Thạc Sĩ Quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn Thạc sỹ hành

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài Thạc sỹ hành chính công (2013) “Quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp”

    MỞ ĐẦU

    1.- Lý do chọn đề tài luận văn
    Thực hiện công cuộc đổi mới, những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, thương mại nước ta đang ngày càng phát triển, thị trường sôi động, hàng hóa dồi dào, phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và mở rộng xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, một trong những mặt trái của cơ chế thị trường đang gây nhức nhối và thách thức đối với chúng ta, đó là nạn sản xuất và buôn bán hàng giả.
    Hàng giả hiện nay có mặt tràn lan ở khắp nông thôn đến thành thị, từ vùng sâu vùng xa đến các thành phố lớn và ngay cả trong siêu thị, bất kỳ một thứ gì cũng có nguy cơ bị làm giả từ hàng tiêu dùng, vật tư, phân bón cho đến thuốc chữa bệnh, các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm. Hành vi phạm pháp này thể hiện sự phức tạp ở quy mô, mức độ, tính chất bởi phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn gây khó khăn cho các cơ quan thực thi và người sử dụng khó phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.
    Tình hình đó không chỉ là mối lo ngại của các doanh nghiệp, nỗi bất bình của người tiêu dùng, gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế và uy tín của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà còn gây tác hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực, sức khỏe người dân và gây ô nhiễm môi sinh, môi trường.
    Những năm qua, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả của các Bộ, ngành, địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả vẫn chưa bị đẩy lùi, đang có nhiều diễn biến phức tạp, với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Trong khi đó, cơ chế quản lý cũng như chế tài xử lý trong lĩnh vực này chưa đủ sức răn đe, gây khó khăn và làm hạn chế hiệu quả của các cơ quan thực thi.
    Trong xu thế hội nhập hiện nay, hàng giả không còn là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà trở thành vấn nạn toàn cầu. Trước vấn nạn này, ở Việt Nam nói chung - Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang nỗ lực đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả nhằm đảm bảo ổn định kinh tế và an sinh xã hội. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp” là rất cần thiết.
    2.- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
    Đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả là một thực trạng nóng nên có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu cũng như các hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế về vấn đề này. Các đề tài, công trình nghiên cứu, hội thảo, hội nghị đã diễn ra đa phần đề cập đến các giải pháp về nâng cao hiệu quả đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả. Song, góc độ quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả thì chưa được triển khai nghiên cứu rộng rãi.
    3.- Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    - Mục đích:
    Trên cơ sở vận dụng thành tựu của khoa học hành chính, nghiên cứu các văn bản quản lý nhà nước về phòng chống hàng giả và các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động kiểm tra, xử lý đối với các vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả, đặc biệt là thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.
    - Nhiệm vụ:
    Để đạt mục tiêu trên, nhiệm vụ cần phải thực hiện là:
    - Khái quát tình hình, phương thức thủ đoạn hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả. Từ đó xác định các nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của việc sản xuất buôn bán hàng giả ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
    - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước của các cơ quan thực thi trong đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả.
    - Kiến nghị giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả và làm cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về hàng giả, chống hàng giả trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    4.- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả và hệ thống thể chế, tổ chức bộ máy, hoạt động quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này ở nước ta giai đoạn từ năm 2006 – 2010.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng sản xuất, buôn bán hàng giả và tình hình hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống hàng giả ở Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể qua công tác phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu công nghiệp của Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu cũng có tổng hợp kinh nghiệm của các nơi khác ở nước ta và một số nước.
    5.- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    - Cơ sở lý luận:
    Để thực hiện đề tài, tác giả vận dụng phương pháp luận: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
    - Phương pháp nghiên cứu:
    Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, hệ thống các tài liệu và nghiên cứu vận dụng các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước

    6.- Những đóng góp của luận văn

    Trình bày có hệ thống các quan điểm về hàng giả, đặc điểm của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, các nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển sản xuất, buôn bán hàng giả cũng như những tác hại do tệ nạn này gây ra.
    Phân tích đánh giá một cách toàn diện thực trạng sản xuất, buôn bán hàng giả và thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong thời gian qua. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm, hình thành quan điểm, xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
    7.- Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về hàng giả và quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả
    Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
    Chương 3: Một số giải pháp trong công tác phòng, chống hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

