Luận Văn Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu
    Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “cán bộ là gốc của mọi công
    việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [1. T5, tr
    269] và công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay
    kém. Nhưng muốn có cán bộ tốt thì cơ quan lãnh đạo, quản lý “phải
    nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quí
    báu” [1. T5, tr 273]. Về mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
    chức đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi tại trang đầu Sổ Vàng của
    Trường Nguyễn ái Quốc Trung ương (nay là Học Viện Chính trị –
    Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) như sau: “Học để làm việc, Làm
    người, Làm cán bộ, Học để phụng sự đoàn thể, Giai cấp và nhân dân,
    Tổ quốc và nhân loại” [1. T5, tr 684].
    Chính phủ xác định mục tiêu cơ bản của đào tạo, bồi dưỡng
    công chức hành chính là: Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản,
    bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng
    đội ngũ công chức hành chính thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
    trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tụy với công vụ; có trình
    độ quản lý tốt. Hiện nay chúng ta có bộ máy quản lý nhà nước về đào
    tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các cơ quan hành chính được thiết
    lập từ trung ương đến địa phương và hơn 100 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
    từ cấp trung ương đến cấp địa phương
    Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức hành
    chính là một lĩnh vực còn mới, chúng ta còn thiếu kinh nghiệm chỉ
    đạo, thiếu kiến thức quản lý, kỹ năng tổ chức thực hiện, kể cả bộ máy
    quản lý và những văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý để tổ chức, điều
    hành, quản lý lĩnh vực công tác này. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
    công chức hành chính phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Có những nhân tố
    tác động tích cực đến quá trình đổi mới đào tạo nhưng cũng có những
    nhân tố có tác động ngược lại, làm cản trở quá trình thay đổi này cụ
    thể như: Các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng còn
    thiếu, chưa đồng bộ và thiếu sự hướng dẫn cụ thể để triển khai các nội
    dung đã quy định; Việc triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng ở các
    Bộ, ngànhTW, địa phương còn mang tính hình thức chưa chú trọng
    đến chất lượng; bộ máy quản lý đào tạo, bồi dưỡng mới hình thành
    song không bền vững; một phần các chương trình, kế hoạch của các
    Bộ, ngànhTW, địa phương chưa ăn nhập với chương trình cải cách
    hành chính của Chính phủ; ít và hầu như không có các tổ chức phi
    chính phủ, các tổ chức đào tạo tư nhân tham gia vào hệ thống đào tạo,
    bồi dưỡng công vụ; có sự chồng chéo và trùng lặp giữa các nội dung
    chương trình lý luận chính trị, quản lý nhà nước; tính liên thông giữa
    các Chương trình còn nhiều hạn chế; có sự chênh lệch quá lớn về trình
    độ văn hoá và kiến thức chuyên môn của công chức hành chính giữa
    các vùng, miền và giữa thành thị và nông thôn trên phạm vi cả nước;
    công tác giám sát, đánh giá quá trình đào tạo, bồi dưỡng để xác định
    xem đào tạo, bồi dưỡng có mang lại hiệu quả tới mức nào đối với từng
    đơn vị, tổ chức còn hạn chế; sau cùng là năng lực đội ngũ công chức
    hành chính trực tiếp quản lý, theo dõi công tác đào tạo, bồi dưỡng
    công chức hành chính ở các Bộ, ngànhTW, địa phương còn thiếu kiến
    thức, kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ.
    Từ những phân tích trên, có nhiều câu hỏi đặt ra là: Làm thế
    nào có thể đổi mới một cách căn bản mục tiêu, chức năng, các quá
    trình quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính?.
    Làm thế nào để áp dụng tư duy giám sát và đánh giá đào tạo, bồi
    dưỡng để tất cả các bước thuộc quy trình đào tạo đều được phân tích,
    đánh giá từ đó củng cố và cải tiến quy trình đào tạo, bồi dưỡng?. Vấn
    đề nâng cao chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo, bồi ưỡng đáp
    ứng hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính quốc gia?. Để giải quyết
    những vấn đề nêu trên một cách đồng bộ và có chiều sâu, chúng ta rất
    cần thiết phải nghiên cứu “Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng
    công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...