Chuyên Đề Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng (50 trang)

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

    Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

    II -QUI CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

    1. Những nguyên tắc cơ bản của quản lý đầu tư xây dựng

    Nguyên tắc quản lý là các quy tắc lãnh đạo, những luận điểm cơ bản, những tiêu chuẩn hành động bắt buộc mọi cấp, mọi ngành làm công tác quản lý phải tuân theo do điều kiện kinh tế- xã hội đã hình thành trong xã hội.

    Để công tác quản lý đầu tư xây dựng đạt hiệu quả, yêu cầu các cấp lãnh đạo cũng như các thành viên tham gia công tác này phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

    - Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và phân cấp quản lý đầu tư xây dựng phù hợp với từng loại nguồn vốn đầu tư và chủ đầu tư.

    - Các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư phải được quản lý chặt chẽ theo trình tự đầu tư xây dựng quy định đối với từng loại vốn.

    - Đối với các hoạt động đầu tư, xây dựng của nhân dân, Nhà nước chỉ quản lý về quy hoạch, kiến trúc và môi trường sinh thái.

    - Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước, của chủ đầu tư của tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư xây dựng.

    2. Nội dung quy chế quản lý đầu tư xây dựng (xem nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về việc ban hành QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG)

    Quy chế quản lý đầu tư xây dựng bao gồm các nội dung chính sau:

    a. Những quy định chung b. Chuẩn bị đầu tư
    c. Giai đoạn thực hiện đầu tư

    Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện các nội dung quy định tại phần này được thực hiện theo quy định trong Quyết định đầu tư của dự án và Quy chế đấu thầu.

    d. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng


    e. Hình thức quản lý thực hiện dự án

    Tùy theo quy mô, tính chất của dự án và năng lực của mình, chủ đầu tư lựa chọn một trong các hình thức quản lý thực hiện dự án sau:

    - Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án;

    - Chủ nhiệm điều hành dự án;

    - Chìa khoá trao tay;

    - Tự thực hiện dự án. f. Chi phí xây dựng
    g. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

    III - ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

    1. Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư

    Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một tời gian tương
    đối dài nhằm thu về lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội.

    Tài nguyên: lao động, đất đai, nguyên vật liệu, mặt nước Tài nguyên là nguồn vốn gọi chung là nguồn lực.
    Hoạt động đầu tư trong xây dựng thường gồm hai hình thức:

    - Đầu tư cơ bản là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố định đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội nhằm thu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau.

    - Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng mới tài sản cố định.

    Xây dựng cơ bản là một khâu trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Kết quả của hoạt động xây dựng cơ bản (khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt .) là tạo ra tài sản cố định có một năng lực sản xuất và phục vụ nhất định, bằng các hình thức xây dựng mới, xây dựng lại khôi phục và mở rộng các tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân thuộc các lĩnh vực sản xuất vật chất cũng như phi sản xuất vật chất.

    Dự án là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc, mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó. Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án không có tính chất đầu tư.

    Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định.

    2. Phân loại và trình tự lập dự án đầu tư

    3. Những nội dung chính của dự án đầu tư


    Tuỳ từng dự án đầu tư chủ đầu tư phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, hay cả hai loại. Nội dung của các báo cáo đó như sau:

    ¾ Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

    - Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn.

    - Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư.

    - Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất trên cơ sở giảm tới mức tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi trường, xã hội và tái định cư (có phân tích, đánh giá cụ thể).

    - Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có) và các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng;

    - Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng;

    - Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn; khả
    năng hoàn vốn và trả nợ, thu lãi;

    - Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế- xã hội của dự án;

    - Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác của các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có)

    ¾ Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi

    - Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư;

    - Lựa chọn hình thức đầu tư:

    - Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án có sản xuất);

    - Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm, tuyến công trình) phù hợp với quy hoạch xây dựng (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm, trong đó có đề xuất giải pháp hạn chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội);

    - Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có);

    - Phân tích. lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ (bao gồm cả cây trồng. vật nuôi nếu có);

    - Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường;

    - Xác định nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, tổng mức
    đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...