Luận Văn Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tr

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Thúy Viết Bài, 5/12/13
    Last edited by a moderator: 6/3/14
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Để khuyến khích xuất khẩu nhằm mục tiêu phát triển kinh tế đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động, khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, từ những năm đầu của thập niên trước Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi đối với hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó việc không thu thuế nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu là một trong những chính sách khuyến khích xuất khẩu đã được quy định trong Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu ban hành năm 1992.

    Chính sách này đã tạo động lực góp phần gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu nói riêng.

    Riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, với chính sách khuyến khích mới, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm tăng với tốc độ đáng kể, nếu như năm 1995 tổng kim ngạch XNK chỉ đạt 374,78 triệu USD thì năm 2000 tăng lên đến 3.019,44 triệu USD và đến năm 2006 đạt 7.901,8 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu của loại hình nhập sản xuất xuất khẩu chiếm bình quân từ 48,2% - 74,67% kim ngạch xuất nhập khẩu toàn Tỉnh. Hoạt động xuất nhập khẩu không những tăng nhanh về kim ngạch mà còn đa dạng về chủng loại sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.

    Trước đây việc quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu chỉ thông qua những văn bản, công điện hướng dẫn rời rạc thì sau khi Luật Hải quan được ban hành năm 2001 và được bổ sung sửa đổi vào năm 2005; việc quản lý đối với hoạt động này mới chính thức đưa vào văn bản pháp quy; quy trình, thủ tục quản lý đã được hướng dẫn thống nhất. Tuy nhiên qua thời gian thực hiện, tại Cục Hải quan Đồng Nai hiệu quả quản lý đối với hoạt động nhập nguyên liệu để sản

    9

    xuất sản phẩm xuất khẩu chưa đạt như mong muốn, do vậy đề tài “ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ” được nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động này.

    2. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn

    Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm ra những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu tại tỉnh Đồng Nai nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động hải quan nói riêng; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ, đúng hướng đồng thời chống gian lận thuế, gian lận thương mại, tạo sự công bằng, bình đẳng cho các chủ thể tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu.

    Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu, nội dung quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động này; phần cơ bản của luận văn tập trung vào nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay tại Cục Hải quan Đồng Nai, đặc biệt phân tích làm rõ những hạn chế, tồn tại trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phù hợp.

    3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của Luận văn

    Phạm vi nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu chủ yếu hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

    Đối tượng nghiên cứu : phân tích các vấn đề liên quan đến việc quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong khoảng thời gian từ khi Luật hải quan có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002 đến nay.

    10

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trong đó vận dụng các quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử khi xem xét, đánh giá từng vấn đề cụ thể; đồng thời dựa trên các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về những vấn đề liên quan.

    Trên cơ sở đó, luận văn đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như : phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp (với nguồn dữ liệu, thông tin được tác giả thu thập từ các website, số liệu thống kê của cơ quan quản lý, sách, tạp chí ); phương pháp tổng hợp các phân tích; phương pháp kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tiễn, phương pháp thống kê so sánh .

    5. Bố cục của luận văn

    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ biểu, luận văn gồm 3 chương :

    Chương I : Tổng quan quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu.

    Chương II : Thực trạng công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan Đồng Nai.

    Chương III : Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.





    MỤC LỤC

    QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

    NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

    Lời cam đoan

    Danh mục các từ viết tắt

    Danh mục các biểu đồ, sơ đồ

    Mục lục Trang

    Mở đầu 01

    CHƯƠNG I

    TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI

    HOẠT ĐỘNG NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU


    1.1. Khái niệm nhập sản xuất xuất khẩu .

    04

    1.2. Vai trò của hoạt động NSXXK đối với phát triển kinh tế

    06

    1.3. Tính tất yếu của việc quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NSXXK

    08

    1.4. Nội dung quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NSXXK

    13

    1.4.1.Khái niệm quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NSXXK

    13

    1.4.2. Khuôn khổ pháp lý điều chỉnh quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NSXXK

    13

    1.4.3. Nội dung quản lý của hải quan đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu

    14

    1.4.4. Quy trình nghiệp vụ quản lý của hải quan đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu

    18

    1.4.4.1. Đăng ký hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu, danh mục nguyên vật liệu

    20

    1.4.4.2. Đăng ký danh mục sản phẩm xuất khẩu, đăng ký định mức

    20

    5

    1.4.4.3. Thanh khoản nguyên vật liệu nhập khẩu

    21

    1.4.4.3.1. Nguyên tắc thanh khoản

    21

    1.4.4.3.2. Hồ sơ thanh khoản

    22

    1.4.4.3.3. Thanh khoản nguyên vật liệu nhập khẩu

    24

    1.5. Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NSXXK

    24

    1.5.1. Sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu .

    24

    1.5.2. Sự sửa đổi, bổ sung Luật hải quan

    25

    CHƯƠNG II

    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN ĐỒNG NAI


    2.1. Thực trạng hoạt động NSXXK trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

    28

    2.1.1. Đặc điểm lợi thế của tỉnh Đồng Nai trong hoạt động NSXXK

    28

    2.1.2. Kết quả hoạt động NSXXK trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

    29

    2.2. Thực trạng công tác quản lý Hải quan đối với hoạt động NSXXK tại Cục Hải quan Đồng Nai

    34

    2.2.1. Giới thiệu về Cục Hải quan Đồng Nai

    34

    2.2.2. Thực trạng công tác quản lý Hải quan đối với hoạt động NSXXK tại Cục Hải quan Đồng Nai

    36

    2.2.2.1. Biện pháp quản l ý nợ thuế đối với nguyên vật liệu nhập khẩu

    36

    2.2.2.1.1. Biện pháp đôn đốc thu thuế

    37

    2.2.2.1.2. Biện pháp đôn đốc thanh khoản thuế

    39

    2.2.2.2. Ứng dụng CNTT trong thanh khoản nguyên vật liệu nhập khẩu

    41

    2.2.2.3. Quản l ý đối với hoạt động NSXXK của doanh nghiệp chế

    6

    xuất

    45

    2.2.3. Những khó khăn, vướng mắc trong quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NSXXK .

    46

    2.2.3.1. Đối với quản l ý nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu .

    46

    2.2.3.2. Đối với quản l ý nợ thuế, thanh khoản thuế

    47

    2.3. Đánh giá tình hình gian lận thuế, gian lận thương mại trong lĩnh vực NSXXK trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

    49

    2.3.1. Các hình thức gian lận

    49

    2.3.2. Các hạn chế trong quản l ý gian lận

    53

    2.4. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NSXXK

    57

    2.4.1. Điểm mạnh

    57

    2.4.2. Điểm yếu

    59

    2.4.3. Cơ hội

    60

    2.4.1. Thách thức

    60

    CHƯƠNG III

    GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN

    ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


    3.1. Dự báo về hoạt động NSXXK trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .

    62

    3.2. Quan điểm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NSXXK

    64

    3.3. Các giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NSXXK tại Cục Hải quan Đồng Nai trong bối cảnh hội nhập .

    65

    7

    3.3.1. Kiến nghị Bộ Tài chính hoàn thiện các văn bản, quy trình nghiệp vụ liên quan

    65

    3.3.2. Kiến nghị đối với Tổng cục hải quan .

    67

    3.3.3. Kiến nghị đối với Cục Hải quan Đồng Nai

    72

    3.2.4. Kiến nghị khác nhằm phát huy tính tự giác chấp hành pháp luật của doanh nghiệp .

    74

    Kết luận

    77

    Tài liệu tham khảo

    Phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...