Luận Văn Quản lý Nhà Nước về văn bản và công tác văn thư lưu trữ tại Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI KHOA LUẬN SUẤT SẮC ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐANH GIÁ CAO​​ ​​Lời Mở đầu​ ​​Trong công cuộc đổi mới của đất nước, các ngành, các lĩnh vực hoạt động có những đóng góp nhất định và luôn có sự cải tiến để vươn tới sự hoàn thiện.
    Hoà vào xu thế đó những năm gần đây nghiệp vụ công tác Văn thư có những bước phát triển phong phú và đa dạng đáp ứng yêu cầu của nền cải cách hành chính.
    Công tác Văn thư là hoạt động bảo đảm thông tin bằng văn bản phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra quản lí điều hành công việc của các cơ quan Đảng, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đảm bảo cung cấp kịp thời, chính xác.
    Đồng thời công tác Văn thư được xác định là một mặt hoạt động của bộ máy quản lý nói chung và chiếm một phần lớn nội dung hoạt động của văn phòng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động quản lý của một cơ quan, là một mắt xích quan trọng trong guồng máy hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo,quản lý điều hành.
    Hiệu quả hoạt động quản lý của cơ quan, tổ chức cao hay thấp phụ thuộc vào một phần của công tác này có được làm tốt hay không. Vì đây là một công tác vừa mang tính chính trị vừa có tính nghiệp vụ, kĩ thuật và liên quan nhiều cán bộ, công chức. Làm tốt công tác Văn thư sẽ góp phần giải quyết công việc cơ quan được nhanh chóng, chính xác, năng xuất, chất lượng, đúng chế độ, giữ bí mật của Đảng và Nhà nước, hạn chế được bệnh quan liêu giấy tờ và việc lợi dụng văn bản Nhà nước để làm những việc trái pháp luật góp phần lớn lao vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước của mỗi Quốc gia. Nắm bắt được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta nhiều năm qua đã không ngừng cải cách nền Hành chính quốc gia trong đó có công tác Văn thư được tập trung đổi mới và sáng tạo hơn.
    Vì vậy, để làm tốt công tác Văn thư đòi hỏi phải nắm vững kiến thức lý luận và phương pháp tiến hành các chuyên môn nghiệp vụ như soạn thảo văn bản, quản lý văn bản, lập hồ sơ hiện hành
    Công ty Xây dựng và Cấp thoát nước Quảng Nam là Doanh nghiệp Nhà nước hạng 1 đổi tên từ Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Quảng Nam; được thành lập theo Quyết định số 568/QĐ-UB ngày 06/05/1997 của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Quảng Nam. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh những thành tựu đạt được, Công ty cũng luôn xác định công tác tổ chức bộ máy nhân sự cũng như công tác văn thư lưu trữ là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh. Song, trong quá trình thực hiện, công tác văn thư lưu trữ tại cơ quan cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Là một nhân viên thuộc Phòng Nhân sự - Tổng hợp của Công ty tôi chọn đề tài Quản lý Nhà Nước về văn bản và công tác văn thư lưu trữ tại Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Namđể nghiên cứu nhằm tiếp tục phát triển những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm tồn tại để công tác văn thư lưu trữ ở Công ty trong thời gian đến hiệu quả hơn, xứng với vai trò của nó. Do vậy, đề tài này là rất cần thiết để nghiên cứu.
    Vấn đề về công tác văn thư lưu trữ đã được nhiều hội nghị cấp cao, nhiều cuộc họp của Chính phủ bàn đến, đề ra những giải pháp thực hiện, đặc biệt, không ít các đề tài của các nhà khoa học cũng đã kết luận về nhiệm vụ thực hiện đối với văn thư lưu trữ nhưng hầu hết đều ở tầm vĩ mô, áp dụng chung cho cả nước, cả tỉnh, còn đối với Công ty thì công tác văn thư lưu trữ lâu nay thường là những báo cáo tổng kết năm, chưa là tác phẩm khoa học gắn lý luận với thực tiễn. Do đó tôi chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về văn bản và công tác văn thư lưu trữ tại Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam” nghiên cứu.
