nghiên cứu khác. Những nghiên cứu này tiếp cận ở góc độ khác nhau mà chủ yếu là phục vụ cho việc hoạch định chiến lược ở tầm vĩ mô, chứ chưa có những nghiên cứu cụ thể cho các địa phương. Ở Bình Phước, nhiều đề tài khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau đã được nghiên cứu, ứng dụng nhưng vấn đề XĐGN chưa có cá nhân hoặc cơ quan, đơn vị nào nghiên cứu một cách có hệ thống.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    - Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cũng như khảo sát đánh giá một cách có hệ thống tình hình thực hiện đề án xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua ở tỉnh Bình Phước mà tìm ra được những giải pháp hữu hiệu để thực hiện có hiệu quả, bền vững về xóa đói giảm nghèo trong những năm tới ở tỉnh Bình Phước.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Để đạt được mục đích trên, việc nghiên cưu đề tài phải giải quyết các vấn đề cụ thể sau đây:
    + Hệ thống hóa được các quan điểm lý luận hiện nay về xóa đói giảm nghèo cũng như vai trò nội dung hoạt động của nhà nước trong lĩnh vực này.
    + Khảo sát, đánh giá được một cách khách quan, khoa học thực trạng thực hiện đề án quốc gia xóa đói giảm nghèo trong những năm qua ở tỉnh Bình Phước.
    + Đề xuất được những giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện đề án quốc gia về xóa đói giảm nghèo một cách có hiệu quả, bền vững trên địa bàn Bình Phước. Đặc biệt là phát huy được hiệu lực, hiệu quả vai trò của QLNN (QLNN) trong lĩnh vực này ở địa phương.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tình hình đói nghèo của các hộ gia đình theo thời gian và theo khu vực địa lý; thực trạng hoạt động quản lý điều hành thực hiện đế án quốc gia về XĐGN của các cơ quan chức năng và các địa phương trong tỉnh.
    - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh Bình Phước từ năm 2005 đến nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Cơ sở lý luận: Luận văn tiếp cận vấn đề XĐGN từ thực trạng đời sống kinh tế xã hội, đặc điểm tình hình cụ thể của tỉnh trong quá trình phát triển, từ đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước gắn liền với quan điểm lý luận thực tiễn, hệ thống – phát triển.
    Dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ đạo là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
    - Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp sử dụng các phương pháp nhận thức khoa học khác như: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích thống kê, điều tra, tham vấn, phỏng vấn, tổng hợp .
    Đặc biệt sử dụng phương pháp thực chứng dựa trên những tư liệu thực tiễn của các ngành, các địa phương trong tỉnh để phân tích.
    6. Đóng góp của đề tài
    - Làm sáng tỏ một cách có hệ thống các quan điểm lý luận hiện nay về vấn đề này ở trong nước cũng như trên thế giới.
    - Làm rõ hơn một cách khách quan, cụ thể về tình hình nghèo đói hiện nay ở tỉnh Bình Phước, trên cơ sở đó góp phần đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm tăng cường năng lực QLNN thực hiện chương trình Quốc gia về XĐGN trong thời gian tới ở địa phương.
    7. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận về thực hiện xóa đói giảm nghèo
    Chương II: Tình hình đói nghèo và thực trạng việc thực hiện đề án Quốc gia về xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Bình Phước.
    Chương III: Định hướng và giải pháp để tăng cường hiệu quả QLNN trong việc thực hiện đề án Quốc gia xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bình Phước.
    Kết luận.

    MỤC LỤC

    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.
    Danh mục các bảng.
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị.
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: . 5
    1.1. Nhận thức chung về xóa đói giảm nghèo 5
    1.2. Quan niệm về thực hiện xóa đói giảm nghèo 21
    1.3. Kinh nghiệm về xóa đói giảm nghèo ở một số quốc gia và ở một số địa phương của Việt Nam . 34
    Chương 2: . 43
    2.1. Tình hình đói nghèo ở tỉnh Bình Phước thời gian qua 43
    2.2. Thực trạng việc thực hiện đề án quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bình Phước trong những năm qua . 50
    2.3. Thực trạng của quản lý Nhà nước đối với thực hiện đề án quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở Bình Phước . 61
    Chương 3: . 78
    3.1. Mục tiêu và định hướng tăng cường hiệu quả thực hiện đề án
    quốc gia về xóa đói giảm nghèo của tỉnh Bình Phước 78
    3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước đối với chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo
    bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Phước 84
    KẾT LUẬN . 106
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
    PHỤ LỤC 114
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...