Thạc Sĩ Quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác năng lượng mới tại thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn Thạc sỹ hà

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Năng lượng đóng vai trò thiết yếu đối với phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện nay và đến gần cuối thế kỷ 21, năng lượng hóa thạch đặc biệt là dầu mỏ vẫn là nguồn năng lượng quan trọng nhất chưa có dạng năng lượng nào có thể thay thế được. Nhưng đây là dạng năng lượng không tái tạo, dù trữ lượng có lớn đến đâu rồi thì cũng sẽ đến lúc cạn kiệt, giá thành cao và sử dụng gây ra ô nhiễm.
    Nhiên liệu hóa thạch theo tính toán của các nhà khoa học và môi trường học sẽ cạn kiệt diễn ra không nhanh thì chậm do cường độ tác động, sử dụng của con người (trong vòng 50 năm nữa nếu cứ sử dụng với tốc độ hiện nay). Việc tìm năng lượng thay thế là bài toán cấp bách của toàn nhân loại. Các nguồn năng lượng tái tạo chính là giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ xảy ra trong tương lai, đồng thời cứu vãn được tình trạng ô nhiễm môi trường trên Trái đất hiện nay.
    Những năm gần đây, dư luận nói đến nhiều về nguồn năng lượng mới, gọi là năng lượng lựa chọn, năng lượng thay thế hay năng lượng xanh. Ưu điểm của nguồn năng lượng này là sạch, có sẵn trong thiên nhiên, không gây ô nhiễm, không bị cạn kiệt và là giải pháp tiềm năng tốt nhất nhằm tiết kiệm năng lượng hóa thạch cho tương lai.
    Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch được tạo ra từ các nguồn thiên nhiên. Chúng không bị mất đi như các loại nhiên liệu hoá thạch khác gồm than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, đồng thời ít gây ô nhiễm. Năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện, sinh khối, năng lượng từ đại dương (gồm sóng và thủy triều) và năng lượng địa nhiệt. Năng lượng hạt nhân không được xem là một giải pháp, bởi mức độ không an toàn và bản chất của quá trình không thuận nghịch của phản ứng hạt nhân không cho kết quả như mong đợi.
    Vậy chỉ còn những nguồn năng lượng mới, chủ yếu là các nguồn năng lượng tái tạo, không hoặc rất ít gây ô nhiễm môi trường và có thể nói là vô tận chừng nào sự sống trên trái đất vẫn tồn tại.
    Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua sử dụng các dạng năng lượng sạch và tái tạo là một trong những vấn đề gặp nhiều thách thức nhất trong quá trình phát triển hiện nay. Vậy làm thế nào vừa đáp ứng được các nhu cầu năng lượng mới của thế giới đang phát triển vừa không huỷ hoại khí hậu Trái đất hay phải để nền kinh tế rơi vào tình trạng thiếu hụt năng lượng. Lời giải cho vấn đề này đòi hỏi hành động phối hợp về lâu dài của tất cả các thành phần từ ngành công nghiệp, tài chính, từ phía chính phủ, các viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế.
    Với tốc độ phát triển khoa học và công nghệ như vũ bão thì nguồn năng lượng truyền thống (than đá, dầu mỏ, củi ), con người thấy rõ sẽ cạn kiệt, sẽ hết với tầm nhìn nhãn tiền; điều đó đòi hỏi phải có sự thay thế nguồn năng lượng mới, có hiệu quả để tiếp nối phát triển nền công nghiệp đó để nuôi sống loài người. Con người cũng kỳ vọng vào các nguồn thủy điện ở những nơi có dòng sông có độ chênh lệch cao, đặt hy vọng rằng đó là những nguồn năng lượng sạch, dồi dào (có thể ở góc độ nào đó người ta coi là vĩnh cửu), nhưng con người không ngờ rằng chỉ trong cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI thì kết quả của hiệu ứng dùng năng lượng truyền thống đưa đến tình trạng kỳ vọng vào thủy điện mất đi. Lý do là gì? Sông ngòi thì cạn kiệt, rừng không còn giữ nước, khi mưa to thì đập nước bị vỡ, tràn bờ; hết mùa mưa thì khô hạn Như vậy,nguồn năng lượng thủy điện không là nguồn năng lượng ổn định, bảo đảm được.
