Thạc Sĩ Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo - cơ sở lý luận và thực tiễn (Cao học, 110 trang)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO

    1.1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
    1.1.1. Quản lý nhà nước

    Tư tưởng về xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân là điểm cơ bản nhất để phân biệt sự khác nhau giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các hình thức nhà nước khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu quan điểm: tất cả mọi quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Việc nước là việc chung, mỗi một con Rồng, cháu Tiên, bất kỳ già trẻ, gái trai, giàu nghèo, nòi giống, tôn giáo đều phải ghé vai gánh vác. Là công cụ quyền lực của nhân dân, là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do đó, nhà nước có trách nhiệm quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, thông qua hệ thống thiết chế tổ chức, những quy định mang tính nhà nước và pháp quyền nhà nước quản lý xã hội trên tất cả mọi lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực tôn giáo) nhằm làm cho xã hội tồn tại trong trật tự và ổn định. Ở Việt Nam hiện nay, trong điều kiện Đảng cầm quyền, toàn bộ tổ chức và hoạt động của Đảng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật.

    Quản lý nhà nước bao gồm hệ thống tập hợp các văn bản pháp luật nhà nước với những thiết chế bộ máy được phân công theo từng chức năng. Mức độ và hiệu quả thực hiện chức năng này rất khác nhau trong các nhà nước khác nhau cũng như ở các giai đoạn phát triển khác nhau của chính nhà nước đó.
    Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội mang tính nhà nước (hay nói khác đi là quyền lực công, công quyền) nhằm tổ chức và điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người bằng quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, trong nghiên cứu khái niệm này, có hai điều cần lưu ý:

    - Chủ thể quản lý là gì? Là người hay là cơ quan làm nảy sinh các tác động quản lý (Trưởng Ban tôn giáo tỉnh: cá nhân; Ban Tôn giáo tỉnh: cơ quan). Các tác động quản lý gồm điều kiện hướng dẫn, chỉ huy.
    - Khách thể quản lý là gì? Là các quá trình xã hội và hoạt động của con người do con người tạo ra và chịu trách nhiệm với nó trước pháp luật. Tuy nhiên, trong khái niệm quản lý nhà nước nói chung, còn có nhiều khái niệm khác.
    Cũng có thể hiểu quản lý nhà nước là quản lý thực hiện bằng các cơ quan nhà nước các cấp đối với quá trình kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần . nhằm huy động sức mạnh của cả xã hội để đạt được mục tiêu của chủ thể quản lý ở cấp đó đặt ra. Hiểu sâu khái niệm này có nhiều khía cạnh liên quan, có những vấn đề cần lưu tâm:
    + Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nảy sinh khi con người hoạt động và sinh hoạt tập thể nhằm kiểm soát, điều khiển khách thể quản lý để thực hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý và cộng đồng đặt ra.
    + Thực chất hoạt động của quản lý là xử lý mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý cũng như mối quan hệ qua lại cấu thành khách thể quản lý.
    + Quản lý là hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi phải có trình độ, có năng lực tương xứng để thực hành chức trách quản lý; để xử lý đúng đắn các ý kiến khác; để đưa ra các quyết định đúng đắn, đúng lúc, để quy tụ sức mạnh cộng đồng.

