Luận Văn Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sỹ quản lý Hà

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài Luận văn Thạc sỹ: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh” (Luận văn thạc sỹ quản lý Hành chính công 2012 với đầy đủ Phụ lục, bảng tóm tắt, số liệu .).


    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Đất đai là tài nguyên đặc biệt. Trước hết bởi đất đai có nguồn gốc tự nhiên, là tặng vật tự nhiên dành cho con người, cho loài người; tiếp đến mới là thành quả do tác động khai phá của con người. Đất đai có độ màu mỡ tự nhiên, nếu chúng ta biết sử dụng và cải tạo hợp lý thì đất đai không bị thoái hoá mà ngược lại đất đai lại càng tốt hơn.

    Đất đai còn là loại hàng hóa đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất là vật thể chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh trong đó có tác động của con người. Độ phì nhiêu của đất, sự phân bổ không đồng nhất, đất tốt lên hay xấu đi, được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp tuỳ thuộc vào sự quản lý Nhà nước và kế hoạch, biện pháp khai thác của người quản lý, sử dụng đất.
    QLNN về đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch sử dụng đất đai chi tiết cho mình; xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai; làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hóa - xã hội.

    - Mặt khác, QLNN về đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng); ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường.
    Nhận thức được ý nghĩa to lớn của quản lý nhà nước đối với đất đai, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh” để làm luận văn thạc sỹ quản lý Hành chính công.

    2. Mục tiêu nghiên cứu:

    - Hệ thống một số lý luận chung về quản lý nhà nước về đất đai.
    - Khảo sát, tìm hiểu thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận hiện nay.
    - Đánh giá bước đầu về những thành tựu, mặt hạn chế, khiếm khuyết trong quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian qua.
    - Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng rút ra được các nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện qui trình quản lý đất đai nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác quản lý đất đai tại địa phương.

    3. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:

    - Luật Đất Đai 2003 ngày 10 tháng 12 năm 2003.
    - Nghị định số 181/20041NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003.
    - Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 1 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
    - Luận án Tiến sỹ kinh tế của Trần Thế Ngọc "Chiến lược quản lý đất đai Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010"
    - Luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Quang Tuyến "Địa vị pháp lý người sử dụng đất trong các giao dịch dân sự, thương mại về đất đai"
    - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của PGS - Tiến sỹ Phạm Hữu Nghị, Viện nghiên cứu địa chính- Tổng cục Địa chính: "Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất"
    - Tham luận số 03, “Tác động quy trình giao dịch đất đai đối với người nghèo áp dụng phương pháp DE SOTO” (2005) ), nghiên cứu về các quy trình giao dịch đất đai hiện hành, ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng và phát triển kinh tế, đặc biệt của người nghèo của ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
    - Nghiên cứu của tổ chức tư vấn: “Strengthening environmental Management and Land Administration Viet Nam- Sweden comporation Program (SEMLA)”, đánh giá đối với hệ thống Luật đất đai của Việt Nam: “Các báo cáo đánh giá hệ thống luật đất đai”
    - Luận văn “Phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước về đất đai nhìn từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” của Nguyễn Hữu Lý
    - Luận văn “Hoàn thiện việc phân cấp trong lĩnh vực giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư” của Hoàng Ngọc Phương.

    4. Đối tượng đề tài nghiên cứu:

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh.

    5. Phạm vi nghiên cứu:

    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác công tác quản lý nhà nước về đất trên địa bàn Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất các giải pháp chung để tằng cường và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Quận 11.

    6. Phương pháp nghiên cứu:

    - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học hệ thống, sưu tầm và thu thập thông tin từ thực tiễn, phân tích tổng hợp, so sánh để đi đến đánh giá khoa học về thực trạng của quá trình công tác quản lý nhà nước về đất đai.
    - Thu thập, tổng hợp số liệu từ hoạt động của Phòng Tài Nguyên Môi Trường Quận 11, Phòng Nội vụ, UBND Quận 11, Viện nghiên cứu và phát triển, Sở Tài Nguyên Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh.
    - Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh đánh giá, tổng hợp những vấn đề từ đó đề xuất các giải pháp.

