Tiểu Luận Quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội qua các giai đoạn phát triển.

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội qua các giai đoạn phát triển.

    Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước mang trong nó bản chất nhân văn sâu sắc vì cuộc sống an lành hạnh phúc của con người, góp phần bảm đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc. BHXH Việt Nam được vinh dự thực hiện một phần quan trọng nhiệm vụ phục vụ con người của chế độ xã hội chủ nghĩa, đi theo suốt cả cuộc đời của con người (sinh, lão, bệnh, tử): an toàn xã hội, an sinh hạnh phúc (phúc, lộc, thọ) là những điều mà cả xã hội, mỗi con người, mỗi cộng đồng đều mong ước. Để thực hiện nhiệm vụ cao quý và lớn lao đó, BHXH Việt nam ra đời với mô hình tổ chức mới, có nhiệm vụ mang tính chất đặc trưng vừa là của Chính phủ, vừa là của xã hội và là một quỹ tài chính (quỹ BHXH) có đặc điểm của mô hình kinh tế.
    Dưới góc độ pháp lý Bảo hiểm xã hội được hiểu là tổng hợp các qui định của Nhà nước, qui định các hình thức đảm bảo vật chất và tinh thần cho người lao động trong trường hợp người lao động bị giảm hoặt mất khả năng lao động. Hệ thống cơ quan sự nghiệp BHXH đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, và đặt dưới sự quản lý Nhà nước của các cơ quan Lao động mà đứng đầu là Bộ Lao động - Thương binh và xã hội -> Sở LĐ-TBXH -> Phòng LĐ-TBXH.
    Hệ thống cơ quan BHXH:
    Hội đồng quản lý BHXH​ Hội đồng quản lý gồm:
    1 đại diện của Tổng Liên đoàn LĐ Việt Nam
    BHXH Việt Nam​ 1 đại diện của Bộ Lao động - TBXH
    1 đại diện của Bộ Tài chính
    BHXH Tỉnh, TP 1 đại diện của Văn phòng Chính phủ
    ​ BHXH Quận, huyện​

    Về nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động BHXH, thể hiện:
    - Nhà nước ban hành chính sách, chế độ về BHXH.
    - Nhà nước trực tiếp điều hành quá trình thực hiện BHXH.
    - Nhà nước cung cấp tiền bạc, hỗ trợ kinh phí và tạo các điều kiện khác cho BHXH.
    - Nhà nước xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ chính sách về BHXH.

    I/ sơ lược về sự ra đời chính sách bhxh ở nước ta:
    BHXH được quy định rõ nghĩa vụ và quyền lợi người lao động, trách nhiệm của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội do nhà nước thống nhất sự quản lý để thực hiện chế độ chính sách cho họ (ở thời điểm hiện nay hạn chế bởi những đối tượng bắt buộc, mục tiêu chiến lược là sự BHXH toàn dân) trong các trường hợp: Nghỉ hưu, suy giảm khả năng lao động giữa chừng, tai nạn lao động, ốm đau, thai sản và tử tuất.
    Vì vậy, Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chủ Tịch đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiền thân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay. Mục đích lớn nhất chi phối hầu hết các hoạt động xã hội lúc bấy giờ là: Độc lập, dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Nhưng Hồ Chủ Tịch đã nhìn xa trông rộng, quan tâm thiết thực ngay đến nhiều vấn đề về xã hội. Không những chỉ bằng thư từ thăm hỏi, tặng quà, động viên mà bằng cả sự chỉ đạo các cấp các ngành xúc tiến để ban hành các văn bản về chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trên các vấn đề xã hội. Xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân ngay sau khi vừa mới dành chính quyền là định hướng nhất quán trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển của đất nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh quan trọng liên quan đến chính sách xã hội.
    - Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 gồm 10 chương 187 điều khoản quy định mối quan hệ giữa chủ và thợ (Người Việt Nam hay người nước ngoài) với công nhân Việt Nam tại các hầm mỏ, nhà máy, các thương điền hay ngành nghề tự do.
    - Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 về quy chế công chức Việt Nam.
    - Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 về quy chế bậc lương, tuyển dụng, ngày công, khen thưởng, kỷ luật.
    - Sắc lệnh số 83/SL ngày 22/5/1950 ấn định lại phụ cấp hàng tháng tính bằng gạo vv .
    Tuy vậy, nhưng do hoàn cảnh kháng chiến lâu dài và gian khổ, việc thực hiện các sắc lệnh có nhiều hạn chế, một số quy định bất khả kháng trong việc thực hiện.
    Đến năm 1961, khi các doanh nghiệp nhà nước đã đi vào hoạt động thì xuất hiện khái niệm “Công nhân - viên chức” và chế độ BHXH bắt đầu được thực hiện. Đó là ngày l4/2/l961, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội căn cứ vào hiến pháp Nước Việt nam dân chủ cộng hoà và Nghị quyết số 33/NQ-TƯ của Bộ chính trị, đã ra Nghị quyết phê chuẩn việc Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về Bảo hiểm xã hội đối với Công nhân - Viên chức Nhà nước và giao cho tổ chức Công đoàn - Người đại điện hợp pháp của Công nhân - Viên chức chịu trách nhiêm quản lý quỹ và các sự nghiệp Bảo hiểm xã hội.
     
Đang tải...