Thạc Sĩ Quản lý nhà nước về nhóm đất chưa sử dụng ở Hà Nội

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU---------------
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn.Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Quản lý đất đai là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước nhằm góp phần làm thay đổi đời sống kinh tế xã hội của từng hộ, trong mỗi địa phương và cả nước; khai thác tiềm năng đất đai đúng mục đích để phục vụ nhu cầu sống của con người. Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề quản lý, sử dụng đất đai một cách bền vững, hiệu quả. Chỉ riêng từ năm 1997 đến nay, Quốc hội đã nhiều lần ban hành, sửa đổi, bổ sung Luật đất đai. Năm 2003 Quốc hội đã ban hành Luật đất đai mới thay thế Luật cũ đã không còn phù hợp (sửa đổi bổ sung Luật năm 1997) để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Triển khai Luật đất đai, Chính phủ đã ban hành Nghị định 181/2005/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật 2003, theo đó nhà nước đã triển khai hoạt động quản lý về đất đai như: Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quản lý về đất đại và chỉ đạo địa phương tổ chức thực hiện các văn bản theo thẩm quyền quản lý của địa phương các nhiệm vụ quản lý là: xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.v.v phù hợp với thực tế địa phương với quy định của Luật và Nghị định của Chính phủ. Từ đó, quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần củng cố quản lý và sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân; phát huy tiềm năng lợi thế kinh tế của nhiều địa phương; ổn định đời sống của nhân dân góp phần làm thay đổi nền kinh tế quốc dân. Tuy đạt được một số kết quả nhất định nhưng nhìn chung quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian qua còn có nhiều hạn chế. Nhất là đối với loại đất chưa sử dụng như: Đất bằng chưa sử dụng; Đất đồi núi chưa sử dụng; Núi đá không có rừng cây (Điều 6, Điểm 3, Khoản C và tại Điểm 6, khoản A, B, C trong Nghị định 181/2005/NĐ-CP) các địa phương quản lý còn yếu kém. Theo báo cáo của các địa phương năm 2010, đất chưa sử dụng toàn quốc còn diện tích quá lớn với 9,28 triệu ha chiếm 28% diện tích đất cả nước, đât chưa sủ dụng nhưng bị tổ chức, cá nhân bao chiếm lên đến hon 70 ngìn ha; việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng của các địa phương tỷ lệ còn thấp; những vùng đi lại khó khăn, chưa có hạ tầng để sản xuất, đất chưa sử dụng sau khi giao và cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân thuê đầu tư còn hạn chế, nhiều chỗ dự án treo còn nhiều.
    Thành phố Hà nội kể từ năm 2003 sau khi có Luật đất đai mới đến nay đã giao và cho thuê hơn 34 ngìn ha đất chưa sử dụng đem vào sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình giao đất, cho thuê đất có nhiều bất cập thể hiện: Một số xã, phường, thị trấn; một số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tự tiện giao đất; tự tiện đưa ra các cơ chế xin, cho. Nhất là kể từ khi giá đất của Hà Nội bắt đầu tăng lên từ năm 2002, xã Phú Lãm, Xã Biên Giang, xã Dương Nội; Huyện Đông Anh đã tự ý phân lô, chia nền để bán nội bộ; một số đất có địa thế phát triển kinh tế - xã hội lại rơi vào tay những nhà đầu tư về đất đai: các tập đoàn, doanh nghiệp, công ty xây nhà ở chug cư, biệt thự để bán. Tiêu cực trong đất đai ngày càng mâu thuẫn sâu sắc, một số xã cán bộ từ Chủ tịch xã đến các cán bộ cấp dưới đã bị pháp luật trừng trị dưới các hình thức cách chức, nặng hơn là ngồi tù tham nhũng về đất đai ở khắp nơi trong Thành phố Hà Nội đã làm cho mâu thuẫn trong quản lý, sử dụng đất đai giữa chính quyền và nhân dân ngày một bức xúc. Thủ tục hành chính giao đất, cho thuê đất chỉ đáp ứng được đối với những nhà đầu tư lớn, chưa đến được với người dân thực sự có nhu cầu nhà ở, cơ chế giao đất, cho thuê đất chỉ đáp ứng được đối với những công ty có tiềm lực, chưa thực sự đến được với người thực sự có nhu cầu về nhà ở. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế nêu trên, trong đó có nguyên nhân về thủ tục hành chính giao đất, cho thuê đất.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.
    + Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, nghiên cứu những vấn đề pháp lý, kinh tế, kỹ thuật về đất đai được nhiều nhà nghiên cứu và chỉ đạo thực tiễn quan tâm. Đã có một số đề tài cấp nhà nước, đề tài cấp Bộ nghiên cứu những vấn đề kinh tế - quản lý đất đai. Đã có một số công trình khoa học có giá trị, đề cập đến những vấn đề cấp bách, nóng hổi tính thời sự liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai trong điều kiện đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phấn, vận hành theo cơ chế thị trường như các công trình của các tác giả: Tiến sỹ Chu Văn Thỉnh, GS. Tiến sỹ Đặng Hùng Võ (nguên cán bộ - Bộ Tài nguyên và Môi trường), GS tiến sỹ Khoa học Lê Du Phong (trường ĐH Kinh tê quốc dân). PGS Tiến Sỹ Vũ Trọng Khải, Tiến sỹ Đặng Kim Sơn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), PGS Tiến sỹ Nguyễn Sinh Cúc v.v Một số nghiên cứu sinh và học viên cao học của trường đại học Nông nghiệp I, Đại học Kinh tế quốc dân, Học Viện hanh chính Quốc gia củng đã viết luận án, luận văn liên quan đến vấn đề quản lý đất đai nói chung về quản lý nhà nước về đất đai nói riêng.
    Gần đây, năm 2010 viện nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành công trình nghiên cứu rất công phu. Công trình nghiên cứu đề cập đến 10 vấn đề cơ bản, cấp bách về quản lý nhà nước về đất đai như:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...