    7. Dự kiến đóng góp của luân văn:

    - Đánh giá các mặt tích cực và hạn chế cũng như những vấn đề đặt ra hiện nay của công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận 11.
    - Phân tích các nguyên nhân làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về về đất đai trên địa bàn Quận 11.
    - Luận văn hướng tới những giá trị về thực tiễn đối với việc quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận 11, có thể làm tài liệu tham khảo cho chính quyền địa phương nghiên cứu thực hiện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai.

    8. Kết cấu của luận văn

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương gồm:
    Chương 1: Cơ sở lý luận cho công tác quản lý nhà nước về đất đai cấp quận huyện tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
    Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh.
    Chương 3: Giải pháp tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai của Quận 11

    MỤC LỤC

    Trang
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CẤP QUẬN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 5
    1.1 Một số khái niệm cơ bản. 5
    1.2 Quản lý nhà nước về đất đai 7
    1.2.1 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai 7
    1.2.2 Đối tượng của QLNN về đất đai: 9
    1.2.3 Nguyên tắc QLNN về đất đai 10
    1.2.4 Mục đích quản lý nhà nước về đất đai 11
    1.2.5 Phương pháp QLNN về đất đai 13
    1.3 Hệ thống bộ máy và công cụ quản lý nhà nước về đất đai 19
    1.3.1 Vai trò của quản lý nhà nước trong đất đai 19
    1.3.2 Bộ máy Quản lý nhà nước về đất đai (từ trung ương đến địa phương) 21
    1.3.3 Công cụ quản lý nhà nước về đất đai 24
    1.3.3.1 Luật pháp về đất đai 24
    1.3.3.2 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 25
    1.3.3.3. Chính sách tài chính đất đai 26
    1.4 Phân cấp trong quản lý đất đai 27
    1.4.1 Cấp trung ương: Bộ Tài nguyên và Môi trường. 27
    1.4.2 Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 28
    1.4.3 Cấp quận, huyện. 29
    1.4.4 Cấp xã: Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn. 31
    1.5 Những yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà nước về đất đai 31
    1.5.1 Định hướng phát triển đô thị 31
    1.5.2 Định hướng sử dụng đất 33
    1.5.2.1 Định hướng sử dụng đất của Thành Phố Hồ Chí Minh. 34
    1.5.2.2 Định hướng sử dụng đất của Quận 11. 34
    1.5.3 Quản lý đất đai đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững và các nhiệm vụ chiến lược. 37
    1.5.3.1 Về phát triển bền vững. 37
    1.5.3.2 Về ứng phó biến đổi khí hậu. 40
    1.5.4 Qui trình tổ chức thực hiện và nguồn nhân lực quản lý. 41
    1.6 Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về đất đai 42
    1.6.1. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về đất đai trong nước. 42
    1.6.1.1 Kinh nghiệm từ quận Gò Vấp – TPHCM . 42
    1.6.1.2 Kinh nghiệm từ thị trấn Tiên Lãng xã Vinh Quang– Hải Phòng. 43
    1.6.2 Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về đất đai các nước. 44
    1.6.2.1 Kinh nghiệm quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ Singapore. 44
    1.6.2.2 Kinh nghiệm từ Inđônexia. 46
    1.6.2.3 Kinh nghiệm chống đầu cơ đất từ Hàn Quốc: 47
    1.7 Tiểu kết chương. 48
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 49
    2.1. Sơ lược về Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh. 49
    2.1.1 Vị trí địa lý, qui mô, diện tích. 49
    2.1.2 Đặc điểm về dân số và tình hình SDĐ trên địa bàn: 51
    2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế xã hội và phát triển đô thị trên địa bàn. 53
    2.1.4 Mục tiêu quản lý nhà nước về đất đai của Quận 11. 55
    2.1.5 Tình hình sử dụng đất tại địa bàn. 56
    2.1.5.1 Phân bố tài nguyên đất 56
    2.1.5.2 Các công trình dự án trọng điểm thực hiện trong năm 2010: 57
    2.1.5.3 Tình hình sử dụng đất đâi trên địa bàn : 58
    2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai tại quận 11. 63
