Thạc Sĩ Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/2/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Danh mục các chữ viết tắt i
    Danh mục các bảng . ii
    Danh mục các biểu đồ iii
    PHẦN MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 1
    Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
    LUẬN, THỰC TIỄN 4
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 4
    1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh 9
    1.2.1. Một số vấn đề chung về hoạt động du lịch . 9
    1.2.2. Quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh 13
    1.2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở một số địa phương và
    bài học cho Quảng Ninh . 19
    Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN . 26
    2.1. Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu 26
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
    Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH . 28
    TẠI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2008 - 2013 . 28
    3.1. Thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Quảng Ninh . 28
    3.1.1. Tiềm năng, lợi thế của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển du lịch 28
    3.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 -
    2013 . 33
    3.1.3. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Ninh giai
    đoạn 2008 - 2013 37
    3.2. Đánh giá chung quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Ninh giai
    đoạn 2008 - 2013 52
    3.2.1. Những mặt thành công 52
    3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý
    nhà nước về du lịch . 54
    Chương 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC . 62
    VỀ DU LỊCH TẠI TỈNH QUẢNG NINH 62
    4.1. Những thuận lợi, khó khăn . 62
    4.1.1. Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển du lịch Quảng Ninh 62
    4.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh . 64
    4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Quảng Ninh 65
    4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch . 65
    4.2.2. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tạo lập môi trường kinh doanh tại
    tỉnh 67
    4.2.3. Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch, liên kết hợp tác trong phát
    triển du lịch . 69
    4.2.4. Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành
    du lịch ở tỉnh . 71
    4.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động du
    lịch . 73
    KẾT LUẬN . 76
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
    i
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
    2 HĐND Hội đồng nhân dân
    3 KT - XH Kinh tế - Xã hội
    4 QLNN Quản lý nhà nước
    5 UBND Ủy ban nhân dân
    6 UNESCO
    Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
    của Liên hiệp quốc
    7 VH,TT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    STT Bảng Nội dung Trang
    1. Bảng 3.1
    Số lượt khách đến Quảng Ninh từ năm 2008 -
    2014
    33
    2. Bảng 3.2
    Số lượng buồng khách sạn tại Quảng Ninh
    giai đoạn 2008 - 2011
    34
    3. Bảng 3.3
    Thu nhập từ khách du lịch giai đoạn 2008-
    2012
    35
    4. Bảng 3.4
    Ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư/doanh
    nghiêp ở Quảng Ninh
    42

    iii
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    STT Biểu đồ Nội dung Trang
    1 Biểu đồ 3.1
    Tổng thu nhập từ khách du lịch và tỷ lệ đóng
    góp vào GDP của tỉnh năm 2012
    34
    2 Biểu đồ 3.2
    Đóng góp của các ngành kinh tế vào GDP
    của tỉnh năm 2013
    35
    3 Biểu đồ 3.3 Cơ cấu nguồn khách năm 2012 36 1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    GIỚI THIỆU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tỉnh Quảng Ninh với vị trí địa lý, kinh tế thuận lợi, là tỉnh có nhiều tiềm
    năng, lợi thế để phát triển du lịch. Tỉnh Quảng Ninh có tuyến quốc lộ 18 trải
    dài trên 380km, là cầu nối giao thông, thương mại Việt Nam - Trung Quốc và
    là tuyến vận tải huyết mạch nối liền tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -
    Quảng Ninh, có cảng Cái Lân là cảng nước sâu duy nhất ở miền Bắc đón được
    các tàu du lịch lớn sức chứa trên 3.000 khách. Địa hình đa dạng, có núi, có
    biển, có đảo, có rừng và có vịnh Hạ Long với giá trị ngoại hạng toàn cầu về
    kiến tạo địa chất và giá trị thẩm mỹ, 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản
    Thế giới. Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh cũng đã được tiếp xúc với ngành
    nghề này từ lâu, là nhân lực có chuyên môn được đào tạo và có bề dày kinh
    nghiệm với nghề. Với thế mạnh đó, những năm qua, ngành Du lịch Quảng
    Ninh đã đạt được tăng trưởng tốt. Theo Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Quảng
    Ninh, năm 2013, tổng số lượt khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 7,5 triệu lượt,
    tăng 7% so với năm 2012 . Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2015, đón 8
    triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 3 triệu lượt, tổng doanh thu đạt 8.000
    tỷ đồng. Năm 2020, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh sẽ đạt 10,5 triệu
    lượt, trong đó khách quốc tế 4 triệu lượt, tổng doanh thu đạt 30.000 tỷ đồng.
    (Quảng Ninh kêu gọi đầu tư hạ tầng để phát triển du lịch, http://www.quangninh.gov.vn,
    21/2/2015).
    Sự phát triển nhanh chóng của du lịch Quảng Ninh cùng sự thay đổi
    trong bối cảnh quốc tế cùng và những xu thế phát triển mới trong ngành du
    lịch đang đặt ra nhiều vấn đề về hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) đối với
    lĩnh vực này để ngành du lịch của tỉnh có thể hoà nhập với xu hướng phát 2
    triển chung của ngành du lịch thế giới cũng như phát huy những giá trị
    riêng có. Thực tế cho thấy nhiều nội dung trong hoạt động quản lý nhà
    nước về du lịch vẫn còn một số hạn chế, chưa kịp thời và thiếu tính thực
    tiễn đang đặt ra bài toán cấp thiết về đổi mới cách nghĩ, đổi mới cách làm,
    đổi mới sản phẩm du lịch Quảng Ninh để không những duy trì lợi thế đã có
    mà còn tạo sự khác biệt trong cách thức làm du lịch so với các tỉnh khác.
    Những hạn chế này cũng gây khó khăn cho những doanh nghiệp kinh
    doanh trong lĩnh vực du lịch.
    Từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài "Quản lý nhà nước về du
    lịch tại tỉnh Quảng Ninh" nhằm nghiên cứu, đề xuất những giải pháp hoàn
    thiện quản lý nhà nước về du lịch, thúc đẩy ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh
    phát triển, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào sự phát
    triển chung của tỉnh trong thời gian tới.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng du
    lịch và hoạt động quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Ninh để chỉ ra
    những hạn chế nảy sinh cần giải quyết, đề xuất phương hướng và giải pháp
    hoàn thiện hoạt động này nhằm phát triển du lịch của tỉnh.
    Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Tổng hợp, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý
    nhà nước về du lịch cấp tỉnh.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh
    Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2013.
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà
    nước về du lịch, góp phần phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.
    3. Câu hỏi nghiên cứu
    - Những hạn chế trong quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Ninh? - Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện quản lý nhà nước về du
    lịch ở tỉnh Quảng Ninh góp phần phát triển du lịch của tỉnh?
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh
    Quảng Ninh.
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Phạm vi không gian nghiên cứu: địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
    - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản
    lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ 2008 - 2013 và đề xuất
    giải pháp đến năm 2020.
    - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Các nội dung của hoạt động quản lý
    nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Ninh.
    5. Dự kiến đóng góp của luận văn
    - Hệ thống hoá một số vấn đề về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch
    cấp tỉnh.
    - Phân tích thực trạng phát triển du lịch, thực trạng quản lý nhà nước về
    du lịch ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2013 từ đó chỉ ra những hạn chế
    trong quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Ninh.
    - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch nhằm
    góp phần phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
    6. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
    luận văn được kết cấu thành 4 chương:
    - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn
    - Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
    - Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Ninh
    - Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh
    Quảng Ninh
     
Đang tải...