Thạc Sĩ Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Lời đầu tiên tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS.Nguyễn Viết Lộc là người
    trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn
    này. Nếu không có sự chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt tình, những tài liệu phục vụ
    nghiên cứu và những lời động viên khích lệ của thầy thì luận văn này không thể
    hoàn thành.
    Tôi xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường, khoa và các ban ngành đoàn thể của
    trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
    cho học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
    Xin trân trọng cảm ơn các lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên đang công tác
    tại Sở Công Thương, Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ
    tôi trong quá trình thực hiện, cung cấp các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài.
    Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã
    hết lòng ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu, động
    viên tôi vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống để tôi có thể yên tâm
    thực hiện ước mơ của mình.
    Xin trân trọng cảm ơn.

    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC BẢNG ii
    DANH MỤC HÌNH iii
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
    LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
    TỈNH 5
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 5
    1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên Thế giới . 5
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam . 6
    1.2. Khái niệm, vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế . 9
    1.2.1. Khái niệm công nghiệp: . 9
    1.2.2. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế 9
    1.3. Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh 10
    1.3.1. Khái niệm QLNN về công nghiệp của tỉnh . 10
    1.3.2. Vai trò của QLNN về công nghiệp của tỉnh 11
    1.3.3. Yêu cầu quản lý nhà nước về công nghiệp của tỉnh 14
    1.3.4. Nội dung công tác QLNN về công nghiệp của tỉnh . 15
    1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa
    bàn tỉnh 23
    1.4. Kinh nghiệm QLNN về lĩnh vực công nghiệp ở một số tỉnh và bài học
    đối với tỉnh Thanh Hóa . 26
    1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang 26
    1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh 27
    1.4.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc . 28
    1.4.4. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Thanh Hóa . 30
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 33
    2.1. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng 33
    2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu . 33
    2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 33
    Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, Học viên tập trung vào nghiên cứu tình
    hình quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa . 33
    2.2.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu 33
    2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 34
    2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thứ nhất: Về việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế
    hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh . 34
    2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thứ hai: Việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy
    hoạch kế hoạch chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh 35
    2.3.3. Nhóm chỉ tiêu thứ ba: Về việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá của cơ
    quan QLNN và của các đối tượng quản lý, việc thực hiện cơ chế chính
    sách về phát triển công nghiệp của tỉnh . 35
    2.3.4. Nhóm chỉ tiêu thứ tư: Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công
    nghiệp của tỉnh 35
    2.4. Các công cụ được sử dụng . 36
    2.5. Mô tả quá trình thu thập, tính toán, lựa chọn đơn vị phân tích 37
    2.5.1. Lựa chọn đối tượng thu thập dữ liệu sơ cấp, chọn mấu điều tra . 37
    2.5.2. Cách thức tiến hành . 37
    2.5.3. Địa điểm khảo sát 38
    2.5.4. Đối tượng khảo sát . 39
    2.5.5. Thời gian thực hiện khảo sát 39
    2.6. Kết quả thu thập dữ liệu để đưa vào phân tích số liệu . 39
    2.6.1. Kết quả thu thập dữ liệu thứ cấp 39
    2.6.2. Kết quả thu thập dữ liệu sơ cấp 41
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC
    CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 42
    3.1. Tổng quan về lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa . 42
    3.1.1. Khái quát chung về tỉnh Thanh Hóa . 42
    3.1.2. Khái quát về công nghiệp tỉnh Thanh Hóa . 45
    3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh
    Thanh Hóa 51
    3.2.1. Thực trạng xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển
    công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 51
    3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp
    trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. . 54
    3.2.3.Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công nghiệp trên
    địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 60
    3.2.4. Thực trạng kiểm tra, kiểm soát đánh giá việc thực hiện cơ chế,
    chính sách công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 61
    3.3. Đánh giá chung 62
    3.3.1. Các điểm đạt được . 62
    3.3.2. Các hạn chế còn tồn tại trong quản lý nhà nước về công nghiệp . 64
    3.3.4. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế 67
    CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
    LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH
    HÓA . 69
    4.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa
    bàn tỉnh Thanh Hóa . 69
    4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội Thanh Hóa đến năm 2020 69
    4.1.2. Phương hướng quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh
    Thanh Hóa . 71
    4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên
    địa bàn tỉnh Thanh Hóa . 73
    4.2.1. Nhóm giải pháp về: Xác định định hướng chiến lược, tiến hành
    đánh giá tổng thể để hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công
    nghiệp của tỉnh Thanh Hóa 73
    4.2.2. Nhóm giải pháp về: Đánh giá, rà soát và điều chỉnh tổ chức bộ
    máy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghiệp . 76
    4.2.3. Nhóm giải pháp về: Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện
    quy hoạch, kế hoạch về công nghiệp. . 77
    4.2.4. Nhóm giải pháp về: Kiểm tra, kiểm soát, giám sát, đánh giá việc
    thực hiện cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh 82
    KẾT LUẬN 83
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
    PHỤ LỤC
    i

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    STT Kí hiệu Nguyên nghĩa
    1 CN Công Nghiệp
    2 CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    3 FDI Đẩu tư trực tiếp nước ngoài
    4 GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp
    5 KCN Khu Công Nghiệp
    6 QLNN Quản lý nhà nước
    7 SXCN Sản xuất công nghiệp
    8 KCN Khu công nghiệp
    9 KKT Khu kinh tế
    10 CCN Cụm công nghiệp
    ii