    Tiếp đến, người ta nghĩ đến nguồn năng lượng do các nhà máy điện hạt nhân sản xuất ra có công suất rất lớn có thể đảm bảo cho công nghiệp phát triển mạnh ở một số nước đã dùng năng lượng truyền thống. Nhưng cũng do hậu quả của biến đổi khí hậu, đã xảy ra tổn thất to lớn cho nhân loại là động đất, sóng thần, dẫn đến rò rỉ hạt nhân ở nhà máy Fukushima (Nhật Bản). Qua đó, chúng ta thấy được nhược điểm khó khắc phục, cạn kiệt nguồn nhiên liệu đầu vào (nguồn kim loại quý hiếm: Uranium)
    Người ta tiếp tục nghĩ đến năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió khi có biến đổi thời tiết thì sự quản lý gió, ánh sáng từ mặt trời vì việc sản xuất năng lượng không thể gián đoạn khi thiếu các yếu tố đầu vào này. Do đó, nguồn năng lượng mới đó có tham gia góp phần vào nền công nghiệp càng nhiều càng tốt, nhưng chắc chắn sẽ có tiền đề không tốt đẹp khi biến đổi khí hậu xảy ra, chúng ta phải tìm ra giải pháp ít lệ thuộc hơn vào thiên nhiên để có thể xoay vòng tái tạo nguồn ra của năng lượng và nguồn chất liệu để đưa vào sản xuất.
    Ở Việt Nam dân số ngày càng lớn thì việc nghiên cứu nguồn năng lượng thay thế là nhu cầu cấp bách. Trong thực tiễn đã phát triển một số nguồn năng lượng ví dụ: “ Biogas, thủy điện nhỏ ở nơi có thủy triều lên xuống để dùng cho gia đình, sức gió ở những nơi tận dụng được, sử dụng ánh sáng mặt trời ở những nơi có ánh nắng mặt trời ”Tất cả những điều này nếu được quản lý tốt, hòa vào mạng lưới chung và phân bổ hợp lý cho các nơi cần năng lượng một cách đáp ứng đủ nhu cầu Điều này tạo ra sự cấp bách trong quản lý nhà nước là phải tạo ra mạng lưới cơ quan quản lý khai thác, sử dụng năng lượng mới, điều tiết năng lượng làm ra được, thu được trong quá trình sản xuất, khai thác năng lượng tạo ra để có sự phân phối phù hợp, đồng đều nguồn năng lượng cho cả quốc gia và cần tạo ra một công nghệ mới sử dụng năng lượng mới có hiệu suất cao.
    Thêm sự cấp bách, khi chúng ta quản lý được hệ thống mạng lưới năng lượng mới, năng lượng sạch – xanh, năng lượng tái tạo như đã nêu thì sẽ có những hệ quả tốt, từ những hệ quả đó sẽ cải thiện được môi trường, trồng thêm rừng có thể điều tiết được các nguồn nước ngăn lũ lụt, tác động đến thủy điện, môi trường để khôi phục vị trí ban đầu ở mức độ nào đó của các nguồn năng lượng.
    Do đó đòi hỏi phải có nguồn năng lượng sạch- xanh, bền vững, êm dịu đủ cho đời sống ở các cấp, mức độ khác nhau: trong công nghệ cũng như trong gia đình mỗi con người những điều ấy tạo nên tính cấp bách cho toàn xã hội, toàn bộ nền kinh tế, công tác quản lý nhà nước về vấn đề này cấp bách từ chi tiết nhỏ (vi mô) cho đến vấn đề lớn (tầm vĩ mô).
    Hiện nay, nước ta nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có nhiều nguồn năng lượng mới nhưng việc khai thác, quản lý chưa tốt. Do chưa quản lý tốt cho nên chưa thể tận dụng được tất cả những tiềm năng của nguồn năng lượng mới.
    Tầm quan trọng của các nguồn năng lượng mới trong chiến lược quốc gia về an ninh năng lượng và phát triển bền vững, đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát hơn về lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng tái tạo, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư và chính sách khai thác, phát triển hợp lý.
    Từ thực trạng trên cần sớm khắc phục những tồn tại và hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhà nước về khai thác năng lượng mới. Chính vì thế tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác năng lượng mới tại thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu và làm luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    - Nêu bật cơ sở lý luận về năng lượng, năng lượng mới, hệ thống hóa các lý luận về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực năng lượng mới; tìm hiểu những chế độ, chính sách, những quy định về tổ chức quản lý khai thác, sử dụng nguồn năng lượng mới.
    - Phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước đối với việc khai thác và sử dụng trong lĩnh vực năng lượng mới của thành phố Hồ Chí Minh.
    - Đề xuất những chính sách, cơ chế, định hướng và giải pháp quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác năng lượng mới đáp ứng nhu cầu về năng lượng hiện nay cũng như trong thời gian tới.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Để thực hiện những mục tiêu đặt ra, đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng mới, tổng kết các kết quả đã đạt được, chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế, vướng mắc (qua thực tiễn ở thành phố Hồ Chí Minh) cần thiết phải được hoàn thiện. Từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực, hữu ích, tạo điều kiện thực hiện tốt quản lý nhà nước về khai thác năng lượng mới.
    4. Đối tượng nghiên cứu:
    Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến quản lý nhà nước đối với khai thác và sử dụng nguồn năng lượng mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
    5. Phạm vi nghiên cứu:
    Nghiên cứu quản lý nhà nước về khai thác năng lượng mới từ năm 1990 đến nay với mong muốn nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như làm rõ tính liên tục của quá trình quản lý nhà nước đối với công tác này. Tuy nhiên, trọng tâm nghiên cứu về vấn đề nêu trên của tác giả là trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2010 đến nay nhằm góp phần cho cơ quan chức năng bổ sung các chính sách khả thi trong quản lý và phát triển nguồn năng lượng mới.
    6. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
    Năng lượng đóng vai trò thiết yếu đối với phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc quản lý khai thác năng lượng, đặc biệt là khai thác năng lượng mới đóng vai trò quan trọng và thiết thực của các chính sách, hiệu quả quản lý nhà nước. Vì vậy, công tác này luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Đã có một số công trình nghiên cứu về năng lượng mới như:
    - “Đề tài triển khai một số mô hình sử dụng năng lượng mới tại huyện Củ Chi” của KS.Nguyễn Đình Huỳnh năm 1990 (Sở Khoa học – Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh).
    - “Đề tài nghiên cứu theo dõi chế độ gió tại Cần Thạnh Cần Giờ phục vụ dự án xây dựng trạm phát điện năng lượng gió của Mỹ giúp” của GS.PTS Trần Thanh Kỳ năm 1992 (Sở Khoa học – Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh).
    - “Điều tra quy hoạch các dạng năng lượng mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của TS. Nguyễn Thế Bảo và TS.Bùi Tuyên năm 2002 (Sở Khoa học -Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh).
    Ngoài ra còn có nhiều công trình khác trong chừng mực nhất định cũng có bàn về khai thác năng lượng mới. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống và được tiếp cận từ khía cạnh khoa học hành chính về hoạt động quản lý nhà nước đối với khai thác năng lượng mới thì nhìn chung cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào được thực hiện. Do đó, luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này trên một địa bàn cụ thể. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có tiếp thu và chọn lọc kết quả từ các công trình nghiên cứu trên.
    7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
    Để thực hiện đề tài tác giả dựa vào các phương pháp cụ thể như sau:
    - Phương pháp luận khoa học: luận văn dựa vào cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, đánh giá từ số liệu thực tiễn và xu hướng tiềm năng phát triển của thực tiễn
    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: thống kê, bảng hỏi, khảo sát, phương pháp thực nghiệm ứng dụng
    8. Ý nghĩa ứng dụng của luận văn:
    - Cung cấp một cách đầy đủ và có hệ thống những quy định của nhà nước về quản lý khai thác nguồn năng lượng mới; nêu cơ sở, các yêu cầu về công tác này trên phạm vi toàn quốc.
    - Trên cơ sở tổng kết các kết quả đã đạt được, luận văn chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế, vướng mắc và đồng thời cũng nêu lên các nguyên nhân, biện pháp để khắc phục trong quản lý nhà nước về năng lượng mới.
    - Tạo tiền đề để hoàn thiện các văn bản pháp luật về quản lý nguồn năng lượng mới.
    9. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
    - Chương I: Cơ sở lý luận về năng lượng, năng lượng mới và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta về khai thác các nguồn năng lượng mới
    - Chương II: Thực trạng về quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác các nguồn năng lượng mới (qua thực tiễn ở thành phố Hồ Chí Minh).
    - Chương III: Định hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về khai thác, sử dụng năng lượng mới (năng lượng mặt trời, năng lượng gió)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...