Tiến Sĩ Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 15/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013




    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 20
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTMCP
    20
    1.1 Đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP 20
    1.1.1 Khái niệm đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP 20
    1.1.2 Tính cần thiết đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP 21
    1.1.3 Nội dung đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP 23
    1.1.4 Tiêu chí đánh giá kết quả đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP 27
    1.2 Quản lý nhà nước về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP 29
    1.2.1 Một số quan điểm về QLNN 29
    1.2.2 Khái niệm QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP 32
    1.2.3 Mục tiêu QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP 33
    1.2.4 Nội dung QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP 35
    1.2.5 Mối quan hệ giữa QLNN về đa dạng hóa HĐTD và nhu cầu đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP 40
    1.2.6 Tiêu chí đánh giá kết quả QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP 41
    1.2.7 Các nhân tố tác động đến kết quả QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP 47
    1.3 Kinh nghiệm quốc tế đối với QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTM 50
    1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 51
    1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan 53
    1.3.3 Kinh nghiệm của Xinh-ga-po 54
    1.3.4 Kinh nghiệm của Ma-lay-xi-a 55
    1.3.5 Bài học kinh nghiệm về QLNN đối với đa dạng hóa HĐTD 57
    TÓM TẮT CHƯƠNG 1 60

    CHƯƠNG 2 61
    THỰC TRẠNG QLNN VỀ ĐA DẠNG HOÁ HĐTD CỦA CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2006-2012 61

    2.1 Tổng quan về các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM 61
    2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn TP.HCM 61
    2.1.2 Hoạt động của các TCTD trên địa bàn TP.HCM 63
    2.2 Thực trạng đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2006-2012 70
    2.2.1 Thực trạng đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng 70
    2.2.2 Thực trạng đa dạng hóa các loại và phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng 78
    2.2.3 Đánh giá kết quả đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM 93
    2.3 Thực trạng QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012 97
    2.3.1 Các cơ quan QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP 97
    2.3.2 Định hướng chiến lược phát triển của Nhà nước về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP 101
    2.3.3 Ban hành pháp luật về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP 103
    2.3.4 Điều tiết quá trình đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP 111
    2.3.5 Kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM 116
    2.3.6 Thành tựu đạt được và hạn chế cần khắc phục qua QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM 119
    2.3.7 Các nhân tố tác động đến kết quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM 130
    2.3.8 Đánh giá kết quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM 135
    TÓM TẮT CHƯƠNG 2 138

    CHƯƠNG 3 140
    GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN VỀ ĐA DẠNG HÓA HĐTD CỦA CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM ĐẾN NĂM 2020
    140
    3.1 Mục tiêu, quan điểm và định hướng hoàn thiện QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020 140
    3.1.1 Những định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành ngân hàng và bối cảnh kinh tế trong giai đoạn hiện nay 140
    3.1.2 Mục tiêu hoàn thiện QLNN về đa dạng hóa HĐTD trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020 143
    3.1.3 Quan điểm hoàn thiện QLNN về đa dạng hóa HĐTD trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020 143
    3.1.4 Định hướng hoàn thiện QLNN về đa dạng hóa HĐTD trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020 144
    3.2 Giải pháp hoàn thiện QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP đến năm 2020 146
    3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về đa dạng hóa HĐTD 146
    3.2.2 Nhóm giải pháp về định hướng phát triển đa dạng hóa HĐTD 151
    3.2.3 Nhóm giải pháp về điều tiết quá trình đa dạng hóa HĐTD 156
    3.2.4 Nhóm giải pháp về kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP 161
    3.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp 164
    3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 164
    3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN 166
    3.3.3 Kiến nghị đối với các cơ quan QLNN trên địa bàn TP.HCM 168
    3.3.4 Kiến nghị đối với các NHTMCP 168
    3.3.5 Kiến nghị đối với KH 170
    TÓM TẮT CHƯƠNG 3 171
    KẾT LUẬN 172
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 176
    CÁC PHỤ LỤC 191



