Thạc Sĩ Quản lý nhà nước về thị trường lao động ở Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN
    Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường Đại học
    Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi được theo học chương
    trình Cao học Quản lý kinh tế. Tôi xin cảm ơn tất cả quý Thầy/ Cô đã giảng dạy trong
    chương trình Cao học Quản lý kinh tế – Khóa QH – 2013 – E, những người đã truyền
    đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về Quản lý kinh tế, Quản lý nhà nước, làm cơ
    sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. NGUYỄN
    LƯƠNG THANH – người Thầy đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian
    thực hiện luận văn, những kiến thức và kỹ năng mà Thầy đã dạy bảo tôi là vô cùng
    quý giá và giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn thành luận văn. Và cảm ơn Viện Nghiên
    cứu Thương mại đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và thông tin của luận
    văn. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất
    cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và
    kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất
    mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/ Cô và các anh chị học viên.

    Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015.
    HỌC VIÊN



    TRỊNH THỊ THU GIANG MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
    DANH MỤC HÌNH ii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 4
    1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ KHOẢNG TRỐNG KHOA HỌC CỦA ĐỀ
    TÀI LUẬN VĂN 4
    1.1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu . 4
    1.1.2. Khoảng trống khoa học 9
    1.2. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG
    LAO ĐỘNG 9
    1.2.1. Khái niệm chung về quản lý nhà nước về thị trường lao động . 9
    1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về thị trường lao động 21
    1.2.3. Hình thức và nội dung quản lý nhà nước về thị trường lao động 22
    1.2.4. Tiêu chí đánh giá của công tác quản lý nhà nước về thị trường lao động . 30
    1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thị trường lao động 33
    1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ – TRONG NƯỚC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
    THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở HÀ NỘI . 35
    1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế 35
    1.3.2. Kinh nghiệm trong nước 38
    1.3.3. Những bài học rút ra đối với Hà Nội trong công tác quản lý nhà nước về thị
    trường lao động 43
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 45
    2.2.MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ ÁP DỤNG TRONG
    NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . 46
    2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp . 46
    2.2.2. Phương pháp lịch sử 47
    2.2.3. Thống kê mô tả 48
    2.2.4. Phân tích nhân tố . 48
    2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN, SỐ LIỆU 48
    2.3.1. Phương pháp thu thập 48
    2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu. 49
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG LAO
    ĐỘNG Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 – 2014 . 51
    3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA HÀ NỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN
    QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở HÀ NỘI 51
    3.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 51
    3.1.2. Đặc điểm kinh tế . 52
    3.1.3. Đặc điểm xã hội . 54
    3.2.TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở HÀ
    NỘI GIAI ĐOẠN 2008 – 2014 55
    3.2.1. Tình hình cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về thị trường lao động ở Hà Nội
    trong giai đoạn 2008 – 2014 55
    3.2.2. Hoạch định, ban hành và thực thi các chính sách về thị trường lao động
    trong giai đoạn 2008 – 2014. . 57
    3.2.3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách và cơ chế
    hoạt động liên quan đến đến thị trường lao động. 78
    3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG LAO
    ĐỘNG Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 – 2014 . 79
    3.3.1. Các thành tựu đã đạt được . 79 3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân . 81
    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ
    TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI . 88
    4.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC 88
    4.1.1. Tình hình quốc tế . 88
    4.1.2. Tình hình trong nước . 90
    4.1.3. Tác động của bối cảnh quốc tế và trong nước đến quản lý nhà nước về thị
    trường lao động ở Hà Nội trong thời gian tới . 91
    4.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU . 92
    4.2.1. Quan điểm . 93
    4.2.2. Mục tiêu 93
    4.3.GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG
    LAO ĐỘNG Ở HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI . 94
    4.3.1. Nâng cao chất lượng cơ quan quản lý trên thị trường lao động ở Hà
    Nội 94
    4.3.2. Cải cách chính sách tiền lương 95
    4.3.3. Đẩy mạnh và chú trọng nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề . 98
    4.3.4. Nhóm giải pháp nhằm hài hoà quan hệ lao động trên thị trường lao động ở
    Hà Nội 98
    4.3.5. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hệ thống trung gian trên thị
    trường lao động ở Hà Nội. . 99
    KẾT LUẬN 100
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
    i

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 AEC
    ASEAN Economic Community
    Cộng đồng kinh tế ASEAN
    2 ASEAN
    (Association of Southeast Asian Nations)
    Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
    3 CNXH Chủ nghĩa xã hội
    4 DN Doanh nghiệp
    5 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
    6 GTVL Giới thiệu việc làm
    7 HĐND Hội đồng nhân dân
    8 KT – XH Kinh tế – xã hội
    9 LĐTB$XH Lao động thương binh và xã hội
    10 NN Nhà nước
    11 QLNN Quản lý nhà nước
    12 TP Thành phố
    13 TPP
    (Trans–Pacific Strategic Economic Partnership Agreement)
    Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
    14 TTLĐ Thị trường lao động
    17 THCS Trung học cơ sở
    18 THPT Trung học phổ thông
    15 UBND Uỷ ban nhân dân
    16 XHCN Xã hội chủ nghĩa




    ii



    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    STT Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 3.1 Tăng trưởng và quy mô GRDP của Hà Nội. 54
    2 Bảng 3.2 Cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội 55
    3 Bảng 3.3 Dân số và lao động ở Hà Nội qua các năm. 61
    4 Bảng 3.4 Cơ cấu lao động theo loại hình kinh tế. 63
    5 Bảng 3.5
    Cơ cấu lao động có việc làm của Hà Nội theo
    khu vực kinh tế, quý 4 năm 2014.
    64
    6 Bảng 3.6
    Số trường học, lớp học, học sinh các cấp trên
    địa bàn Hà Nội.
    66
    7 Bảng 3.7
    Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở Hà Nội và cả
    nước.
    67
    8 Bảng 3.8
    Số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn
    Hà Nội.
    69
    9 Bảng 3.9
    Lương bình quân tháng của lao động làm công
    ăn lương từ 15 tuổi trở lên theo giới tính, thành
    thị/nông thôn của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
    72



