Luận Văn Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường: Thực trạng và Giải pháp (nghiên cứu tại huyện Đăk

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài:


    Ngày nay, bảo vệ tài nguyên và môi trường đã trở thành vấn đề trọng yếu, mang tính toàn cầu. Ở nước ta, vấn đề này đã trở thành sự nghiệp không chỉ của toàn Đảng, toàn dân mà còn là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

    Thời gian gần đây, Tây Nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng đang nổi lên vấn đề được quan tâm – khai thác quặng Bôxit trên địa bàn Đăk Nông. Những vấn đề này đã đặt ra những yêu cầu trong công tác quản lý tài nguyên trên địa bàn tỉnh. Việc khai thác tài nguyên này đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ bởi lẽ: bôxit là một loại tài nguyên quý giá của quốc gia, hoạt động khai thác bôxit kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nguồn tài nguyên khác (rừng – nguồn tài nguyên lớn của toàn tỉnh sẽ bị ảnh hưởng, một diện tích lớn đất đai bị san ủi phục vụ việc khai thác và xây dựng cơ sở hạ tầng, tài nguyên nước bị ảnh hưởng ) và ảnh hưởng lớn đến môi trường của vùng. Trước các vấn đề nêu trên, nâng cao hoạt động QLNN về Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Đăk Nông là yêu cầu cần thiết trước yêu cầu của tình hình thực tế.

    Đối với huyện Đăk Mil, vốn là một huyện thuộc tỉnh Đăk Nông (thành lập từ 01/01/2004), có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, nhất là nguồn tài nguyên rừng và đất đai. Những đặc điểm đó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy vậy, vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn ô nhiễm môi trường của địa phương hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Tài nguyên đang bị suy thoái so việc khai thác và sử dụng thiếu hợp lý, rừng tự nhiên tiếp tục bị tàn phá, đất đai bị xói mòn và thoái hóa, đa dạng sinh học bị suy giảm, nguồn nước mặt và nước ngầm đang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hóa học, chất thải chưa được thu gom và xử lý triệt để, công tác vệ sinh môi trường còn nhiều yếu




    kém . Việc gia tăng dân số, nhất là việc di dân tự do là những sức ép lớn
    đối với tài nguyên môi trường. Việc thi hành pháp luật về bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường còn gặp nhiều khó khăn, ý thức tự giác bảo vệ môi trường chưa trở thành thói quen trong cộng đồng dân cư . đang trở thành những vấn đề lớn đòi hỏi phải được giải quyết.

    Thực tế cũng đã có những đề tài nghiên cứu, những báo cáo, bài viết bàn về vấn đề tài nguyên môi trường trên địa bàn Đăk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Một số nghiên cứu có thể kể đến đó là:

    - “Xây dựng bản đồ nguy cơ, phân vùng lũ quét, lũ ống, ngập lụt, hạn hán và đề xuất các giải pháp phòng tránh” và “Nghiên cứu một số giải pháp khoa học và công nghệ nhằm phát triển nông nghiệp bền vững trên đất dốc tỉnh Đắk Nông” của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông;

    - “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất hướng giải quyết đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên” của Viện Nghiên cứu Địa chính;

    - Nghiên cứu “Quản lý sử dụng nước ngầm ở Tây Nguyên, Việt Nam” của TS. Nguyễn Tấn Vui cùng với sự tham gia của ThS. Trần Ngọc Kham, ThS. Y Trou Aleo, KS. Lê Thụy Vân Nhi, CN. Phan Thị Lân

    Tuy nhiên, những nghiên cứu, bài viết đó cũng chỉ mới dừng lại trên cơ sở báo cáo thống kê hoặc giải quyết một số nội dung nhất định. “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất hướng giải quyết đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên” là một trong những cơ sở cho việc giải quyết đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên, “Quản lý sử dụng nước ngầm ở Tây Nguyên, Việt Nam” báo cáo khoa học về hiệu quả sử dụng nước cho cây trồng và đề xuất chính sách quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước ngầm cho cây trồng Bên cạnh đó, dự án điều chỉnh bổ sung phát triển KT-XH huyện đến năm
    2020 đã dần đi vào thực hiện kéo theo những yêu cầu thiết thực đối với công tác quản lý nguồn tài nguyên môi trường một cách hợp lý để phát triển một cách bền vững. Trước những vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài
    “Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường: Thực trạng và Giải pháp (nghiên cứu tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông)” làm khóa luận tốt nghiệp. Thông qua các vấn đề được trình bày trong khóa luận, người viết đưa ra cái nhìn tổng thể về tài nguyên thiên nhiên, môi trường trên địa bàn huyện Đăk Mil, hiện trạng, những thành tựu và hạn chế của hoạt động QLNN về tài nguyên môi trường ở địa phương; từ đó người viết đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý tài nguyên môi trường huyện trong thời điểm hiện tại và giai đoạn đến năm
    2020.


    2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:


     Mục đích nghiên cứu:

    Đề tài tập trung tìm hiểu các nội dung chính sau:


    - Thực trạng tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện Đăk Mil, hoạt động quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

    - Các giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện xuất phát từ những thực trạng đã nghiên cứu.

     Nhiệm vụ:

    Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu:

    - Nghiên cứu thực trạng tài nguyên môi trường và hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường trên địa bàn huyện Đăk Mil.

    - Từ thực trạng tài nguyên môi trường và hoạt động quản lý tài nguyên môi trường, đề tài đi sâu tìm hiểu những kết quả đã đạt được và những hạn chế đang còn tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện Đăk Mil.




    - Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động
    quản lý tài nguyên môi trường huyện Đăk Mil.


    - Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường huyện Đăk Mil.

     Phạm vi nghiên cứu:

    Nghiên cứu về thực trạng tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông và công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện.

    3. Phương pháp nghiên cứu:


    Đề tài này sử dụng các phương pháp nhận thức khoa học cụ thể như:


    - Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng hợp;


    - Phương pháp so sánh;


    - Phương pháp phân tích, đánh giá


    4. Kết cấu của luận văn:


    Khóa luận tốt nghiệp có kết cấu gồm 3 phần:


    - Phần mở đầu


    - Phần nội dung: gồm 3 chương


    Chương 1: Một số vấn đề chung về tài nguyên, môi trường và hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường

    Chương 2: Thực trạng tài nguyên môi trường và hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông




    Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt
    động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường huyện Đăk Mil
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...