Thạc Sĩ Quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm qua, dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài truyền hình Việt Nam đã có được nhiều thành tích góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước. Số lượng người dân sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền ngày càng nhiều. Chất lượng của dịch vụ cũng được nâng lên rõ rệt. Số lượng và chương trình truyền hình ngày càng phong phú, góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống thưởng thức văn hóa, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên việc quản lý nhà nước đối với dịch vụ truyền hình còn nhiều bất cập, chất lượng chưa tương xứng, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
    Công cuộc đổi mới của nước ta ngày càng đòi hỏi phải hoàn thiện hơn, càng mới mẻ hơn, sâu sắc hơn. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi dịch vụ truyền hình trả tiền phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và có ý nghĩa giáo dục, hướng tới những giá trị tích cực. Nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tuy có nhiều tiến bộ về xác định chủ trương, phương hướng, đường lối, nhưng việc xác định đối tượng, mục tiêu, cách thức quản lý còn chậm, gặp nhiều lúng túng.
    Những thay đổi trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và đặc biệt là sự thay đổi trong cơ chế vận hành của nền kinh tế đã dẫn đến những thay đổi tất yếu trong quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền . Việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước kéo theo nền hành chính phải có sự thay đổi phù hợp.
    Hiện nay, cả nước có khoảng 2,5 triệu thuê bao và có khoảng 100 kênh loại hình dịch vụ thông tin, giải trí này. Hiện tại, từ đô thị đến nông thôn, truyền hình trả tiền được nhiều người dân sử dụng. Cùng với đó, các đơn vị là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (Đài Truyền hình Việt Nam, các đài phát thanh truyền hình các tỉnh thành, các doanh nghiệp .) đang có xu hướng áp dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên, do đây là một loại hình dịch vụ mới nên công tác quản lý, nhất là các cơ chế, chính sách có liên quan chưa thống nhất, đồng bộ, đầy đủ, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ cũng như công tác quản lý nhà nước đối với loại hình cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ này, đặc biệt là các vi phạm về bản quyền hoặc cung cấp một số chương trình truyền hình chưa được phép hoặc chưa mua bản quyền, việc xem xét, kiểm soát, xét duyệt chương trình
    Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền, ngày 24/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ban hành Quy chế hoạt động truyền hình trả tiền. Theo đó, các đơn vị hoạt động dịch vụ truyền hình trả tiền được tổ chức lại theo quy chế của Chính phủ; khuyến khích truyền hình trả tiền theo công nghệ hiện đại vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí ngày càng đa dạng của người dân.
    Nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, trong những năm qua, nhà nước ban hành nhiều chính sách phát triển dịch vụ truyền hình, nhờ đó, hệ thống truyền hình trả tiền đã có sự phát triển nhanh. Hiện nay, mỗi tỉnh, thành phố trong cả nước đều có một mạng truyền hình cáp, 43% hộ gia đình ở thành thị sử dụng truyền hình cáp, 18% hộ gia đình sử dụng thiết bị thu tín hiệu từ vệ tinh.
    Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho biết, truyền hình trả tiền ở Việt Nam, bên cạnh những mặt tích cực, đã bộc lộ nhiều nội dung cần có sự quản lý và điều chỉnh để phát triển bền vững. Đó là tình trạng buông lỏng quản lý, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm bản quyền xảy ra ở nhiều đơn vị, cá nhân . Do đó, bên cạnh sự phát triển cần phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước đề truyền hình trả tiền phát triển vững chắc.
    Chính sách quản lý truyền hình trả tiền sẽ khuyến khích phát triển loại hình dịch vụ này theo công nghệ hiện đại nhằm hỗ trợ tối đa việc truyền tải các chương trình, kênh chương trình phát thanh, truyền hình trong nước vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, vừa góp phần nâng cao dân trí đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần lành mạnh của người dân, bảo vệ và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    Bên cạnh đó, cần quản lý chặt chẽ việc cung cấp nội dung các chương trình, kênh chương trình tuyền hình trả tiền theo quy định của pháp luật về báo chí; quản lý hạ tầng kỹ thuật truyền hình trả tiền theo qui định của pháp luật về viễn thông; bảo đảm phát triển thị trường tuyền hình trả tiền có cạnh tranh lành mạnh, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí đa dạng của người dân, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
    Với tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực truyền hình trả tiền đã có một số văn bản chỉ đạo một số cơ sở của trực thuộc lĩnh vực truyền hình trả tiền phải nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình cũng như chất lượng phục vụ. Với yêu cầu cấp thiết này tác giả đã chọn đề tài: Quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ quản lý hành chính công.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài nhằm mục đích hoàn thiện và đổi mới quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 nói chung cũng như Quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Phân tích, tổng hợp và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam nói chung và tại Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng, bao gồm các vấn đề cơ bản như: Các khái niệm, bản chất, đặc điểm, nội dung và các yếu tố tác động.
