Tiểu Luận Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tính cấp thiết của đề tài.
    Trong vài ba thập kỷ gần đây, do sức ép về dân số và phát triển kinh tế, hiện tượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, thậm chí ở một số vùng bị phá huỷ hoàn toàn. Những vấn đề môi trường toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ôzôn, đa dạng sinh học giảm sút, suy giảm tài nguyên đất và nước ngọt . đang là thách thức đối với sự tồn tại của loài người. Do vậy, để duy trì chất lượng môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững đang là yêu cầu đặt ra đối với toàn thế giới cũng như mỗi một quốc gia.
    Để phát triển bền vững đòi hỏi phải có cơ chế quản lý Nhà nước đồng bộ và linh hoạt trên cả ba bộ phận cấu thành là: kinh tế, xã hội và môi trường. Hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường ở nước ta đã được thành lập: Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ này. Song, hiện nay, các cơ quan quản lý môi trường cấp địa phương mới chỉ có tính kiêm nhiệm và phần lớn mới chỉ được triển khai đến cấp tỉnh/thành phố trực thuộc TW và cấp quận, huyện còn thiếu đi các cơ quan quản lý môi trường ở cấp thấp hơn như phường, xã, làng . trong khi đó môi trường cộng đồng thuộc những cấp này lại là đầu nguồn phát sinh ô nhiễm.
    Hiện nay, hệ thống chính sách, pháp luật để quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững vẫn thiên về mệnh lệnh, kiểm soát theo cách tiếp cận áp đặt các biện pháp hành chính nên ít có hiệu quả về kinh tế và không khuyến khích được các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tích cực thực hiện bảo vệ môi trường. Do vậy, đã có một số nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở nhiều góc độ khác nhau. Đây là một cách tiếp cận phù hợp với xu hướng cải cách nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có diện tích tự nhiên là 803,6 km². Trong một số năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế hàng hóa theo nhu cầu cơ chế thị trường của cả nước, kinh tế của Bắc Ninh có những bước tăng trưởng đáng khích lệ năm 2005, 2006 là 13,5%, năm 2007 là 15% công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh, thu hút nhiều các doanh nghiệp nước ngoài vào khu công nghiệp.
    Trên địa bàn tỉnh có 4 khu công nghiệp tập trung đang hoạt động là: Quế Võ, Tiên Sơn, Yên Phong, Đại Đồng - Hoàn Sơn, tiếp tục phát triển một số khu công nghiệp như: Quế Võ II, Nam Sơn- Hạp Lĩnh, Việt Nam Singapo, tập đoàn Hồng Hải, Yên Phong II, Thuận Thành I, II, III; quy hoạch 29 khu công nghiệp vừa và nhỏ và có 62 Làng nghề, trong đó có 30 Làng nghề truyền thống đang phát triển mạnh mẽ, phấn đấu đến năm 2015 trở thành tỉnh công nghiệp và đến 2010 trở thành Thành phố trực thuộc trung ương.
    Song, vấn đề quản lý môi trường hướng tới phát triển bền vững ở Bắc Ninh chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, môi trường trong những năm gần đây đang xuống cấp nghiêm trọng đặc biệt là môi trường làng nghề, môi trường các cụm, khu công nghiệp tập trung . có thể nói ô nhiễm môi trường ở Bắc Ninh là một điển hình trong cả nước, hay nói cách khác môi trường ở tỉnh Bắc Ninh đang ở cấp báo động đỏ. Tuy vậy, vẫn còn quá ít những nghiên cứu cơ bản về lý thuyết cũng như phân tích cụ thể Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh. Với mục tiêu nghiên cứu là phân tích thực trạng công tác quản lý Nhà nước về BVMT và trên cơ sở đó đưa ra quan điểm, giải pháp và một số kiến nghị để góp phần nhỏ vào việc nâng cao công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh hướng tới phát triển bền vững, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “ Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh .
    Trong luận văn này, tác giả kết hợp các phương pháp: phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu, thông tin; phương pháp thống kê phân tích; phương pháp so sánh; phương pháp chuyên gia để nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong công
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...