    MỤC LỤC
    trang
    Trang phụ bìa 1
    Lời cảm ơn 2
    Mục lục 3
    MỞ ĐẦU 5
    1 Chương 1: Lý luận chung về hàng giả và quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 9
    1.1. Khái quát về hàng giả và quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 9
    1.1.1 Khái niệm hàng giả và phân loại hàng giả 9
    1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 13
    1.2. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 17
    1.3. Kinh nghiệm chống hàng giả ở một số nước trên thế giới 20
    2 Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 24
    2.1. Đặc điểm Thành phố Hồ Chí Minh tác động đến công tác quản lý nhà nước về phòng chống hàng giả 24
    2.1.1 Vị trí địa lý 24
    2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 25
    2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua công tác chống hàng giả của các cơ quan nhà nước 28
    2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 40
    2.3.1 Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về phòng chống hàng giả 40
    2.3.2 Hệ thống cơ quan QLNN có chức năng đấu tranh chống hàng giả tại thành phố Hồ Chí Minh 49
    2.3.3 Cơ chế thực thi và công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng thực thi pháp luật chống hàng giả 56
    2.4. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 60
    2.4.1 Những thành tựu 60
    2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 64
    3 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 71
    3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả giai đoạn 2011-2015 71
    3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 73
    3.2.1 Giải pháp cơ bản 73
    3.2.2 Các giải pháp hỗ trợ 84
    3.3. Các kiến nghị về hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả 86
    3.3.1 Đối với Quốc hội 86
    3.3.2 Đối với Chính phủ 87
    3.3.3 Đối với Ban 127/TW 87
    3.3.4 Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ 88
    3.3.5 Đối với Bộ Y tế 89
    3.3.6 Đối với Bộ Tài chính 90
    3.3.7 Đối với chính quyền thành phố Hồ Chí Minh 90
    4 KẾT LUẬN 93
    5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
    6 PHỤ LỤC 100
    6 - Các dấu hiệu nhận biết hàng giả 100
    7 - Một số vụ việc điển hình 103
    8 - Thông tin về các cơ quan chức năng chống hàng giả 108
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    11. Ban Chỉ đạo 127 Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 31/1999/CT-TTg và 02 năm thực hiện Chỉ thị 28/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, Thành phố Hồ Chí Minh.
    2. Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Sổ tay Chống hàng giả và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, NXB Thông tin và truyền thông, Hà nội - 2011
    3. Các văn bản luật, pháp lệnh: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hải quan, Luật Doanh nghiệp, Luật Khoa học công nghệ, Luật dược, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, ; Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008
    4. Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo công tác quản lý thị trường 06 tháng đầu năm 2011.
    5. Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo công tác quản lý thị trường tháng 9/2011
    6. Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết công tác quản lý thị trường năm 2010.
    7. Chỉ thị 28/2008/CT-TTg ngày 08/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng.
    8. Chỉ thị 31/1999/CTT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả.
    9. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IX, tháng 10/2010.
    10. Đảng ủy Khối Dân-Chính-Đảng TP.HCM - 2011, Tài liệu tuyên truyền học tập nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX
    11. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin và một số vấn đề về tổ chức, quản lý kinh tế ở Việt Nam (tập 1), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006
    12. Học viện Hành chính quốc gia, Giáo trình Hành chính công, NXB Giáo dục, 2005
    13. http://congdantretphcm.com, thứ bảy ngày 11/02/2012
    14. http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/
    15. http://www.stop-piracy.ch/en/candp/cap10.shtm
    16. Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại;
    17. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
    18. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ;
    19. Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại;
    20. Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
    21. Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2008;
    22. Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
    23. Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13/05/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan;
    24. Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/06/2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
    25. Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin.
    26. Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
    27. Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.
    28. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ, quy định về nhãn hàng hóa.
    29. Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp;
    30. Tamnhin.net, 28/4/2011
    31. Thông tư 93/2000/TT-BTC ngày 15/9/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý sử dụng các nguồn kinh phí trong công tác chống hàng giả.
    32. Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/02/2008 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
    33. Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLB-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của liên bộ Bộ Thương mại, Tài chính, Công an, Khoa học công nghệ và môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 31/1999/CTT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả.
    34. Thông tư số 12/2008/TT-BCT ngày 22/10/2008 của Bộ Công thương hướng dẫn quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan Quản lý thị trường;
    35. Trường Cán bộ thương mại trung ương, Bộ Thương mại, Tài liệu bồi dưỡng Kiểm soát viên chính thị trường (tập 1)- năm 2004.
    36. UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết 10 năm công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại của Ban Chỉ đạo 127/TP. Hồ Chí Minh (2001 – 2011).
    37. VIETNAMBRANDING.com (Theo Trần Quang Tuấn / Vietnam+)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...