Thạc Sĩ Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 28/8/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    #1 Quy Ẩn Giang Hồ, 28/8/15
    Last edited by a moderator: 28/8/15
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, thay đổi diện mạo và từng bước khẳng định tầm vóc của ngành trong nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người dân. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, thời đại toàn cầu hóa; ngành du lịch đứng trước những khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có sự đổi mới, tăng cường công tác QLNN, để ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”.
    Hà Giang là một tỉnh miền núi thuộc vùng kinh tế Tây Bắc có những lợi thế về tài nguyên, khí hậu và tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là các loại hình du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh, tâm linh, nghiên cứu. Trong những năm qua tỉnh Hà Giang luôn xác định ngành du lịch là ngành kinh tế động lực của tỉnh và ngành du lịch đã góp phần làm cho tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng tăng. Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành du lịch Hà Giang vẫn là một ngành chưa phát triển mạnh, chưa huy động được các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch; chưa thực sự khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế của tỉnh; một mặt do chưa đủ điều kiện khai thác, quan trọng hơn là QLNN còn có những bất cập, chưa thực sự tạo được môi trường kinh tế, xã hội, pháp luật thuận lợi để phát triển du lịch. Sự hạn chế, thiếu năng động của hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh là hệ quả hay là sản phẩm tất yếu của quá trình QLNN về xây dựng quy hoạch, thực hiện quy hoạch ngành; về quan điểm, phương hướng và cơ chế, chính sách thu hút, đầu tư phát triển ngành. Với điều kiện đặc thù về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và những ưu đãi khác do thiên nhiên ban tặng. Đặc biệt ngày 03/10/2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu
    2
    (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu. Đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á (ngày 22/9/2014 tại Canada mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu đã chính thức công nhận lại Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn tiếp tục là thành viên Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu); ngoài ra Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch đã công nhận Ruộng Bậc Thang Hoàng Su Phì là Di tích Quốc gia và nhiều phong tục tập quán của người Dân tộc thiểu số được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia Hiện nay ngành du lịch vẫn chưa thực sự phát huy được lợi thế này, thể hiện trên một số mặt chủ yếu như: lượng du khách đến với Hà Giang chưa nhiều, số ngày lưu trú bình quân và số lượng buồng phòng còn thấp, doanh thu dịch vụ du lịch chưa nhiều, chưa giải quyết được nhiều việc làm, cơ cấu của ngành du lịch nói riêng, ngành dịch vụ nói chung trong cơ cấu kinh tế của tỉnh còn thấp. Ngành du lịch khó có thể trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh nếu tình trạng trên tiếp tục tiếp diễn. Do vậy, việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống để tìm ra những giải pháp QLNN nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch tỉnh Hà Giang thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KTXH của tỉnh là yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả luận văn chọn đề tài: "Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang" để nghiên cứu là cần thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Làm thế nào để tăng cường công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang ?
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang, đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KTXH của tỉnh.
    3
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về du lịch, QLNN về du lịch. Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch, công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Thứ ba: Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    + Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang; + Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 đến nám 2013; + Về nội dung nghiên cứu: Luận văn chủ yếu nghiên cứu các hoạt động QLNN được thực hiện bởi chính quyền cấp tỉnh, như nghiên cứu các chính sách, công cụ, hoạt động QLNN về du lịch; công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian qua.
    4. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận, luận văn được trình bày trong 4 chương :
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận QLNN về du lịch.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2009-2013.
    Chương 4: Phương hướng và giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

    MỤC LỤC
    Danh mục các ký hiệu viết tắt . i
    Danh mục các bảng ii
    Danh mục các biểu đồ . iii
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
    2.1. Mục đích nghiên cứu . 2
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
    3.2. Phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Kết cấu của luận văn . 3
    Chương 1 . 5
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ . 5
    CƠ SỞ LÝ LUẬN QLNN VỀ DU LỊCH . 5
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch 5
    1.1.2. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu QLNN về du lịch . 10
    1.2. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về du lịch . 12
    1.2.1. Khái niệm du lịch và các đặc điểm của du lịch 12
    1.2.2. Các yếu tố tác động tới du lịch 17
    1.2.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về du lịch 20
    1.2.4. Vai trò quản lý nhà nước đối với du lịch . 22
    1.2.5. Yêu cầu đối với quản lý nhà nước về du lịch 25
    1.2.6. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp tỉnh . 28
    Chương 2 . 36
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 36
    2.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp . 36
    2.2. Phương pháp xử lý thông tin, tài liệu thứ cấp . 37
    2.3. Phương pháp phân tích thông tin . 37
    2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả . 37
    2.3.2. Phương pháp so sánh . 38
    2.3.3. Phương pháp tổng hợp . 38
    Chương 3 . 39
    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN . 39
    ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2009-2013 . 39
    3.1. Điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của Hà Giang tác động đến du lịch . 39
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên 39
    3.1.2. Những yếu tố về văn hoá . 43
    3.1.3. Những yếu tố về kinh tế - xã hội 47
    3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện, tiềm năng thế mạnh 51
    3.2. Thực trạng hoạt động du lịch ở Hà Giang giai đoạn 2009-2013 . 54
    3.2.1. Tình hình hoạt động du lịch . 54
    3.2.2. Đánh giá chung về hoạt động du lịch ở Hà Giang giai đoạn 2009-2013 61
    3.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2009-2013 . 63
    3.3.1. Việc tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước liên quan đến hoạt động du lịch và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch mang tính đặc thù, thuộc thẩm quyền của địa phương 64
    3.3.2. Công tác xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh 69
    3.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch; Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực giải quyết các thủ tục hành chính như đăng ký, cấp phép, ưu đãi đầu tư . 72
    3.3.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch . 75
    3.3.5. Tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia, trong hoạt động du lịch; giữa địa phương và Trung ương trong quản lý nhà nước về du lịch 77
    3.3.6. Thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch . 80
    3.3.7. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Hà Giang 81
    Chương 4 . 88
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG . 88
    CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 88
    TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG 88
    4.1. Dự báo, quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020 . 88
    4.1.1. Những yếu tố thuận lợi tác động đến phát triển du lịch . 88
    4.1.2. Những khó khăn thách thức cơ bản . 90
    4.1.3. Quan điểm phát triển du lịch 91
    4.1.4. Mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang 92
    4.1.5. Phương hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang 95
    4.2. Các giải pháp cơ bản tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang . 96
    4.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật
    về du lịch 96
    4.2.2. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, tập trung đầu tư có trọng điểm và thu hút đầu tư phát triển du lịch . 98
    4.2.3. Tăng cường hoàn thiện các cơ chế, chính sách có liên quan . 100
    4.2.4. Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch ở tỉnh Hà Giang . 102
    4.2.5. Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch chuyên nghiệp; tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành; cải cách thủ tục hành chính liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch 103
    4.2.6. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch . 107
    4.2.7. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch 108
    4.2.8. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch 109
    KẾT LUẬN . 111
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     
Đang tải...