Thạc Sĩ Quản lý nhà nước về đất đai tại Hà Tĩnh - thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mọi chế độ xã hội. Đất
    đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đai là yếu tố không
    thể thay thế, còn đối với công nghiệp, dịch vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đất đai còn
    là địa bàn cư trú của dân cư, tạo môi trường không gian sinh tồn cho xã hội loài người. Đất
    đai có đặc điểm là bị giới hạn về mặt số lượng (diện tích). Việc sử dụng đất đai cần phải có
    sự quản lý chung của nhà nước. Vì vậy, các quốc gia đều quan tâm đến vấn đề quản lý nhà
    nước về đất đai, nhằm đảm bảo hiệu quả đối với việc sử dụng đất và duy trì các mục tiêu
    chung của xã hội.
    Quản lý nhà nước về đất đai tốt hay xấu có tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực,
    nhiều mặt của kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường,
    như: việc thu hút đầu tư (phụ thuộc vào các quy định của nhà nước quyền và nghĩa vụ của
    các nhà đầu tư, giá đất, tiến độ giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính ); sự ổn định
    chính trị - xã hội (liên quan đến thu nhập, việc làm của người nông dân, tình hình khiếu
    kiện, tranh chấp đất đai ). Vì vậy, làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai có ý
    nghĩa hết sức quan trọng.
    Trong thời kỳ đổi mới vừa qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong quản lý nhà
    nước về đất đai. Luật Đất đai ban hành lần đầu tiên năm 1987, đến nay đã qua 2 lần sửa
    đổi (1998, 2001) và 2 lần ban hành luật mới (1993, 2003). Tuy nhiên, đến nay, tình hình
    diễn biến quan hệ về đất đai xuất hiện những vấn đề mới và phức tạp, về lý luận cũng như
    thực tiễn của công tác quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng
    yêu cầu đổi mới của cơ chế thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn quá trình thi hành
    luật để từ đó có những đề xuất sửa đổi bổ sung theo hướng phù hợp hơn với những yêu
    cầu mới là hết sức cần thiết.
    Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam nói chung và tại Hà Tĩnh nói
    riêng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Tình hình vi phạm trong quản lý, sử dụng đất
    còn khá phổ biến, thị trường bất động sản còn yếu và hỗn loạn, tình trạng sử dụng lãng phí
    đất đai diễn ra ở nhiều nơi, việc khiếu kiện tập thể về đất đai luôn là vấn đề nóng bỏng của
    xã hội Bản thân học viên là người công tác trong ngành Tài nguyên và Môi trường
    (trước đây là ngành Địa chính), có mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng công tác
    quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đánh giá những mặt tốt cũng như
    chỉ ra được những vấn đề còn yếu kém, bất cập và nguyên nhân để từ đó đề xuất những
    giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý đất đai tại địa phương. Vì vậy, việc chọn
    đề tài “Quản lý nhà nước về đất đai tại Hà Tĩnh - thực trạng và giải pháp” có ý nghĩa cả
    về lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề đất đai. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh
    tế kế hoạch hoá, các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu liên quan đến đất nông
    nghiệp và nhằm mục đích phát triển nông nghiệp. Chuyển sang thời kỳ đổi mới, cùng với
    sự ra đời của Luật Đất đai năm 1987, tình hình nghiên cứu về đất đai nói chung và quản lý
    nhà nước về đất đai nói riêng cũng phát triển khá mạnh. Ngoài các vấn đề liên quan đến
    quản lý đất nông nghiệp thì các vấn đề quản lý nhà nước về đất đai gắn với mục tiêu
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm phân hoá giàu nghèo, thực hiện công bằng xã hội hay các
    vấn đề quản lý mang tính kỹ thuật như quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, định giá đất
    được đề cập khá nhiều. Trong những lần chuẩn bị để bổ sung sửa đổi và ban hành mới
    Luật Đất đai (1993, 1998, 2001, 2003), đã có nhiều nghiên cứu về chính sách đất đai của
    các nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam. Gần đây thì các vấn đề về quản lý đất đai và
    thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, các vấn đề về giá đất, đền bù
    giải phóng mặt bằng hay các chính sách đối với những vùng bị mất nhiều đất sản xuất là