    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

    Hoạt động tín dụng (HĐTD) ngân hàng góp phần quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo qua cung cấp vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế, góp phần tạo việc làm, thực hiện các chính sách an sinh xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và cải thiện an sinh xã hội. Trong giai đoạn 2006-2012, tín dụng cho nền kinh tế tăng bình quân 28,09%/năm, cao hơn mức tăng bình quân 26,1%/năm của giai đoạn 2001-2005 [62, tr.1] và tỷ lệ tín dụng trên tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ hơn 68% năm 2006 lên hơn 104% vào năm 2012 (xem Bảng 2.4). Tín dụng ngân hàng cấp cho hộ nghèo trong giai đoạn 2003-2012 đã gia tăng cao, tổng dư nợ tín dụng ngân hàng đạt 113.921 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 32,8%. Đến cuối năm 2012 có gần 7,1 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, với dư nợ bình quân 16 triệu đồng/hộ. Tín dụng ngân hàng đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo trong thời kỳ 2001-2005 giảm từ 17% xuống 7%; trong thời kỳ 2005-2010 giảm từ 22% xuống 9,45% và trong thời kỳ 2011-2012 giảm từ 14,2% xuống còn 10% [92, tr.1-2].
    Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), theo nhận định của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố, với “Dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân 38,9%/năm, huy động vốn tăng 38,8%/năm (giai đoạn 2005-2010), đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, thúc đẩy kinh tế thành phố tăng trưởng liên tục trong suốt 38 năm qua”[60, tr.1] và tỷ lệ tín dụng trên GDP từ hơn 115% năm 2006 lên hơn 138% vào năm 2012 (xem Bảng 2.6). Đồng thời, để thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá, trên địa bàn TP.HCM đã mở rộng cho vay đến cuối năm 2012 hơn 2.771 tỷ đồng và đến thời điểm giữa năm 2013 là 2.129 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo tổ chức sản xuất, tạo tích lũy, tăng thu nhập, giảm nghèo và ổn định cuộc sống. Qua đó, góp phần vào công tác giảm nghèo, thực hiện dứt điểm, không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia tính đến cuối năm 2012 [47, tr.1-3].
    Với vai trò quan trọng của tín dụng ngân hàng, nên sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống các TCTD là nhân tố quan trọng đối với sự ổn định hệ thống tài chính quốc gia và kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng tài chính trên thế giới trong các năm gần đây, bắt đầu từ năm 2007-2008 khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ và lan rộng khắp thế giới. Một trong những nguyên nhân của khủng hoảng là do sụp đổ của thị trường tín dụng qua hoạt động cho vay mua nhà dưới chuẩn khi giá nhà tại Hoa Kỳ suy giảm và chính sách tiền tệ nới lỏng của Hoa Kỳ đã gây ra hiệu ứng lan tỏa nhanh trên thị trường tài chính sang một loạt nước châu Âu như Đức, Pháp, Bỉ, Hà lan, Ý, Thụy sĩ, Ai len .
    Những tác động làm lan tỏa nhanh khủng hoảng tài chính thế giới xuất phát từ thị trường tài chính phát triển nhanh với các mô hình, hoạt động kinh doanh mới, các sản phẩm tài chính đa dạng, phức tạp kéo theo rủi ro lớn hơn; khuôn khổ quản lý và giám sát ngân hàng cũng như nhận thức và chuẩn mực an toàn HĐTD không được nâng cấp tương ứng để duy trì an toàn và ổn định tài chính; các ngân hàng mở rộng cho vay, không quan tâm chất lượng người vay, chứng khoán hóa ngay các khoản vay đó và chuyển giao rủi ro tín dụng cho nhà đầu tư; quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro yếu kém tại các định chế tài chính và nhiều nơi chấp nhận rủi ro quá mức, duy trì mức vốn quá thấp, phụ thuộc thái quá vào các nguồn vốn ngắn hạn, chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá; đồng thời, sự thiếu cẩn trọng trong chính sách kinh tế vĩ mô, và đi liền với đó là thiếu sự quan tâm đến giám sát cẩn trọng vĩ mô là nguyên nhân xuất hiện tại hầu hết các cuộc củng hoảng. Những mất cân đối lớn cả về kinh tế vĩ mô và trên thị trường tài chính đã không được các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý giám sát quan tâm đầy đủ. Một phần là do chưa có cơ quan nào hoạt động thật hữu hiệu để theo dõi, xác định, và xử lý các rủi ro chéo, rủi ro hệ thống. Một phần cũng vì các cơ quan quản lý, giám sát đã không có được sức mạnh và sự độc lập cần thiết để bảo về ổn định tài chính [84, tr.1-3].
