Chuyên Đề Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Hoa Kỳ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Hoa Kỳ
    Hiệp chủng quốc (The United States) là khối liên hiệp của nhiều bang Hoa Kỳ (50 bang) lập nên do Hiến pháp năm 1789. Thủ đô Hoa Kỳ là Washington D.C (viết tắt District of Columbia – quận thủ phủ Colombia). Mỗi bang có chính phủ riêng, thủ phủ riêng và trong mỗi bang lại có nhiều cơ quan chính quyền địa phương nhỏ hơn nữa như: quận, hạt, tỉnh, thị trấn (thành phố) và xã. Mỗi bộ phận chính trị nhỏ này đều được tự trị theo những khu vực đã được phân định rõ rệt. Hiến pháp của Hoa Kỳ quy định rõ những công việc giao phó cho Chính phủ liên bang. Các Hiến pháp tiểu bang có một số điểm khác nhau, nhưng nói chung đều theo các nguyên tắc của Hiếp pháp liên bang.
    Chính quyền liên bang và tiểu bang phần lớn do hai đảng chính điều hành: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. Đảng Cộng hòa thường có chính sách bảo thủ trong khi đảng Dân chủ có chính sách cấp tiến. Một số đảng phái nhỏ hơn cũng hiện diện, nhưng không được sự ủng hộ của nhiều người. Cả hai đảng đều có sự ủng hộ của người dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đa sắc tộc của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa thường nhận được ủng hộ tinh thần và tài chánh từ các nhóm thương mại, các tín đồ sùng đạo Kitô giáo và người ở nông thôn, trong khi Đảng Dân chủ thường nhận được ủng hộ từ các công đoàn và các nhóm người thiểu số.
    Hiến pháp Hoa Kỳ được xây dựng trên chủ thuyết phân quyền giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp. Điều 5 Hiến pháp cho phép những sửa đổi trong Hiến pháp (khi được thông qua bởi hai phần ba đa số của hai viện Quốc hội và được phê chuẩn của ba phần tư cơ quan lập pháp của các bang). Hiến pháp Hoa Kỳ được 13 bang phê chuẩn năm 1791, từ đó đến nay đã có 26 tu chính án được thông qua gọi chung là Tuyên ngôn Dân quyền (quyền thứ nhất là quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do kiến nghị để giải đáp mọi thắc mắc .) để bảo vệ công dân trước sự chuyên chế, nếu có, của chính quyền liên bang [64, tr.50].
    Hoa Kỳ có diện tích 3.539.200 dặm vuông (9.759.450km²), dân số 280.562.489 người, đứng hàng thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Là quốc gia đa sắc tộc. Trong đó người Mỹ da trắng gốc châu Âu chiếm 80%, người Mỹ da đen gốc Châu Phi chiếm 13%, người Mỹ gốc Châu Á và các đảo Thái Bình Dương chiếm 4%, thổ dân da đỏ, người Eskimo và Aleut chiếm 1%, khoảng 12% người gốc Hispanic. Tuổi thọ trung bình khoảng 77 tuổi, Hoa Kỳ là một quốc gia phát triển, GDP bình quân đầu người là 36.000 USD [47, tr.330]
    Cư dân gốc trên lãnh thổ Hoa Kỳ là thổ dân Bắc Mỹ, nhưng chiếm đa số là những người nhập cư. Không có một tôn giáo nào có nguồn gốc hình thành ở Hoa Kỳ, nhưng phần lớn dân chúng là người Cơ đốc giáo, chủ yếu là Tin lành, nhưng cũng có những người Thiên chúa giáo La Mã.
    Vào thời điểm thành lập (nền độc lập của Hoa Kỳ được tuyên bố vào năm 1776), Hoa Kỳ dường như không phải là mảnh đất màu mỡ cho tôn giáo. Nhiều nhà lãnh đạo đất nước – bao gồm cả George Washington, Thomas Jefferson và Benjamin Franklin - vốn không phải là tín đồ Cơ Đốc giáo, đã không thừa nhận uy quyền của Thánh kinh Cơ đốc giáo và chống lại các tôn giáo có tổ chức. Thái độ công chúng hoàn toàn lãnh đạm: năm 1776 chỉ có 5% dân chúng là con chiên nhà thờ. Tuyên ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ năm 1776 chưa nói đến tự do tôn giáo.
    Sau hơn hai thế kỷ, kể từ đó, giờ đây tôn giáo là thể chế ngày càng được quan tâm hơn ở Hoa Kỳ, thu hút sự chú ý của đa số dân chúng. Vào năm 2004, phân bổ của các tôn giáo chính tại Hoa Kỳ là: Tin lành (54%), Công giáo La Mã (24%), Chính thống giáo Phương Đông (3%), Mormon (2%), Do thái giáo (2-3%), Hồi giáo (<2%), Phật giáo và Ấn Độ giáo (0,3- 0,5%), không theo tôn giáo nào chỉ có 10% [47, tr.330],
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...