Luận Văn Quản lý Nhà nước về du lịch - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Quản lý Nhà nước về du lịch - Thực trạng và giải pháp

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của đất nước ta đã có những bước phát triển nhảy vọt với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước ( GDP ) bình quân 7%/năm, cơ cấu ngành nghề ngày càng đa dạng, phong phú theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt trong 15 năm đổi mới vừa qua, các ngành dịch vụ ở nước ta đã có bước phát triển đặc biệt và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế.Trong cơ cấu các ngành dịch vụ, ngành du lịch ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, đặc biệt khi Việt Nam thực hiện quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế.
    Để ''Du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn'', một yêu cầu không thể thiếu đó là vai trò quản lý Nhà nước về Du lịch. Bởi lẽ, thông qua quản lý Nhà nước về Du lịch, Nhà nước sẽ định hướng cho du lịch phát triển về mọi mặt, khai thác lợi thế tối đa với mục tiêu đem lai lợi nhuận đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế. Cùng với sự ra đời của Tổng cục du lịch năm 1992, hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch đã được hình thành đồng bộ ở nước ta từ trung ương đến địa phương. Hệ thống cơ quan quản lý đó đã thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực du lịch, thể hiện bằng việc tạo lập môi trường pháp lý về du lịch, xây dưng các chương trình phát triển du lịch quy mô toàn quốc, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các chương trình du lịch, quản lý hệ thống doanh nghiệp hoạt động du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch, nâng cao vị thế du lịch Việt Nam trên trường quốc tế .
    Sự phát triển và đóng góp của công tác quản lý Nhà nước về du lịch trong việc phát triển ngành du lịch nước ta trong thời gian vừa qua là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong tiến trình đổi mới, trước những biến đổi sâu sắc trong cả nước và thế giới, ngành du lịch nước ta đang đứng trước thời cơ và thách thức to lớn trong việc phát triển.
    Để đáp ứng được những điều kiện đổi mới, công tác quản lý Nhà nước về du lịch phải không ngừng được hoàn thiện. Đó chính là lý do để tác giả chọn đề tài ''Quản lý Nhà nước về du lịch - Thực trạng và giải pháp'' làm đề tài nghiên cứu cho đề án môn học Kinh tế du lịch.
    Nội dung của đề án được chia làm ba chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận chung về quản lý Nhà nước và vai trò của quản lý Nhà nước về du lịch trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Chương II: Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về du lịch ở nước ta hiện nay.
    Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch.
    Đây là một đề tài rộng và phức tạp, hơn nữa do khả năng và thời gian có hạn nên không tranh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý và giúp đỡ của thày cô giáo và các bạn để đề án được hoàn thiện hơn.






    Lời mở đầu 1
    CHƯƠNG I . 3
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 3
    TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 3
    I. Du lịch, vị trí và vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tế quốc dân. 3
    1. Khái niệm về du lịch . 3
    2. Vị trí và vai trò của ngành du lịch trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ở nước ta 4
    II. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về du lịch. . 5
    1. Khái niệm quản lý Nhà nước và quản lý Nhà nước về du lịch 5
    2. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về du lịch . 6
    2.1_ Đối với nền kinh tế thị trường ở nước ta. . 6
    2.2_ Đối với ngành du lịch. . 7
    3. Chức năng và nội dung của quản lý Nhà nước về du lịch. . 8
    3.1_ Chức năng quản lý. . 8
    3.1_ Nội dung quản lý Nhà nước về du lịch 10
    CHƯƠNG II . 12
    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY . 12
    I. Khái quát chung về sự ra đời Tổng cục du lịch - cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch. 12
    1. Sự ra đời của Tổng cục du lịch 12
    2. Bộ máy quản lý của Tổng cục du lịch. . 13
    3. Chức năng quản lý của Tổng cục du lịch. . 14
    II. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về du lịch ở nước ta. . 15
    1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. 15
    2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý du lịch và việc phối hợp các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch . 16
    3. Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp 16
    4. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển du lịch. 18
    5. Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch . 18
    6. Quản lý Nhà nước về công tác quảng bá, hợp tác quốc tế và xúc tiến du lịch. 19
    III. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch ở nước ta. 20
    1. Về hệ thống pháp luật du lịch . 20
    2. Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch . 21
    3. Về công tác quản lý và quy hoạch du lịch . 22
    4. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho du lịch 24
    5. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch 24
    CHƯƠNG III 26
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH . 26
    I. Mục tiêu, phương hướng phát triển ngành du lịch và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý Nhà nước về du lịch ở nước ta trong giai đoạn tới . 26
    1. Mục tiêu, phương hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam 26
    2 Những vấn đề dặt ra cho công tác quản lý Nhà nước về du lịch ở nước ta trong giai đoạn tới . 27
    II- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch. 28
    1. Tạo lập môi trường pháp lý cho du lịch 28
    2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức du lịch . 29
    3. Sắp xếp, kiện toàn hệ thống các doanh nghiệp làm du lịch . 29
    4. Tăng cường phối hợp liên ngành nhằm cải cách, tháo gỡ một số vướng mắc trong du lịch . 30
    5.Tăng cường sự quản lý của Nhà nươc trong công tác đào tạo,bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch 31
    6. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường quốc tế và khu vực 31
    7. Khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường 32
    KẾT LUẬN 33
     
Đang tải...