Tiểu Luận Quản lý nhà nước về tôn giáo - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: "Quản lý nhà nước về tôn giáo - Thực trạng và giải pháp đảm bảo hiệu lực hiệu quả"

    Tôn giáo là một thực thể xã hội xuất hiện sớm trong lịch sử loài người, có nguồn gốc hình thành, phát triển và ảnh hưởng đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội khác nhau trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Tự do tôn giáo là một trong những quyền tự nhiên của con người và phải được pháp luật bảo vệ, đồng thời đó cũng là một mặt của giá trị dân chủ trên thế giới hiện nay.

    Tín ngưỡng tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của nhân dân, nhưng tôn giáo với tư cách là một thực thể xã hội, là một lĩnh vực của đời sống xã hội thì tôn giáo cũng phải được nhà nước có chủ quyền quản lý như quản lý các lĩnh vực khác. Vấn đề quản lý nhà nước về tôn giáo là một yêu cầu khách quan, cần thiết, bởi chỉ có được quản lý thì hoạt động tôn giáo mới thực sự diễn ra bình thường, quan hệ giữa các tôn giáo, giữa các tín đồ mới thực sự bình đẳng, quyền tự do theo hoặc không theo tôn giáo nào của công dân mới được đảm bảo và tôn giáo không bị lợi dụng để nhằm mục đích chính trị hay ý đồ xấu.

    Việt Nam là đất nước có nhiều tôn giáo, đa dạng về tổ chức, khác nhau về số lượng, có nguồn gốc phát sinh, du nhập, phát triển và ảnh hưởng khác nhau, trong đời sống chính trị, văn hoá, xã hội. Kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời (tháng 8/1945) đến nay là nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo luôn được thực hiện nhất quán đó là: đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân; mọi tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, các hành vi lợi dụng tôn giáo vào mục đích chính trị gây mất an ninh, trật tự và chủ quyền quốc gia đều bị nghiêm trị. Nó được thể hiện sinh động trong các văn kiện của Đảng, các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, trong các Sắc lệnh, Pháp lệnh, các bài viết, bài nói của lãnh tụ .

    Trong tiểu luận này đề cập đến vấn đề "Quản lý nhà nước về tôn giáo - Thực trạng và giải pháp đảm bảo hiệu lực hiệu quả".

    Bố cục tiểu luận gồm 3 phần:
    Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam

    Phần thứ hai:
    Nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo, thực trạng và giải pháp đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thời gian tới

    Phần thứ ba
    : Kết luận.

    MỤC LỤC
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Lời nói đầu[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo Việt Nam [/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Phần thứ hai: Nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo; thực trạng và giải pháp đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong thời gian tới[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I. Nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo [/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II. Thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo [/TD]
    [TD]10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết luận[/TD]
    [TD]19[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục tài liệu tham khảo[/TD]
    [TD]21[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...