    DANH MỤC BẢNG

    STT Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 3.1 Cơ sở sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế 46
    2 Bảng 3.2
    Lao động trong công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phân theo
    thành phần kinh tế giai đoạn 2009 - 2014
    47
    3 Bảng 3.3
    Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp tỉnh
    Thanh Hóa giai đoạn 2009 - 2014
    48
    4 Bảng 3.4
    Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
    giai đoạn 2009 – 2014
    50







    iii

    DANH MỤC HÌNH

    STT Hình Nội dung Trang
    1
    Hình 2.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu QLNN về công nghiệp 36
    1

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Công nghiệp là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu công nghiệp
    – nông nghiệp – dịch vụ của nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp thúc đẩy lực lượng
    sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất, mở rộng thị trường,
    thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hóa.
    Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, đất nước ta đang từng
    bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với nó là quá trình công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), theo đó xác định công nghiệp là ngành chủ
    lực quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc
    lần thứ VIII đề ra chủ trương thực hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa
    đất nước; Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX,X,XI tiếp tục đề ra mục tiêu đưa nước
    ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
    Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng kinh tế Bắc Trung Bộ.Trong những năm
    gần đây tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói chung và ngành công
    nghiệp nói riêng có nhiều thay đổi.Việc triển khai thực hiện các chương trình kinh
    tế lớn đặc biệt là Khu kinh tế Nghi Sơn (thành lập theo Quyết định số
    102/2006/QĐ-TTg ngày 15/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ) đã tạo ra cục diện
    phát triển toàn diện, trong đó phát triển công nghiệp là ngành chủ lực. Đây là cơ hội
    rất lớn để Thanh Hóa bứt phá theo kịp nhịp độ phát triển chung của cả nước. Về
    phía chính quyền, tỉnh Thanh Hóa cũng đã có nhiều chủ chương, chính sách, biện
    pháp nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp được thể hiện trên các chỉ số như: giá trị
    sản xuất công nghiệp, đóng góp ngân sách, tạo việc làm, đồng thời nâng cao chất
    lượng nguồn nhân lực, hình thành ngành công nghiệp phụ trợ, thúc đẩy phát triển
    thị trường tiêu thụ . là những yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững không chỉ cho
    ngành công nghiệp mà cho nền kinh tế của cả tỉnh.
    Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành công nghiệp Thanh Hóa cũng
    bộc lộ nhiều điểm yếu như: Phát triển không đồng đều, chưa khai thác và phát huy 2

    hết tiềm năng vốn có của tỉnh, phát triển công nghiệp chưa thực sự gắn liền với quá
    trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, sự đầu tư các cơ sở hạ
    tầng ở các khu, cụm công nghiệp tại các vùng miền có tiềm năng về nguyên liệu để
    tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đầu tư sản xuất kinh doanh,
    giảm chi phí vận chuyển nâng cao hiệu quả và tăng sức cạnh tranh. Chưa tạo được
    sự hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có trình độ công nghệ
    cao, các dự án có quy mô đầu tư lớn trên địa bàn tỉnh còn ít và thiếu vắng các Công
    ty, Tập đoàn xuyên quốc gia có vốn, trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý cao. Tất
    cả những yếu tố trên đặt ra những câu hỏi như cần giải pháp nào để hoàn thiện công
    tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn
    tiếp theo, cần cơ chế gì để tạo những đột phá cần thiết trong quản lý nhà nước về
    công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế Thanh Hóa nói chung?
    Câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở đây là tỉnh Thanh Hóa cần phải làm gì để nâng
    cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công nghiệp?
    Với lý do đó tôi quyết định chọn đề tài "Quản lý nhà nước về công nghiệp
    trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa" làm Luận văn thạc sỹ của mình để nghiên cứu và tìm
    hiểu, đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1.Mục đích
    Nghiên cứu được tiến hành nhằm đề xuất phương hướng và những giải pháp
    chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh
    Thanh Hóa trong thời gian tới.
    2.2. Nhiệm vụ
    - Hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về công nghiệp ở
    cấp tỉnh.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa
    bàn tỉnh Thanh Hóa
    - Đề xuất những giải pháp quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh
    Thanh Hóa trong thời gian tới. 3

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác quản lý
    nhà nước về công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu công tác quản lý của chính quyền tỉnh
    về công nghiệp (các cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp, các ngành công nghiệp
    của tỉnh Thanh Hóa )
    - Về không gian: Tỉnh Thanh Hóa.
    - Về thời gian: Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 01/2015 đến tháng
    08/2015; Các số liệu được thu thập nghiên cứu thực trạng trong khoảng thời gian từ
    năm 2009-2014.Các giải pháp định hướng đến năm 2020.
    4. Những đóng góp của đề tài
    - Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về
    quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
    - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong việc quản lý nhà
    nước về công nghiệp từ đó rút ra những bài học bổ ích đối với tỉnh Thanh Hóa
    - Hoàn thiện khung lý thuyết QLNN về công nghiệp trong phạm vi của tỉnh
    để làm căn cứ phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về công nghiệp của tỉnh trong
    các giai đoạn phát triển khác nhau;
    - Rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
    trong quản lý nhà nước về công nghiệp giai đoạn 2009-2014 trên địa bàn tỉnh Thanh
    Hóa trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng.
    - Đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện
    của tỉnh nhằm QLNN về công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
    5. Kết cấu của Luận văn
    Ngoài phần giới thiệu chung thì luận văn gồm có 4 chương như sau:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý nhà
    nước trong lĩnh vực công nghiệp ở địa phương
    Chương 2: Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh
    Thanh Hóa
    Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
    về công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
     
Đang tải...