    DANH MỤC HÌNH

    STT Hình Nội dung Trang
    1 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức ngành LĐTB&XH Hà Nội. 59
    2 Hình 3.2 Dân số Hà Nội phân bố theo thành thị và nông thôn 62
    1

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất, là
    động lực quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Trong nền kinh tế thị trường,
    sức lao động trở thành hàng hóa trao đổi giữa người bán sức lao động (người lao
    động làm thuê) và người mua sức lao động (ông chủ, người sử dụng lao động). Để
    hàng hóa sức lao động từ người lao động đến người sử dụng lao động cần phải có
    TTLĐ. Thị trường này được hình thành như một tất yếu khách quan nhằm thực hiện
    tất cả các mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể trên thị trường. Cũng như các loại
    hình thị trường khác, trên TTLĐ, sự can thiệp của NN có vai trò rất quan trọng. Sự
    can thiệp này nhằm hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt động thị trường và từ đó phát
    huy vai trò của nó trong quá trình phát triển hệ thống kinh tế.
    Ở nước ta, trong quá trình đổi mới TTLĐ đã từng bước được hình thành và
    phát triển. Tuy nhiên, đang trong quá trình hoàn thiện, nên diễn biến của TTLĐ còn
    khá phức tạp, mang tính tự phát, ảnh hưởng xấu đến phát triển KT – XH của đất
    nước.
    Hà Nội – là thủ đô của cả nước, với số dân hơn 7, 2 triệu người (năm 2014).
    Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có nhiều thuận lợi để TTLĐ phát triển. Trong
    những năm qua, Thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, xây dựng đề án,
    quy hoạch liên quan đến TTLĐ, đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nguồn cung
    ứng lao động, giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố, TTLĐ ở Hà Nội có nhiều
    khởi sắc.
    Tuy nhiên, so với tiềm năng sẵn có của Thủ đô, TTLĐ ở Hà Nội vẫn còn
    nhiều hạn chế, như: cung cầu về lao động mất cân đối, vấn đề bảo đảm việc làm và
    lưu động hóa nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực trình độ cao còn thấp; chưa
    tạo được khung pháp lý và cơ hội cho người lao động có cơ hội lựa chọn việc làm,
    ký kết hợp đồng lao động bình đẳng với chủ sở hữu lao động; chưa hoàn thiện
    khung pháp chế và thể chế cần thiết về luật hợp đồng và tuyển dụng; chưa có những
    cơ chế, chính sách phù hợp với quản lý và sử dụng lao động đối với người lao động 2

    nhập cư. Nhìn chung, TTLĐ ở Hà Nội chưa thực sự phát triển mang tính bền vững.
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đặc biệt là hội nhập TPP, hội nhập AEC, công cuộc
    phát triển TTLĐ ở Hà Nội đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn.
    TTLĐ ở Hà Nội cần có sự quản lý thật sự hiệu quả từ phía NN. Vì vậy, hoàn thiện
    công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội trở thành vấn đề vô cùng quan trọng và cấp
    thiết.
    Để hoàn thiện công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội, cần phải làm sáng tỏ các
    vấn đề như: cơ sở lý luận của QLNN về TTLĐ là gì; thực trạng QLNN về TTLĐ ở
    Hà Nội thời gian qua như thế nào; và cần phải đề xuất những giải pháp gì để hoàn
    thiện công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội trong thời gian tới?
    Xuất phát từ những vấn đề trên đây, việc thực hiện đề tài “Quản lý nhà
    nước về thị trường lao động ở Hà Nội” là có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn và thực
    tiễn.
    2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1 Mục tiêu nghiên cứu.
    Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công
    tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
    - Nghiên cứu lý thuyết nhằm góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận của QLNN
    về TTLĐ.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội trong
    giai đoạn 2008 – 2014.
    - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội
    trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thị trường lao động ở Hà Nội và Quản lý Nhà nước về
    thị trường lao động ở Hà Nội.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu:
    - Về không gian: ở Hà Nội
    - Về thời gian: nghiên cứu cập nhật số liệu trong giai đoạn 2008 – 2014, đề
    xuất giải pháp trong thời gian tới.
    4. Đóng góp của luận văn.
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác QLNN về TTLĐ, khái
    quát một số bài học kinh nghiệm đối với công tác QLNN về TTLĐ ở Hà Nội.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về TTLĐ ở Hà Nội trong những năm
    2008 – 2014, đưa ra những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của công tác QLNN
    về TTLĐ ở Hà Nội.
    - Dựa trên quan điểm, mục tiêu phát triển của NN và TP, luận văn đề xuất 4
    nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về TTLĐ ở Hà Nội trong thời gian tới.
    5. Cấu trúc luận văn.
    Ngoài phần: Mở đầu, Mục Lục, Tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm 4
    chương:
    CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG LAO
    ĐỘNG Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 – 2014
    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
    THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
     
Đang tải...