    2.2.1 Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý nhà nước về đất đai tại quận: 63
    2.2.2. Công cụ để quản lý nhà nước về đất đai tại Quận 11. 67
    2.2.2.1 Hệ thống pháp lý về đất đai 67
    2.2.2.2 Quy hoạch chung xây dựng Quận 11. 69
    . 70
    2.2.2.4 Chính sách tài chính. 72
    2.2.2.5 Văn hóa truyền thống. 73
    2.2.3 Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai của UBND Quận 11. 74
    2.2.3.1 Phương pháp hành chính. 74
    2.2.3.3 Phương pháp tuyên truyền giáo dục. 76
    2.2.4 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai của của Quận 11. 77
    2.2.4.1 Công tác quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất. 77
    2.2.4.3 Đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 79
    2.2.4.4 Quản lý tài chính về đất đai. 80
    2.2.4.5. Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính. 81
    2.2.4.6. Quản lý và phát triển thị trường bất động sản và thông tin về đất đai 82
    2.2.4.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất 84
    2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của Quận 11. 84
    2.3.1 Hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội: 84
    2.3.2 Những tác động về môi trường trong quá trình sử dụng đất 85
    2.3.3 Tính hợp lý trong việc sử dụng đất 86
    2.3.4 Hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai 87
    2.4. Nguyên nhân tồn tại quản lý nhà nước về đất đai của Quận 11 và vấn đề chủ yếu cần giải quyết 88
    2.5 Tiểu kết chương 2. 90
    CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VÀ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA QUẬN 11. 92
    3.1 Quan điểm cho việc thiết lập giải pháp tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Quận 11. 92
    3.2.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý nhà nước về đất đai 93
    3.2.2 Dự báo những điểm nóng phát sinh cần quản lý. 93
    3.2.3 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai 95
    3.2.3.1 Tăng cường công tác quản lý thủ tục hành chính về đất đai và giải quyết các vấn đề phát sinh tại các điểm nóng. 95
    3.2.3.2. Thanh tra kiểm tra việc chấp hành luật pháp và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai 96
    3.2.4 Nâng cao năng lực bộ máy cán bộ quản lý nhà nước. 97
    3.2.4.1. Tăng cường năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhà nước về đất đai 97
    3.2.4.2. Hoàn thiện tổ chức phân công thực hiện quản lý nhà nước về đất đai 98
    3.2.5 Công khai, minh bạch thông tin sử dụng đất 100
    3.2.5.1. Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và thông tin đất đai 100
    3.2.5.2 Cơ chế khen thưởng, khuyến khích người dân tham gia cùng nhà nước trong quá trình lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất. 102
    3.2.6.1. Lập và quản lý quy hoạch đất đai 103
    3.2.6.2 Ứng dụng công nghệ GIS vào Quản lý nhà nước về Quy hoạch. 105
    KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ. 108
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo tình hình QLNN về đất đai từ năm 2005 đến năm 2010 và quy hoạch sử dụng đất đến 2020 trình chính phủ, Hà Nội.
    2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Báo cáo Tổng kết 10 năm thi hành Luật đất đai (1993 – 2003), Hà Nội.
    3. Công Báo nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
    4. Chi cục thuế Quận 11, Báo cáo tình hình thu chi thuế và các khoản liên quan các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, TPHCM.
    5. Phan Đại Doãn (1996), Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay-Một số vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    6. Nguyễn Ngọc Hiến (2005), Kỹ năng quản lý đất đai, Nxb Chính trị Quốc gia.
    7. Học viện Hành chính quốc gia (2008), Quản lý nhà nước về Đô Thị, Học viện Hành chính Quốc gia
    8. Học viện Hành chính quốc gia (2002), Thuật ngữ hành chính, Bộ Nội vụ, Học viện Hành chính Quốc gia, Viện nghiên cứu Hành chính.