    đề tài được nghiên cứu, trao đổi rất nhiều trên báo chí cũng như các loại tạp chí chuyên
    ngành. Đối với các nghiên cứu sinh và học viên cao học, cũng có khá nhiều đề tài nghiên
    cứu liên quan đến đất đai và quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là đối với chuyên ngành
    Quản lý đất đai tại các trường đại học. Tại học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
    Chí Minh có một số đề tài nghiên cứu, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ như: Luận án tiến
    sĩ kinh tế của nghiên cứu sinh Đào Xuân Mùi (năm 2002) với đề tài: “Nâng cao hiệu quả
    quản lý nhà nước về đất đai ở ngoại thành Hà Nội”; Luận văn thạc sĩ của học viên Bùi Thị
    Tuyết Mai (năm 2004) với đề tài: "Thị trường quyền sử dụng đất ở Việt nam hiện nay”;
    Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Ngọc Lưu (năm 2006) với đề tài: ‘‘Hoàn thiện quản
    lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà”
    Tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trong những năm qua chỉ mới có 1 Luận văn Thạc sĩ quản
    lý đất đai, chuyên đề về công tác giải phóng mặt bằng (Học viên Nguyễn Văn Trị - Đại
    học Nông lâm Huế - 2007), ngoài ra, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào về
    công tác quản lý nhà nước về đất đai.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích:
    Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đất đai, đánh giá
    thực tiễn công tác quản lý đất đai tại địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu đối
    với công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Hà Tĩnh.
    3.2. Nhiệm vụ:
    - Phân tích cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất đai, nội dung và các công cụ
    quản lý đối với đất đai.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai và tình hình sử dụng
    một số loại đất tại Hà Tĩnh, những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên
    nhân.
    - Đề xuất các giải pháp chủ yếu mang tính khả thi để làm tốt quản lý nhà nước về
    đất đất đai tại Hà Tĩnh và đề xuất một số vấn đề đối với chính sách đất đai của nhà nước.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng: Luận văn chủ yếu nghiên cứu các nội dung và công cụ sử dụng
    trong quản lý nhà nước về đất đai (theo quy định của Luật Đất đai năm 2003), ngoài ra có
    đánh giá tình hình sử dụng một số loại đất để làm rõ hơn về nhiệm vụ quản lý và một số
    nội dung khác ảnh hưởng đến công tác quản lý.
    4.2. Phạm vi: Chỉ nghiên cứu trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, thời gian kể từ khi thực
    hiện Luật Đất đai (sửa đổi) năm 1993 đến nay, trong đó tập trung vào thời kỳ 2003 - 2007;
    một số số liệu minh hoạ, đánh giá, so sánh có thể lấy ở phạm vi vùng hoặc toàn quốc,
    trong hoặc ngoài các mốc thời gian trên.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Cơ sở lý luận:
    - Căn cứ vào lý thuyết, những luận điểm, quan điểm về quản lý nhà nước nói chung
    và quản lý nhà nước về đất đai nói riêng.
    - Căn cứ vào những nội dung quản lý nhà nước về đất đai, các chức năng của cơ
    quan quản lý nhà nước về đất đai được hệ thống pháp luật và chính sách đất đai của Việt
    Nam quy định.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu:
    - Ngoài việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết
    học Mác - Lênin, quá trình nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp điều tra thực tế,
    thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá
    - Có nhiều cách tiếp cận khi nghiên cứu về quản lý đất đai, tuy nhiên, ở đây, học
    viên chủ yếu tiếp cận vấn đề thiên về giác độ kinh tế và trong nền kinh tế thị trường.
    6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
    - Đề tài đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận gắn với thực tiễn về quản lý nhà nước về
    đất đai.
    - Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi, là tài liệu tham khảo quan trọng cho cơ
    quan quản lý đất đai các cấp trong tỉnh, ngoài ra đề tài cũng góp phần tổng kết thực tiễn thi
    hành Luật và các chính sách đất đai tại cơ sở.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
    gồm 3 chương, 10 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...