    Vấn đề “Quản lý Nhà nước về văn bản và công tác văn thư lưu trữ tại Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam” nghiên cứu nhằm mục đích:
    - Về lý luận: Bản thân khái quát những lý luận đã được học từ những văn bản pháp quy của Nhà nước và chuyên đề ở giáo trình làm cơ sở nghiên cứu đề tài này. Ở phần này, bản thân sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, thuyết minh đề tài bảo đảm tính khoa học, logic và chặt chẽ.
    - Về thực trạng: nghiên cứu tình hình vấn đề “Quản lý Nhà nước về văn bản và công tác văn thư lưu trữ tại Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam” diễn ra ở Công ty thông qua khảo sát, phân tích, chứng minh, đánh giá ưu khuyết điểm trong 5 năm qua. Ở phần này, bản thân sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra, thống kê, đánh giá thực trạng theo quan điểm khách quan, lịch sử, cụ thể để chứng minh, lý giải đề tài.
    Từ những lý luận và thực trạng trên bản thân rút ra những phương hướng, các giải pháp khả thi và những đề xuất tham mưu giúp cho lãnh đạo Công ty xem xét vận dụng.
    Vấn đề này rất rộng lớn, nhưng do trình độ, năng lực và kinh nghiệm của bản thân có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu những nội dung cơ bản về Quản lý văn bản và công tác văn thư lưu trữ. Ngoài phần mở đầu, kết luận chung kèm theo nguồn tư liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm ba phần:
    Phần I: Một số vấn đề chung về văn bản và Quản lý văn bản
    Phần II: Thực trạng văn bản và Quản lý văn bản tại Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam.
    Phần III: Một số giải pháp để nâng cao chất lượng văn bản và quản lý văn bản đến tại Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam.
    ​ ​ ​Mục lục
    Tiêu đề
    Trang
    Phần mở đầu
    1Phần I: Một số vấn đề chung về văn bản và quản lý văn bản
    3I. Khái niệm và phân loại văn bản
    3​1. Khái niệm văn bản .
    4​2. Phân loại văn bản và thẩm quyền ban hành văn bản QLNN
    4II: Chức năng của văn bản Quản lý Nhà nước .
    6​1. Chức năng thông tin .
    6​2. Chức năng Quản lý
    7​3. Chức năng pháp lý .
    7​4. Các chức năng khác
    8III: Vai trò của văn bản trong hoạt động quản ly Nhà nước .
    8​1. Bảo đảm thông tin trong hoạt động quản lý của cơ quan Nhà Nước .
    8​2. Vai trò truyền đạt các quyết định Quản lý
    9​3. Vai trò kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý
    9​4. Văn bản đóng vai trò trong việc xây dựng hệ thống pháp luật
    9Phần II: Thực trạng quản lý văn bản tại Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam .
    10I. Khái Quát chung cơ quan Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam .
    10II. Tình hình tiếp nhận xử lý, ban hành và quản lý văn bản tại Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam
    14​1. Văn bản đến và quản lý văn bản đến .
    14​2. Văn bản đi và việc xử lý, quản lý văn bản đi
    15III. Đánh giá ưu khuyết điểm, nguyên nhân
    15​1. Về tình hình tiếp nhận và xử lý văn bản .
    15​2. Về soạn thảo, ban hành văn bản
    16​3. Nguyên nhân ưu, khuyết điểm
    17IV. Một số bài học trong công tác Quản lý văn bản ở Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam
    18Phần III: một số giải pháp để nâng cao chất lượng văn bản đi và quản lý văn bản ở Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam .
    19I. Một số giải pháp
    19II. Xây dựng quy chế hoạt động văn thư cho cơ quan .
    20Kết luận
    21
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...