    - Trên cơ sở lý luận của chương 1, chỉ ra được thực trạng, những mặt mạnh và những vấn đề còn tồn tại của công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực truyền hình trả tiền tại Việt Nam nói chung và tại Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng.
    - Trên cơ sở thực trạng luận văn đề ra một số nhóm giải pháp chung từ đó có những kiến nghi cụ thể để nhằm hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Những nội dung chủ yếu trong công tác quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 nói chung và tại Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu:
    - Phạm vi đối tượng:
    + Khách thể chính: Nghiên cứ và khảo sát đối với các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
    ( Bộ Thông tin và truyền thông; cục quản lý phát thanh và truyền hình; các cơ quan có thẩm quyền .)
    + Khách thể phụ: Đài truyền hình Việt Nam. Khảo sát từ thực tế, từ các chuyên gia, các tổ chức, công dân khác .
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1. Phương pháp luận khoa học:
    Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và một số thành tựu của khoa học quản lý, khoa học tâm lý, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật
    5.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
    Phân tích, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch, đánh giá
    5.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
    Khảo sát, phỏng vấn sâu, thực nghiệm
    6. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
    - Trong quá trình nghiên cứu lý luận về truyền hình trả tiền, đề cập tới các khía cạnh khác nhau của đề tài đã có nhiều bài báo, báo cáo nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí, các báo .
    Ngoài ra, vấn đề quản lý nhà nước về truyền hình trả tiền luôn được đề cập tới trong các cuốn sách nghiên cứu nghiệp vụ của các cơ sở đào tạo truyền hình. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, hầu hết các tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ đề cập giải quyết một số khía cạnh của vấn đề, những hiện tượng đơn lẻ của thực tiễn truyền hình trả tiền hiện nay. Chưa có một công trình nghiên cứu sâu, đầy đủ, có trọng tâm, trọng điểm và toàn diện về vấn đề này với tư cách là một đề tài nghiên cứu khoa học. Chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách trọn vẹn, toàn diện vai trò của quản lý nhà nước đối với truyền hình trả tiền, thông qua hệ thống văn bản pháp lý và đánh giá ác động của quản lý đối với truyền hình trả tiền, mặc dù đây là một vấn đề có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn.
    Với những lý do trên, luận án đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu tìm hiểu sự quản lý của nhà nước đối với truyền hình trả tiền thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (văn bản pháp lý), bước đầu tìm hiểu quá trình thực thi các văn bản đó trong thực tiễn hoạt động của truyền hình trả tiền, qua đó đưa ra nhận xét ban đều về tính đúng đắn, sáng suốt và giá trị lý luận, giá trị thực tiễn của nội dung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về truyền hình trả tiền.
    7. Những đóng góp mới của luận văn
    - Xây dựng được các luận điểm khoa học mới về quản lý nhà nước đối với dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
    - Chỉ ra được thực trạng
    - Đề xuất các giải pháp và xây dựng mô hình quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam một cách hiệu quả.
    8. Gỉa thuyết nghiên cứu
    Nếu nghiên cứu thành công kết quả của đề tài sẽ được ứng dụng trong thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
    9. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền giai đoạn 2011-2020.
    Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
    Chương 3. Những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và đổi mới dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020.


    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu. 4
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4
    4.1. Đối tượng nghiên cứu: 4
    4.2. Phạm vi nghiên cứu: 4
    5. Phương pháp nghiên cứu. 5
    5.1. Phương pháp luận khoa học: 5
    5.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận: 5
    5.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 5
    6. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: 5
    7. Những đóng góp mới của luận văn. 6
    8. Gỉa thuyết nghiên cứu. 6
    9. Kết cấu của luận văn. 6
    Chương 1. 8
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI VIỆT NAM . 8
    1.1. Quan niệm quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền. 8
    1.1.1. Thế nào là truyền hình trả tiền. 8
    1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý nhà nước đối với dịch vụ truyền hình trả tiền 22
    Chương 2. 36
    THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI VIỆT NAM 36
    2.1. Thực trạng về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam 36
    2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam 48
    2.3. Đánh giá thực trạng dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam. 54
    Chương 3. 59
    ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020. 59
    3.1. Các định hướng. 59
    3.2. Các giải pháp. 69
    - Nhóm giải pháp về thể chế. 69
    Giải pháp về tổ chức bộ máy, kỹ thuật nâng cao chất lượng. 72
    3.3. Một số kiến nghị: 80
    * Các kiến nghị chung : 80
    * Các kiến nghị cụ thể : 81
    KẾT LUẬN 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...