Luận Văn Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh U Đôm Xay - Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Vốn và công nghệ là chìa khoá, là điều kiện hàng đầu để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở mọi quốc gia và là xu thế của thời đại.
    Đầu tư nước ngoài là một giải pháp hữu hiệu, là một lợi thế mà các nước đi sau có thể tận dụng để phát triển thay vì phải mất hàng trăm năm tích luỹ ban đầu. Các quốc gia đi sau có thể "mượn vốn, công nghệ, kinh nghiệp quản lý " của các quốc gia đi trước nhằm tạo ra một gia tốc đủ lớn để chiến thắng sức ỳ của nền kinh tế vốn đã còm cõi, lạc hậu.
    Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là một nước nghèo, nền kinh tế kém phát triển nói chung và tỉnh U Đôm Xay nói riêng. Để vượt qua tình trạng đó, phải mở cửa nền kinh tế, khai thác triệt để nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Từ khi luật đầu tư nước ngoài được ban hành ngày 25/7/1988, cùng với cả nước, U Đôm Xay đã không ngừng nỗ lực kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào U Đôm Xay. Hiện nay, U Đôm Xay đang có 42 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế và giải quyết được các vấn đề xã hội của tỉnh. Tuy nhiên việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều yếu điểm mà nguyên nhân chủ yếu là thuộc về sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Hậu quả là nhiều dự án đã suy giảm về số lượng dự án, lẫn số vốn đầu tư, trong đó nhiều dự án phải rút giấy phép, hoặc phải đình chỉ trước thời hạn vì nhiều lý do. Làm thế nào để ngăn chặn đã giảm sút đầu tư nước ngoài và tăng cường cạnh tranh lấy vốn đầu tư nước ngoài là một nhiệm vụ được đặt ra cho nhà nước. Do vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu "Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh U Đôm Xay - Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào" nhằm góp phần giải quyết những vấn quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    - Nghiên cứu hoạt động quản lý Nhà nước đối với việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh U Đôm Xay và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại U Đôm Xay.
    3. Phương pháp nghiên cứu.
    Về mặt lý luận, luận văn dựa vào cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, các lý thuyết kinh tế và quản lý Nhà nước về kinh tế. Về mặt phương pháp nghiên cứu, khoá luận sử dụng phương pháp tiếp cận. Hệ thống, phương pháp thống kê, phân tích so sánh, thu thập thông tin tài liệu để làm sáng tỏ nội dung của vấn đề nghiên cứu.
    4. Kết cấu khoá luận.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khoá luận gồm 3 chương:
    Chương I: Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    Chương II: Thực trạng quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh U Đôm Xay.
    Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại U Đôm Xay.
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP 3
    NƯỚC NGOÀI . 3
    1.1 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. . 3
    1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài . 3
    1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
    1.1.3. Sự cần thiết khách quan của đầu tư trực tiếp nước ngoài 9
    1.1.4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các nước chậm và đang phát triển . 10
    1.1.5. Một số hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước nhận đầu tư. 13
    1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. . 15
    1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. 15
    1.2.2. Chức năng và vai trò của QLNN đối với FDI . 16
    1.2.3. Nội dung của QLNN đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài 17
    1.2.3.1. Xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 17
    1.2.3.2. Thiết lập quan hệ ngoại giao nhằm tạo các tiền đề chính trị pháp lý cho việc tạo dựng các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và FDI nói riêng. 17
    1.2.3.3. Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. . 18
    1.2.3.4. Tạo dựng môi trường đầu tư. . 19
    1.2.3.5. Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài. 19
    1.2.3.6. Tổ chức bộ máy quản lý đối với FDI. . 20


    1.3 KINH NGHIỆM QLNN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA. 20
    1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 20
    1.3.2. Kinh nghiệm quản lý FDI của một số tỉnh thành Việt Nam 22
    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH U ĐÔM XAY 27
    2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH U ĐÔM XAY. . 27
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên . 27
    2.1.2. Các điều kiện kinh tế xã hội . 28
    2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 29
    2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng xã hội. . 30
    2.2. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI LÀO. 32
    2.3. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI CỦA TỈNH U ĐÔM XAY. 33
    2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn . 33
    2.3.2. Tình hình thực hiện các dự án FDI tại U Đôm Xay 35
    2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĐÔM XAY. 41
    2.4.1. Giới thiệu bộ máy quản lý Nhà nước đối với FDI trên địa bàn tỉnh U Đôm Xay. 41
    2.4.2. Thực trạng quản lý Nhà nước với đầu tư trực tiếp nước ngoài U Đôm Xay 44
    2.4.2.1 Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kih tế xã hội. 44
    2.4.2.2 Các chính sách khuyến khích ưu đãi hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh. 44
    2.4.2.3 Công tác xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật. 46
    2.4.2.4 Công tác xây dựng cơ chế quản lý và các bước triển khai thủ tục hành chính. 47
    2.4.2.5 Công tác xúc tiến, vận động đầu tư. 50
    2.4.2.6 Công tác quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 50


    2.4.3. Những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với FDI tại U Đôm Xay 52
    2.4.3.1. Những kết quả đạt được. 52
    2.4.3.2. Những hạn chế. . 55
    2.4.3.3. Nguyên nhân. 61
    CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH U ĐÔM XAY 64
    3.1. PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH U ĐÔM XAY. . 64
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI U ĐÔM XAY. 68
    3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật . 69
    3.2.2. Đẩy mạnh công tác qui hoạch phát triển kinh tế xã hội phục vụ việc thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh U Đôm Xay 71
    3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về FDI . 75
    3.2.4. Đẩy mạnh ban hành các cơ chế khuyến khích FDI . 76
    3.2.5. Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính trong QLNN đối với FDI trên địa bàn tỉnh U Đôm Xay 77
    3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cán bộ làm công tác quản lý FDI. 79
    3.2.7. Nâng cao nhận thức 81
    3.2.8. Đẩy mạnh đổi mới công tác vận động thương mại xúc tiến đầu tư. 82
    3.3.9. Tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án FDI đã cấp phép trên địa bàn. 84
    KẾT LUẬN . 86
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 87
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...