    1.1.2. Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

    Khái niệm quản lý nhà nước đối với tôn giáo:
    “Quản lý nhà nước đối với tôn giáo” là một dạng quản lý nhà nước mang tính chất nhà nước, nó tổ chức và điều chỉnh quá trình hoạt động tôn giáo của các pháp nhân tôn giáo và các thể nhân tôn giáo bằng quyền lực nhà nước. Trong khái niệm này có hai điểm cần lưu ý: “pháp nhân tôn giáo” là những tổ chức giáo hội từ cơ sở trở lên đã được nhà nước cho phép hoạt động, có tư cách pháp nhân, được nhà nước bảo hộ; “thể nhân tôn giáo” là các tín đồ, chức sắc, nhà tu hành của các tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận và cho phép hoạt động bình thường (không thuộc diện đó thì không phải là pháp nhân tôn giáo).
    Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo được thực hiện bằng các cơ quan quản lý nhà nước các cấp đối với toàn bộ quá trình hoạt động tôn giáo nhằm huy động sức mạnh của cộng đồng có tín ngưỡng, tôn giáo để đạt mục tiêu của chủ thể cầm quyền ở cấp đó đặt ra.
    Nghiên cứu khái niệm trên cần chú ý ba đặc điểm sau:
    + Quản lý nhà nước được thực hiện trên nhiều cấp độ, nhiều bộ phận khác nhau (Chính phủ, Bộ, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo tỉnh, Ban Tôn giáo huyện, dọc và ngang).
    + Đại diện cho các cấp độ và các bộ phận cấu thành của quản lý nhà nước đối với tôn giáo là chủ thể cầm quyền cấp tương ứng (Chính phủ có Ban Tôn giáo Chính phủ; tỉnh, thành có Ban Tôn giáo tỉnh, thành).
    + Chủ thể cầm quyền là nhân dân nhưng đại diện là Đảng, Nhà nước.
    Đối tượng quản lý nhà nước về tôn giáo bao gồm hoạt động của các tín đồ, chức sắc, nơi thờ tự, đồ dùng việc đạo, cơ sở vật chất và xã hội của tôn giáo và địa điểm sinh hoạt, gồm 5 mặt quản lý:
    - Ở mỗi tín đồ đều có hai mặt thống nhất với nhau: mặt công dân và mặt tín đồ (thống nhất chứ không đồng nhất). Đã là tín đồ trước hết phải là công dân, bình đẳng trước pháp luật, có quyền và nghĩa vụ công dân, còn mặt tín đồ thì có đặc điểm sau: là người có tín ngưỡng, tôn giáo, có niềm tin, tình cảm, đời sống tâm linh ở nhiều mức độ khác nhau (Việt Nam 80% dân số có đời sống tâm linh, 20% có tôn giáo), có nghĩa vụ và quyền lợi do Giáo hội quy định (trong giáo luật, trong lễ nghi - đó là cái riêng của họ). Trong quản lý phải lưu ý hai điểm này.
    - Ở mỗi chức sắc tôn giáo có sự thống nhất giữa các mặt sau đây, nhưng nó cũng không đồng nhất):
    + Mặt công dân, có hai đặc điểm: phần lớn họ là người chuyên lo việc đạo, không trực tiếp lao động sản xuất, họ bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân.
    + Mặt tín đồ, họ được giáo hội bổ nhiệm các phẩm trật khác nhau, có quyền uy khác nhau tùy theo phẩm trật, đạo hạnh, năng lực hành đạo.
    + Mặt hành đạo, tùy thuộc vào giáo hội bổ nhiệm, các phẩm trật khác nhau, họ có quyền uy khác nhau trong hành đạo.
    + Mặt đại diện, họ đại diện ở những mức độ khác nhau trong sứ mệnh của mình ở từng tôn giáo khác nhau (thay mặt cho Đấng tối cao, Giáo hoàng, Giáo xứ .).
    Về mặt quản lý, họ có đặc điểm: chăn dắt tín đồ thông qua quá trình là mục vụ, họ quản lý hành chính đạo theo thẩm quyền (giáo phận, giáo xứ .). Có sự thống nhất giữa 5 mặt nhưng không đồng nhất.
    - Đặc điểm nơi thờ tự phải thống nhất giữa bốn mặt sau:
    Mặt vật chất: xây dựng theo kiểu kiến trúc nào.
    Mặt tôn nghiêm: nơi thờ tự phải tôn nghiêm. Vì đây là nơi hiện diện của thần quyền, nơi bái vọng, nơi diễn ra hoạt động các nghi lễ, nên phải sạch sẽ, văn minh. Khi họ đề nghị cho tu bổ chính quyền phải tạo điều kiện.
    Mặt trụ sở: nơi diễn ra các hoạt động hành chính đạo.
    Mặt sinh hoạt cộng đồng: khác với trụ sở là nơi diễn ra các lễ hội, nghi lễ, hoạt động chung, nơi sinh hoạt hội đoàn.
    Quản lý nhà nước phải chú ý bốn mặt này.