    Tại Việt Nam, HĐTD ngân hàng từng bước triển khai trong khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn thiện và đúc kết kinh nghiệm quốc tế từ các cuộc khủng hoảng nói trên để vận dụng phù hợp với tình hình cụ thể ở Việt Nam. Các chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro đối với từng hình thức cấp tín dụng, vể giới hạn tín dụng, về thanh tra, giám sát, . được thể chế hoá và triển khai thực hiện. Tuy vậy, HĐTD ngân hàng tại Việt Nam còn chứa đựng nhiều rủi ro do phát triển quy mô tín dụng quá lớn. Tổng dư nợ tín dụng tăng từ 25% GDP năm 1995 [56, tr.2] lên 68% năm 2006 và 104% vào năm 2012 (xem Bảng 2.4). Đến năm 2012, tuy dư nợ tín dụng đã được khống chế một bước, nhưng hệ quả của sự phát triển tín dụng quá “nóng” những năm trước đó vẫn đe dọa sự ổn định hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia, ảnh hưởng đến tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng thường rất cao trong những năm trước đây, đã suy giảm mạnh trong các năm 2010, 2011 và 2012, đi kèm theo là tỷ lệ nợ xấu gia tăng nhanh và nợ có nguy cơ mất vốn chiếm tỷ trọng cao. Qua cơ cấu tín dụng cho thấy những quan ngại, cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trong tổng số khoảng 250 nghìn tỷ đồng dư nợ cho vay bất động sản, số đầu tư vào phân khúc phát triển dự án xây dựng và đầu cơ bất động sản ước chiếm tới 90% [57, tr.3] và “Trong bối cảnh thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, sụt giá và chưa có dấu hiệu hồi phục thì riêng nợ xấu từ khu vực này có thể chiếm tới 60% tổng nợ xấu ngân hàng” [57, tr.3]. Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội thực hiện, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong năm 2011 và sang đầu năm 2012 đối diện với các vấn đề lớn đe dọa đến tính ổn định của toàn hệ thống bao gồm tỉ lệ nợ xấu cao, thanh khoản kém, sai lệch kép ở cả cơ cấu thời hạn và cơ cấu đồng tiền. Đây là những rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong HĐTD nói riêng của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
    Trên địa bàn TP.HCM, tăng trưởng tín dụng ngân hàng cũng theo tình hình chung của toàn hệ thống, quy mô tín dụng khá lớn, tổng dư nợ tín dụng tăng từ 115% GDP năm 2006 lên gần 139% vào năm 2012 (xem Bảng 2.6) đã ẩn chứa nhiều rủi ro trong HĐTD. Tăng trưởng tín dụng chậm lại trong các năm gần đây, nợ xấu của các TCTD trên địa bàn có xu hướng tăng, trong đó một số TCTD có tỷ lệ nợ xấu cao hơn 5%, tỷ trong nợ có khả năng mất vốn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu [24, tr.5] và chất lượng tín dụng giảm sút. “Nợ quá hạn, nợ xấu ngoài phát sinh ngày càng tăng về mức độ, về tốc độ và tỷ lệ, còn phát sinh tăng theo số lượng ngày càng nhiều NHTM có nợ xấu tăng cao, cho thấy nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh tăng cao với nguy cơ mất vốn ngày càng lớn và đã lan tỏa rộng khắp hệ thống NHTM” [9, tr.45-48]. Nguyên do, tăng trưởng tín dụng cao nhiều năm chưa được cảnh báo đúng lúc, nhiều NHTM dự báo quá tự tin về phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản trong tương lai, đã cấp tín dụng ở mức độ lớn vào các lĩnh vực này và gặp nhiều rủi ro khi thị trường chứng khoán giảm sút, thị trường bất động sản đóng băng. Mặt khác, trong những năm vừa qua, HĐTD của các NHTM bị tác động bởi kinh tế vĩ mô bất ổn, chính sách tiền tệ thắt chặt (lãi suất gia tăng, hạn chế tăng trưởng tín dụng, đặc biệt hạn chế cho vay trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, hạn chế cho vay tiêu dùng) đồng thời do tác động từ những khó khăn của các doanh nghiệp và từ các yếu tố bên trong của các NHTM đã làm cho nợ quá hạn phát sinh với mức độ gia tăng và rủi ro trong HĐTD ngày càng lớn.
