Chuyên Đề Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc
    Trung Quốc có diện tích gần 9,6 triệu km², dân số trên 1,3 tỷ người. Trung Quốc hiện có 5 tôn giáo lớn, đó là Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Công giáo và Tân giáo (Tin lành). Ngoài ra, một số người còn tin theo Đông chính giáo và Shaman giáo. Trung Quốc có khoảng trên 100 triệu tín đồ tôn giáo, có nghĩa là cứ khoảng trên 10 người lại có 1 tín đồ. Tín đồ gồm từ những người trẻ tuổi đến những trung niên, lão niên; gồm tất cả các thành phần xã hội từ nông dân, công nhân đến trí thức. Trung Quốc là một đất nước có nhiều dân tộc (56 dân tộc).
    Những khu vực mà 55 dân tộc thiểu số sinh sống – chủ yếu là các vùng cao nguyên miền núi và biên giới – trùm lên trên 60% lãnh thổ đất nước. Các khu vực người Tạng, người Mông Cổ, người Duy Ngô Nhĩ và người Thái – tất cả đều là tín đồ tôn giáo – cư trú trên 50% lãnh thổ. Trong các dân tộc thiểu số, ảnh hưởng của tôn giáo rất sâu rộng. Do đó, vấn đề tôn giáo thường xuyên đan xen với vấn đề dân tộc. Trừ Đạo giáo, tất cả các tôn giáo lớn ở Trung Quốc đều được truyền từ ngoài vào [60, tr.54].
    Vào cuối những năm 60, đầu những năm 70 thế kỷ XX, nhìn chung tôn giáo ở Trung Quốc không được phép tồn tại. Cuộc cách mạng văn hóa khởi đầu năm 65 đã biến quyền tự do tín ngưỡng mà Hiến pháp thừa nhận trở thành vật hy sinh cho nhiệm vụ tiêu diệt “4 lỗi thời” (văn hóa lỗi thời, phong tục lỗi thời, thói quen lỗi thời, tư duy lỗi thời). Tháng 8 năm 1969, tạp chí Hồng kỳ của UBTW Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đăng tuyên bố chính thức đầu tiên về tôn giáo từ khi “cách mạng văn hóa” bắt đầu, trong tuyên bố có viết: "Chúng ta phải đấu tranh với tôn giáo - đó là điều sơ đẳng của toàn bộ chủ nghĩa duy vật, và vì vậy, cũng là điều sơ đẳng của chủ nghĩa Mác Chủ nghĩa cộng sản khoa học và tôn giáo đối kháng nhau" [60, tr.80]. Tất cả mọi giáo phái đều bị giáng đòn đau. Nhà nước đã biểu thị thái độ bất hợp tác về chính trị với các cộng đồng tôn giáo bằng cách cấm các tổ chức tôn giáo hoạt động và xuất bản ấn phẩm của mình. Tháng 12 năm 1978, Hội nghị toàn thể lần thứ 3 của UBTW Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lên án hành vi của “cách mạng văn hóa”, những năm 80 thế kỷ XX, các cơ quan lập pháp và hành pháp của Nhà nước Trung Quốc đã có những bước đi thực tế nhằm giảm bớt hậu quả tai hại của “cách mạng văn hóa” trong lĩnh vực tôn giáo. Nhà nước cấp kinh phí xây dựng và sửa chữa các tụ điểm thờ tự nổi tiếng, thực hiện chính sách “dùng tôn giáo kích thích du lịch”. Nhiều chùa, tu viện được trùng tu và mở cửa đón khách tham quan, tạo nguồn kinh tế, công ăn việc làm cho xã hội Tất cả các tôn giáo lớn đều có các tổ chức và các thiết chế yêu nước riêng của mình, xuất bản các tạp chí riêng của mình.
    - Phật giáo có Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc với tạp chí Pháp âm (tiếng nói của Phật)
    - Đạo giáo có Hiệp hội Đạo giáo Trung Quốc với tạp chí Đạo giáo Trung Quốc.
    - Hồi giáo có Hiệp hội Hồi giáo Trung Quốc với tạp chí Người Hồi giáo ở Trung Quốc.
    - Công giáo có Hiệp hội Công giáo yêu nước Trung Quốc và Uỷ ban Hành chính Toàn quốc Giáo hội Công giáo Trung Quốc với tạp chí Công giáo, bên cạnh đó còn có Liên đoàn Giám mục Công giáo Trung Quốc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...