Tiến Sĩ Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/9/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    B. PHẦN NỘI DUNG
    Chương 1
    TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8
    1.2. Tiếp thu, chọn lọc những nội dung nghiên cứu trong và ngoài nước 27
    1.3. Những vấn đề đặt ra của luận án cần tập trung giải quyết 29
    Chương 2
    CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VEN BỜ
    2.1. Những vấn đề chung về bảo vệ môi trường biển ven bờ 33
    2.2. Các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động quản lý nhà
    nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ
    2.3. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ 51
    2.4. Kinh nghiệm QLNN về BVMT biển ven bờ 66
    Chương 3
    THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VEN BỜ QUẢNG NINH
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Quảng Ninh 80
    3.2. Thực trạng môi trường biển ven bờ Quảng Ninh 85
    3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ Quảng Ninh 90
    3.4. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ Quảng Ninh 108
    Chương 4
    QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN
    LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VEN BỜ QUẢNG NINH
    4.1. Quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường biển ven bờ 128
    4.2. Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ 130
    4.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ Quảng Ninh 135
    4.4. Một số Kiến nghị 157
    C. PHẦN KẾT LUẬN
    1 PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Phát triển bền vững là mục tiêu của mọi quốc gia. BVMT sống nói chung,
    môi trường biển, BVB nói riêng là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay của
    toàn nhân loại, của mọi quốc gia cũng như các địa phương.
    Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của đại dương. Các quốc gia có biển đều rất
    quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế biển gắn
    với quản lý môi trường và vùng ven biển. Khu vực Biển Đông, trong đó có Việt
    Nam, không chỉ có vị trí địa kinh tế và địa chính trị trọng yếu mà còn là nơi nảy
    sinh các vấn đề về chủ quyền và môi trường. Cùng với nguồn tài nguyên phong phú
    và đa dạng, biển ngày càng có vai trò to lớn đối với sự nghiệp phát triển đất nước.
    Các hoạt động kinh tế trên đất liền, trên biển ảnh hưởng trực tiếp đến môi
    trường biển và môi trường BVB. Để phát triển bền vững kinh tế biển, một trong
    những nhân tố quan trọng là phải kiểm soát, hạn chế các nguồn gây ô nhiễm, nâng
    giá trị sử dụng của môi trường BVB.
    Bởi vậy, để BVMT BVB cần quản lý, giải quyết có hiệu quả mối quan hệ
    giữa phát triển kinh tế và BVMT theo hướng phát triển bền vững. Giải quyết các
    mâu thuẫn giữa các chủ thể có liên quan đến sử dụng biển, BVB.
    Vùng BVB là nơi tập trung các hoạt động phát triển, chịu tác động mạnh mẽ,
    trực tiếp hàng năm của thiên tai và nhân tai, đặc biệt tác động từ đất liền và trên
    biển. Môi trường vùng ven bờ bị ô nhiễm, suy thoái, hệ thống tài nguyên vùng này
    không thế phục hồi hoặc phục hồi chậm Điều này tiếp diễn và không được khắc
    phục kịp thời sẽ ảnh hưởng trở lại mục đích và mục tiêu phát triển bền vững.
    Có nhiều nguyên nhân khác nhau để giải thích cho tình trạng nói trên:
    - Yêu cầu phát triển kinh tế biển là tất yếu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu
    CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế đất nước với mục tiêu đến năm 2020 đưa tỷ
    trọng GDP của vùng ven biển lên 53- 55% trong tổng GDP của cả nước, GDP bình
    quân đầu người tăng gấp trên 5 lần hiện nay (Chiến lược biển Việt Nam đến năm
    2020 của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khoá X).
    - Tốc độ đô thị hoá, CNH, HĐH ngày càng tăng cùng với sức ép gia tăng dân số.
    1- Xây dựng quy hoạch, chính sách phát triển không gian biển nhằm QLTH, khai
    thác có hiệu quả tiềm năng biển còn chậm ở cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh; trình
    độ KH&CN biển, hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực phát triển kinh tế biển thấp.
    - QLNN đối với biển, vùng ven biển và hải đảo nói chung, đối với môi
    trường vùng ven bờ nói riêng còn hạn chế và chưa hiệu quả.
    - Hoạt động của bộ máy QLNN còn chồng chéo; chính sách, pháp luật về
    BVMT BVB còn có những hạn chế nhất định.
    Quảng Ninh là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, 1/28 địa
    phương có biển, đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, với nhiều thế mạnh
    vượt trội như: Khai thác than, phát triển cảng biển, du lịch biển trong đó nổi bật với
    VHL – kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.
    Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nguy cơ ô nhiễm môi trường biển rất
    cao do khai thác than, vận tải và du lịch, phát triển các KCN, KKT ven biển. Để vừa



    tăng trưởng kinh tế vừa bảo vệ được môi trường BVB là việc làm không hề đơn
    giản trong khi các hoạt động kinh tế trên đất liền, ở vùng BVB và ngoài vùng BVB
    đều có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường BVB.
    Môi trường BVB ở Quảng Ninh bị xuống cấp. Có nhiều lý do của tình trạng
    này mà một lý do quan trọng là QLNN về BVMT BVB ở Quảng Ninh chưa được
    thực hiện tốt.
    Năng lực QLNN về BVMT biển chưa đáp ứng yêu cầu kiểm soát, phòng
    ngừa, thích ứng có hiệu quả trước những nguy cơ gây tổn thương đến BVB đặc biệt
    trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, sự cố tràn dầu trên biển tại các
    khu vực đặc biệt nhậy cảm về đa dạng sinh học như khu vực biển của Quảng Ninh
    đang đặt ra những yêu cầu QLNN về BVMT BVB cần giải quyết.
    Vấn đề QLNN về BVMT BVB đặt ra là:
    - Mở rộng phát triển kinh tế, kinh tế biển, tiếp nhận đầu tư nước ngoài vào
    phát triển kinh tế mà vẫn bảo vệ được môi trường BVB.
    - Nâng cao hiệu quả QLNN thông qua: Hoàn thiện chính sách, quy hoạch
    BVMT; hoàn thiện bộ máy quản lý, hệ thống pháp luật; giám sát việc thực thi pháp
    luật có hiệu quả; kiểm soát các nguồn ô nhiễm đặc biệt từ đất liền; Tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven
    bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” nhằm đáp ứng một số đòi hỏi thực tiễn sau:
    Một là, Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả QLNN về BVMT BVB trong đó tập
    trung vào hoàn thiện thể chế, đặc biệt về tổ chức và hoạt động của bộ máy; hoàn
    thiện chính sách, pháp luật, nhất là các quy định về nội dung, công cụ và phương
    thức QLNN BVMT BVB nhằm đáp ứng việc kiểm soát, hạn chế dần các nguồn gây
    ô nhiễm BVB; nâng giá trị sử dụng của môi trường BVB trong phát triển kinh tế
    biển ở tỉnh Quảng Ninh.
    Hai là, giúp giải quyết các mâu thuẫn giữa các bên liên quan (stakeholder)
    đến sử dụng biển, biển ven bờ tỉnh Quảng Ninh; giúp địa phương ven biển, các
    ngành liên quan đến biển có cách tiếp cận, giải quyết vấn đề về phát triển bền vững
    và BVMT BVB (trên cơ sở áp dụng hệ thống giải pháp mà Luận án đề xuất).
    Ba là, bảo đảm mở rộng phát triển kinh tế biển, các KKT ven biển, tăng
    cường hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển kinh tế biển trong khi vẫn bảo vệ
    được môi trường biển.
     
Đang tải...