    - Đặc điểm sinh hoạt tôn giáo: (đối tượng quản lý thứ tư) có hai đặc điểm thống nhất sau: có thể do thể nhân tôn giáo thực hiện đơn giản hoặc do pháp nhân tôn giáo thực hiện; diễn biến trong hoạt động tôn giáo theo lề luật và tùy theo lễ nghi nhất định nào đó (lễ thường khác lễ trọng, các phép bí tích, các việc bồi linh khác nhau .).
    - Đặc điểm về đồ dùng việc đạo: Đồ dùng việc đạo có sự thống nhất hai mặt: Mặt vật chất (gồm kinh sách, tượng, bài vị, tranh ảnh, trống kèn, chuông mõ . được làm bằng các chất liệu vật chất) và mặt biểu đạt (tức là biểu đạt một nội dung nào đó gắn với sinh hoạt tôn giáo).
    - Mục tiêu và nguyên tắc quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo:
    + Mục tiêu quản lý nhà nước đối với tôn giáo:
    Mục tiêu tổng quát: góp phần tích cực vào xây dựng những giá trị văn hóa và chuẩn mực xã hội tốt đẹp, tạo nên những quan hệ lành mạnh giữa con người với con người (tôn giáo là thành tố của văn hóa). Thang giá trị mà tôn giáo để lại rất lớn, quản lý nhà nước là phát huy thêm những giá trị chuẩn mực tốt đẹp, nổi trội - nhất là giá trị đạo đức.
    Mục tiêu cụ thể gồm 6 bình diện sau đây:
    - Bảo đảm nhu cầu tín ngưỡng thuần túy của quần chúng được giải quyết một cách hợp lý.
    - Bảo đảm cho mọi chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước được thực hiện một cách nghiêm minh.
    - Phát huy nhân lực, khắc phục các tệ nạn xã hội và bảo đảm ổn định về mặt xã hội, góp phần cho ổn định chính trị.
    - Góp phần vào phát triển văn hóa, khoa học, nghệ thuật và phục vụ cho cuộc sống tốt đẹp của con người.
    - Góp phần tạo lập và hình thành lối sống mới, xây dựng giá trị mới phù hợp bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại.
    - Nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng tín ngưỡng, tôn giáo đi ngược lợi ích dân tộc và phát triển xã hội nói chung.
    (Mỗi một mục tiêu là một bình diện xã hội).
    + Năm nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước đối với tôn giáo:
    Nguyên tắc 1: Bảo đảm cho mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật.
    Nguyên tắc 2: Bảo đảm tự do tín ngưỡng của công dân.
    Nguyên tắc 3: Thống nhất giữa sinh hoạt tôn giáo và bảo tồn các giá trị văn hóa.
    Nguyên tắc 4: Bảo đảm sự thống nhất và hài hòa lợi ích cá nhân, cộng đồng, quốc gia, xã hội.
    Nguyên tắc 5: Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích hợp pháp của tín đồ phải được bảo đảm; những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo nhằm chống lại nhà nước, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân và hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lý theo pháp luật.
    - Cơ chế thực hiện, điều kiện đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo phải căn cứ vào Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã được Uỷ ban thường vụ Quốc Hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2004 và Nghị định số 22 của Chính phủ về “Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo” ngày 1 tháng 3 năm 2005.
    Thông thường trước đây, trong tổng kết công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, Ban Tôn giáo Tỉnh, Thành thường cụ thể hóa 9 nội dung, sau Nghị định 22 có thay đổi, chia thành ba nhóm nội dung có đặc thù riêng:
    - Quản lý nhà nước đối với lễ hội tín ngưỡng.
    - Quản lý nhà nước đối với tổ chức tôn giáo.
    - Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo.

    Nội dung thứ nhất: Xét duyệt và công nhận các pháp nhân tôn giáo. Đây là quá trình nhà nước xem xét đối với trường hợp cụ thể và tùy thuộc vào tôn chỉ, mục đích, đường hướng hoạt động của tổ chức pháp nhân tôn giáo đó.
    Nhà nước phân cấp và xem xét công nhận pháp nhân tôn giáo đó.
    Các pháp nhân tôn giáo - từ tổ chức giáo hội cơ sở trở lên - nhà nước cho phép mới được hoạt động; các thể nhân tôn giáo do các giáo hội, tổ chức tôn giáo công nhận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...