Thạc Sĩ Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp Luận văn 11

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tôn giáo là hiện tượng xã hội tác động hết sức phức tạp và sâu sắc đến mọi mặt của đời sống nhân loại. Hiện nay, tôn giáo ngày càng can thiệp sâu hơn vào đời sống chính trị với nhiều hình thức khác nhau; là một trong những vấn đề nhạy cảm không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả trên thế giới; tôn giáo và dân tộc là một trong những nhân tố tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bởi vậy, không một quốc gia nào không đặt ra vấn đề phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo.

    Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, số lượng người theo tôn giáo khá đông (chỉ tính riêng 6 tôn giáo lớn, số tín đồ đã chiếm khoảng 1/4 dân số). Do đó, việc đề ra chính sách tôn giáo đúng đắn và thực hiện có hiệu quả chính sách đó là một vấn đề hệ trọng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp và nhu cầu của một bộ phận nhân dân, mà còn tác động không nhỏ đến tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đưa ra và thực hiện được chính sách đúng đắn về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Những văn bản trên đã thể hiện những bước tiến rất quan trọng trong việc đổi mới chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hoạt động tôn giáo; thể hiện sự tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân và đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn.

    Trong xu thế đổi mới chung của đất nước, trong những năm gần đây, sự đồng hành của các tôn giáo cùng dân tộc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã tăng lên; hầu hết mọi hoạt động tôn giáo đều diễn ra trong khuôn khổ chính sách, pháp luật và tuân thủ việc quản lý của chính quyền. Nhờ vậy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố. Tuy nhiên, hiện nay cũng còn nhiều bất cập liên quan đến công tác quản lý nhà nước, như giải quyết những hoạt động truyền đạo trái phép đã và đang diễn ra ở một số nơi, tình hình khiếu kiện về đất đai, cơ sở thờ tự của tôn giáo có xu hướng gia tăng .

    Để giải quyết những bất cập này, phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo. Đây là một vấn đề hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay.

    Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước, một trung tâm về kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Với diện tích tự nhiên 2.095km[SUP]2[/SUP], dân số 6.117.000 người, có 2.383.679 tín đồ của 6 tôn giáo lớn (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa hảo, Hồi giáo, Cao Đài). Trong nhiều năm qua, công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt những kết quả khả quan, đông đảo tín đồ các tôn giáo đã cùng nhân dân Thành phố góp sức xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh xứng đáng danh hiệu "Thành phố mang tên Bác - Thành phố Anh hùng". Mặt khác, do vị trí kinh tế, văn hóa - xã hội đặc biệt quan trọng hiện nay cũng như những vấn đề lịch sử để lại, thành phố này cũng là địa bàn trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch trong âm mưu thực hiện "diễn biến hòa bình" đối với nước ta nói chung, đối với Thành phố nói riêng. Trong bối cảnh đó, vấn đề tôn giáo trên địa bàn Thành phố cũng có những diễn biến phức tạp, có lúc đã gây ra những mất ổn định cục bộ. Theo Báo cáo tổng kết công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm 2005 của Ban Tôn giáo Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều đoàn khách nước ngoài đến thành phố vì lý do tôn giáo, trong đó có Bộ trưởng lưu động về tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ, Chủ tịch Hội đồng lãnh đạo về nhân quyền Hoa Kỳ, Nghị viện châu Âu, Hạ nghị sĩ Christopher Smith, Phó Chủ tịch Tiểu ban Châu Á - Thái Bình Dương, Hạ nghị viện Hoa Kỳ . Các đoàn này đã nhiều lần gặp gỡ chính quyền và Giáo hội các tôn giáo để tìm hiểu tình hình tôn giáo và có những tác động tiêu cực đến tình hình tôn giáo. Cụ thể, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Quang Liêm và nhóm xấu trong Phật giáo Hòa Hảo ra "tuyên cáo" tái hoạt động, đòi đấu tranh cho tự do tôn giáo và vu cáo Nhà nước ta đàn áp Phật giáo Hòa Hảo, đòi công khai số tín đồ bị chính quyền bắt tạm giam. Đặc biệt, tình hình Tin lành ở Thành phố trong năm 2005 có những dấu hiệu tiềm ẩn nhiều phức tạp, trong đó đáng chú ý nhất là các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn tìm mọi cách liên lạc, tiếp xúc và hỗ trợ để số xấu trong đạo Tin lành hoạt động . Để hạn chế, ngăn chặn và giải quyết có hiệu quả vấn đề này nhằm góp phần tiếp tục phát huy và giữ vững những thành tựu đã đạt được theo tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị Về phương hướng và nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh những lĩnh vực cần phải đầu tư về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật, an ninh - quốc phòng, . công tác quản lý nhà nước về tôn giáo - nhu cầu tín ngưỡng và tinh thần của một bộ phận lớn cư dân Thành phố - cũng cần được quan tâm một cách thiết thực và cụ thể hơn.

    Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: "Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay" làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Tôn giáo học.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài

    Hiện nay có nhiều công trình, nhiều bài viết về tôn giáo và ảnh hưởng của tôn giáo đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Có thể nêu một số luận văn, luận án với những đề tài như: "Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam" (Lê Hữu Tuấn, năm 1999), "Ảnh hưởng của thế giới quan Công giáo đối với đời sống tinh thần tín đồ công giáo Việt Nam - Những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh hiện nay" (Mai Quang Hiện, năm 2000).
    Ở góc độ quản lý nhà nước về tôn giáo, có một số luận văn cao học như: "Vấn đề quản lý nhà nước hoạt động đạo Công giáo ở Đồng Nai hiện nay" (Võ Mộng Thu, 2001), "Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp" (Lê Minh Quang, năm 2001) .
    Riêng về vấn đề tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Chí Mỹ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Triết học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: "Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay" (năm 2002); Thân Ngọc Anh bảo vệ thành công luận văn cao học: "Ảnh hưởng của Phật giáo tới đời sống tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay" (năm 2004).
    Ngoài ra, còn có một số luận văn tốt nghiệp Đại học chính trị, như: "Thực trạng tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở Cà Mau" của Vũ Bình Lương (năm 2003); "Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa - Thực trạng và giải pháp" của Lê Văn Nhuần (năm 2004); "Nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo ở Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay" của Nguyễn Thị Kim Như (năm 2004). “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn Huyện kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình- Thực trạng và giải pháp” của Vũ Văn Kiểm (năm 2005)
    Các công trình trên đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của tôn giáo, đặt vấn đề quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở từng lĩnh vực, từng địa phương khác nhau và có nhiều ý kiến phong phú có thể tham khảo, học tập. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình, luận văn, luận án nào đề cập trực diện vấn đề: "Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay".
    Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ tiếp thu, kế thừa có chọn lọc thành quả nghiên cứu của các công trình đã có và các tài liệu liên quan đến luận văn này.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    * Mục đích:
    Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, những thành tựu và hạn chế trên vấn đề này, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
    * Nhiệm vụ:
    - Khái quát tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh.
    - Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
    - Nêu phương hướng, giải pháp để phát huy mặt thành tựu, hạn chế mặt thiếu sót trong công tác quản lý về hoạt động tôn giáo theo tinh thần Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 22 của Chính phủ.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo bao gồm việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức tôn giáo.
    - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tế quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh từ khi có Nghị quyết 24/NQ-TW của Bộ Chính trị Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới (ngày 16/10/1990) cho đến nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đổi mới của Đảng về tôn giáo và quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo; đồng thời, xuất phát từ thực tiễn tình hình quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây.
    Luận văn được thực hiện dựa trên việc vận dụng phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu, kết hợp tham khảo ý kiến các chuyên gia quản lý nhà nước về tôn giáo.
    6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
    - Góp phần làm rõ hơn khái niệm "quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo", chức năng, nhiệm vụ và cơ chế thực hiện, đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo.
    - Trên cơ sở tổng kết thực tiễn quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đã rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng vào một số địa bàn có hoàn cảnh tương tự.
    7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    - Luận văn góp phần làm rõ thêm nhận thức của chúng ta về nội dung, hình thức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
    - Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành có tình hình tương tự; làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy ở hệ thống trường chính trị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...