    Từ thực tế trên cho thấy, HĐTD của các NHTM tại Việt Nam nói chung và các NHTM trên địa bàn TP.HCM nói riêng, đã đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Với số lượng và quy mô hoạt động các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) trên địa bàn TP.HCM lớn nhất trong cả nước, HĐTD của các NHTMCP cũng đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn trong những năm qua. Dù vậy, cho vay vẫn là hình thức cấp tín dụng chủ yếu và nhiều NHTMCP tập trung quá mức hoạt động cho vay vào các lĩnh vực rủi ro, đã làm gia tăng nợ xấu ngày càng cao. Mặt khác, những bất ổn về tài chính tiền tệ thế giới và các cuộc khủng hoảng tiền tệ-ngân hàng trong những năm qua đã tác động với các mức độ khác nhau đến nền kinh tế Việt nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, làm cho kinh tế vĩ mô đất nước đã sa vào bất ổn, suy giảm kinh tế, tác động càng làm tăng thêm những khó khăn trong HĐTD tại nhiều NHTMCP. Từ đó, đã có những quy định pháp lý của NHNN và chỉ đạo, điều hành của NHNN Chi nhánh TP.HCM đối với HĐTD trên địa bàn theo hướng đa dạng hóa, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn phát triển kinh tế-xã hội, khắc phục dần khó khăn, giảm nhẹ rủi ro HĐTD trong bối cảnh cải cách định hướng thị trường và hội nhập kinh tế (đặc biệt là tài chính) ở Việt Nam.
    Các quy định pháp luật đã tạo khung pháp lý cho các NHTMCP cấp tín dụng bằng nhiều hình thức đa dạng, ngoài cho vay còn thực hiện chiết khấu công cụ chuyển nhượng (CCCN) và giấy tờ có giá (GTGC) khác, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán. Chính phủ và NHNN đã có một số giải pháp quản lý nhằm ổn định HĐTD và thúc đẩy việc đa dạng hóa HĐTD tại các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM. Đồng thời, trong công tác quản lý nhà nước (QLNN) của NHNN Chi nhánh TP.HCM từ năm 2006 đã đặt ra yêu cầu “Đa dạng hóa HĐTD, phát triển các hình thức cấp tín dụng dựa trên cơ sở quan hệ kinh tế thương mại như bao thanh toán, chiết khấu thương phiếu, Bên cạnh phát triển các dịch vụ nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh”[19, tr.14], nhưng đến cuối năm 2011, NHNN Chi nhánh TP.HCM vẫn đánh giá HĐTD thiếu bền vững, tăng trưởng tín dụng nóng nhất là tập trung cho vay vào lĩnh vực bất động sản và “Dựa vào tăng trưởng từ hoạt động cho vay là chính” [24, tr.12], chưa phát triển đa dạng các hình thức cấp tín dụng đã được yêu cầu trước đó nhiều năm và trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế chính sách của Chính phủ, của NHNN, vẫn còn một số NHTMCP chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về tín dụng [24, tr.11-12]. Nguyên do, các quy định pháp luật vẫn chưa thống nhất, đồng bộ; định hướng phát triển để đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa HĐTD chưa kịp thời; hoạt động điều tiết chưa phù hợp, chưa thực sự tạo thuận lợi cho quá trình đa dạng hóa HĐTD; hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát cần được hoàn thiện hơn. Đây là các yêu cầu đối với QLNN, cần có những giải pháp hoàn thiện QLNN đối với quá trình đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP, để định hướng phát triển, điều tiết quá trình đa dạng hóa HĐTD đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, hình thành các quy định pháp luật đồng bộ, tăng cường hiệu lực và hiệu quả QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP, tạo môi trường thuận lợi cho các NHTMCP phát triển các hình thức cấp tín dụng, tạo ra sự bình đẳng và công khai trong tiếp cận đa dạng hình thức cấp tín dụng, tạo thuận lợi cho các hình thức tín dụng mới phát huy hiệu quả và an toàn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
    Trên cơ sở thực tiễn nêu trên, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTM. Song, với tình trạng nghiên cứu chưa đầy đủ, thiếu hệ thống, nhất là chưa có nghiên cứu nào đề cập đến QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM. Xuất phát từ yêu cầu cần thiết có những giải pháp hoàn thiện QLNN đối với quá trình đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP và tình trạng nghiên cứu như nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” để làm đề tài nghiên cứu của luận án. Nội dung QLNN về đa dạng hóa HĐTD là nền tảng quan trọng để đánh giá thực trạng, cùng với các giải pháp QLNN về đa dạng hóa HĐTD, tạo môi trường thuận lợi cho các NHTMCP phát triển thêm nhiều hình thức cấp tín dụng là một yêu cầu cấp thiết phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn TP.HCM.
     
Đang tải...