Chuyên Đề Quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường (100 trang)

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. KHÁI NIỆM CHUNG
    · Ô nhiễm môi trường: Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005 “ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật và không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường”.

    · Kiểm soát ô nhiễm môi trường: là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho sự ô nhiễm xảy ra hoặc khi có sự ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay loại trừ nó và phục hồi lại như trước khi bị ô nhiễm.
    · Kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm cả việc ra các luật lệ, chính sách, văn bản phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường, thanh tra môi trường, quan trắc môi trường, đánh giá tác động môi trường, kiểm kê, kiểm toán và dự báo các nguồn thải, chất thải, chất lượng môi trường, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn chất thải, tiêu chuẩn công nghệ, xây dựng và thực thi kế hoạch phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường do sự cố gây ra, các kỹ thuật và biện pháp khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, phục hồi chất lượng môi trường đang bị suy thoái, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, đào tạo chuyên môn, nghiên cứu khoa học về kiểm soát ô nhiễm môi trường, .
    · Kiểm soát ô nhiễm là một phần quan trọng nhất của quản lý môi trường, phải và thường được lưu ý trước tiên, có thể đồng nhất quản lý ô nhiễm với kiểm soát ô nhiễm.
    · Kiểm soát ô nhiễm lấy ngăn ngừa ô nhiễm là chính, xử lý và phục hồi là quan trọng song vẫn là phụ, coi tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn chất thải và tiêu chuẩn về các công nghệ sử dụng là các chỗ dựa, căn cứ chính và chú ý trước hết đến ô nhiễm nhân tạo.
    2 - CÁC NGUỒN GÂY RA Ô NHIỄM
    - Nguồn điểm (point source): Là các nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, kích thước, bản chất, lưu lượng phóng thải các tác nhân gây ô nhiễm. Các nguồn điểm chủ yếu là: ống khói nhà máy, xe hơi, tàu hoả, cống xả nước thải, điểm xảy ra tai nạn tàu dầu, giàn khoan dầu khí, lò phản ứng nguyên tử .
    - Nguồn không có điểm (non-point source): Là các nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định, không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng các tác nhân gây ô nhiễm.
    Tuỳ thuộc vào các tác nhân gây ô nhiễm mà có thể sử dụng các thuật ngữ “ ô nhiễm nước”, “ ô nhiễm biển”, “ ô nhiễm không khí”, “ ô nhiễm đất”, “ ô nhiễm thực phẩm” .

    3 - CÁC TÁC NHÂN GÂY RA Ô NHIỄM
    Các tác nhân gây ra ô nhiễm gọi tắt là tác nhân ô nhiễm là các hoá chất, tác nhân vật lý (màu, mùi, tia bức xạ, nhiệt độ .), tác nhân sinh học (vi sinh, vi trùng .) có khả năng tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người. Trong thực tế nhiều tác nhân ở nồng độ hoặc cường độ thấp có thể tốt cho sức khoẻ con người, nhưng ở nồng độ, cường độ cao lại gây ô nhiễm môi trường vì có thể gây tác hại cho cơ thể con người hoặc sinh vật.
    Hiện nay trong các hệ sinh thái nước người ta xác định được trên 1500 tác nhân ô nhiễm khác nhau, trong đó các nhóm tác nhân ô nhiễm tiêu biểu là:
    - Các chất axít và kiềm
    - Các anion (sulphua, sulphit, xyanua .)
    - Các chất tẩy rửa
    - Nước thải sinh hoạt, nước thải từ chuồng trại chăn nuôi
    - Chất thải công nghiệp
    - Các khí thải (CO2, NOx, .)
    - Các chất dinh dưỡng (đặc biệt là phosphat và nitrat)
    - Dầu mỡ
    - Các chất thải hữu cơ có độc tính và khó phân huỷ (PCB, dioxin )
    - Các hoá chất BVTV
    - Các chất phóng xạ
    - Các tác nhân sinh học gây bệnh giun sán, động vật đơn bào .
    Khi tác nhân ô nhiễm được đưa vào môi trường chúng sẽ bị biến đổi dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, hơi ẩm, nước ) sau đó tiếp xúc với đối tượng nhận (con người, sinh vật, thực vật .) gây tác hại đến các đối tượng nhận.
    Mức độ tác động của các tác nhân ô nhiễm đến đối tượng nhận phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Bản chất hoá lý của tác nhân ô nhiễm, nồng độ ô nhiễm ban đầu của tác nhân, các yếu tố môi trường xung quanh và độ nhậy cảm của đối tượng cũng như khả năng miễn dịch của từng cá thể.

    4. NỘI DUNG CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
    Một trong những nội dung quan trọng nhất của kiểm soát ô nhiễm môi trường là phải lấy phòng ngừa là chính vì phòng ngừa không để xảy ra ô nhiễm là dễ hơn, đỡ tốn kém hơn, căn bản hơn là các biện pháp xử lý hoặc phục hồi những nơi đã bị ô nhiễm thường tốn kém hơn và khó khăn hơn rất nhiều. Mặt khác nước ta mới đang ở thời kỳ đầu của công nghiệp hoá, tình trạng ô nhiễm có nơi, có lúc nghiêm trọng nhưng phần lớn là những vị trí cụ thể, cục bộ, chưa thành thảm hoạ, do vậy phải lấy phòng ngừa là chính.
    Theo Chiến lược Bảo vệ Môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 thì những công việc cần làm đối với phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng gồm:
    Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm
    - Thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa ô nhiễm môi trường
    - Xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm cấp quốc gia, ngành và địa phương để ngăn chặn, xử lý và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường trong phạm vi cả nước, ngành và địa phương.
    - Áp dụng và ban hành các tiêu chuẩn môi trường quốc gia và các tiêu chuẩn môi trường ngành.
    - Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý chất thải.
    Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng
    Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.
    - Thực hiện các dự án khắc phục và cải tạo các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái nặng.
    - Khắc phục hậu quả suy thoái môi trường do chất độc hoá học sử dụng trong chiến tranh trước đây gây nên.
    - Ứng cứu sự cố môi trường và khắc phục nhanh hậu quả ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra.
    4.1 - Phòng ngừa ô nhiễm (khi chưa xảy ra ô nhiễm)
    · Luật pháp, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn
    · Tuyên truyền, giáo dục và thu hút sự tham gia của cộng đồng
    · Quy hoạch môi trường toàn quốc, vùng, ngành và ĐTM chiến lược và “hậu ĐTM”
    · Quan trắc ô nhiễm
    · Đầu tư, (tài chính )
    · Nghiên cứu khoa học và công nghệ
    · Công tác thông tin, tư liệu
    4. 2 - Xử lý ô nhiễm (các vấn đề ô nhiễm đã và đang xảy ra)
    Xử lý ô nhiễm môi trường là sử dụng các biện pháp kỹ thuật, hành chính để môi trường không bị ô nhiễm nữa. Hiện nay ô nhiễm thường được chia thành ô nhiễm không khí, nước, đất và chất thải rắn.
    Chú ý: trong các loại ô nhiễm xuyên biên giới chúng ta phải kể đến mưa axít, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm sông, biển hoặc di chuyển theo người, hàng hoá từ nước này đến nước khác
    ÞVề nguyên tắc nói chung, khi đã và đang xảy ra ô nhiễm thì xử lý như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...