    9. Hội thảo Khoa học (2004), Tình hình thị trường BĐS trong vài năm gần đây và những vấn đề đặt ra, Hội thảo Khoa học, Thị trường BĐS, Viện nghiên cứu Địa chính, Viện NCKH Thị trường Giá cả
    10. Trịnh Duy Luân (2005), Xã hội học Đô thị, Nxb Khoa học Xã hội.
    11. Phạm Hữu Nghị (2000), Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Viện nghiên cứu Địa chính, Tổng cục Địa chính.
    12. Nghị định số 181/20041NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003.
    13. Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
    14. Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
    15. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Hà Nội.
    16 Trịnh Hồng Nga (2006), Tìm hiểu Luật Kinh doanh bất động sản , Nhà xuất bản Lao động.
    17. Nhà xuất bản Lao động (2008), Luật đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, TPHCM.
    18. Nhà xuất bản Lao động (2010), hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
    19. Trần Thế Ngọc (1997), Chiến lược quản lý đất đai thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, Luận án TS Kinh tế: 5.02.05, Tp. Hồ Chí Minh.
    20. Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận 11, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai 5 năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, TPHCM.
    21. Phòng Nội vụ Quận 11 (2010), Báo cáo tình hình cán bộ công chức Quận 11 năm 2010, TPHCM.
    22. Quốc Hội (1992), Hiến pháp năm 1992, Nxb Chính trị Quốc gia
    23. Quốc Hội (1995), Luật đất đai năm 1993, Các văn bản pháp luật về quản lý đô thị, Nxb Lao động
    24. Quốc Hội (2006), Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Nxb Lao động.
    25. Quốc Hội (2007), Bộ Luật dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia.
    26. Quốc Hội (2003), Luật đất đai 2003, Hệ thống văn bản pháp luật mới nhất về quản lý, kinh doanh và tài chính đối với BĐS, Nxb Tài chính.
    27. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2008), Quản lý nhà nước về đất đai, Nxb chính trị quốc gia.
    28. Lê Quang Trí (2005), Quy hoạch sử dụng đất, Nxb chính trị quốc gia.
    29. UBND Quận 11 (2011), Báo cáo tình hình quản lý nhà nước trên địa bàn quận năm 2010.
    30. UBND Quận 11(2006), Niêm giám thống kê năm 2005, Nxb Thống kê.
    31. UBND Quận 11(2007), Niêm giám thống kê năm 2006, Nxb Thống kê.
    32. UBND Quận 11(2008), Niêm giám thống kê năm 2007, Nxb Thống kê.
    33. UBND Quận 11(2009), Niêm giám thống kê năm 2008, Nxb Thống kê.
    34. UBND Quận 11(2010), Niêm giám thống kê năm 2009, Nxb Thống kê.
    35. UBND Quận 11(2011), Niêm giám thống kê năm 2010, Nxb Thống kê.
    36. Viên nghiên cứu phát triển, Ứng dụng công nghê GIS vào công tác quy hoạch
    37. Viet Nam net (2010), Còn khá phổ biến tình trạng quy hoạch "treo" và sử dụng lãng phí đất đai, ngày 13/6/2010, http: //www.mof.gov.vn/
    38. Viet Nam net (2010), Thị trường bất động sản Việt Nam Báo điện tử Vietnamnet http://Vietnam net.vn/chinh tri.
    39. VnExpress (2010), “Hội nghị đánh giá kết quả giải quyết công ăn việc làm 2005-2010”, ngày 20/5/2010, http://Vietnam xpress.vn//tintuc
    40. VnExpress (2006), “Phát biểu và trả lời phỏng vấn của ông GS- TS. KH. Đặng Hùng Võ Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi Trường Việt Nam”, ngày 15/05/2010, http://Vietnam express. vn//tintuc.
    41. Đặng Hùng Võ (2005) Tham luận hội thảo Đổi mới hệ thống tài chính đất đai.
    42. Website Bộ Thương Mai (2010), Giá đất mới cho 2009: Chưa sát thực tế, Diễn đàn trao đổi, (ngày 5/1/2010), http://www. mof. gov. vn/
    43. Website Bộ Thương Mai (2010), Hàng triệu m2 nhà, đất công bị sử dụng sai mục đích, Diễn đàn trao đổi (ngày 9/10/2010), http://www.mof.gov.vn/
    44. World Bank (2010), Báo cáo Phát triển Việt Nam 2010, World Bank, http://www.worldbank.org/urban/housing/diamond.pdf.
    45. Website Ủy Ban Nhân Dân Quận 11, http://www.hochiminhcity.gov.vn/
    46.Website Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, http://www.hochiminhcity.gov.vn/
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...