Tiến Sĩ Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Na

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    MỞ ĐẦU
    Trong nền kinh tế thị truờng, một doanh nghiệp muốn cạnh tranh thắng lợi và
    phát triển một cách bền vững thì phải biết sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực,
    tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, nhất là phải thực hiện tốt công tác
    ATVSLĐ và bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy quá trình lao động sản xuất luôn
    tiềm ẩn các nguy cơ gây ra TNLĐ, BNN và ô nhiễm môi trường. Xét trên góc độ
    kinh tế, TNLĐ, BNN, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp
    làm suy giảm năng suất lao động và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, đi đôi với
    việc không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của
    doanh nghiệp, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải coi trọng công tác
    ATVSLĐ, kiểm soát được các nguy cơ và rủi ro, hạn chế tối đa TNLĐ, BNN có thể
    xảy ra trong quá trình lao động sản xuất.
    Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam, mặc dù đã
    thu được những kết quả nhất định, như: Định hướng khai thác được định hình rõ
    nét, tổ chức bộ máy từng bước đã được hoàn thiện, nguồn nhân lực đã có bước phát
    triển mới . Nhưng nhìn chung, QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD còn
    nhiều hạn chế, rõ nhất là: Thiếu các văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã có nhưng
    chưa phù hợp với thực tiễn; việc cấp phép khai thác mỏ còn dễ dãi, chưa đảm bảo,
    thiếu mô hình quản lý phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; chủ doanh nghiệp
    chưa coi trọng ATVSLĐ; chưa tổ chức bộ máy hoặc khó khăn trong bố trí người
    làm công tác ATVSLĐ; thiếu trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao
    động; ít sử dụng các máy, thiết bị, công nghệ tiên tiến để phục vụ cho hoạt động sản
    xuất, kinh doanh mà đa số sử dụng lao động thủ công, chưa qua đào tạo .công tác
    thanh tra, kiểm tra để phát hiện sai phạm, nguy cơ còn ít, các quy định xử phạt còn
    nhẹ chưa đủ sức răn đe.
    Theo thống kê TNLĐ chưa đầy đủ do các Sở LĐTBXH báo cáo trong khoảng
    08 năm gần đây, trung bình mỗi năm cả nước xảy ra khoảng 6.000 TNLĐ làm chết
    khoảng 585 người và bị thương hơn 6.000 người. Ở khu vực lao động tự do, có tới 35
    triệu người lao động không có quan hệ lao động, hàng ngày vẫn làm việc mà không
    được đào tạo nghề, huấn luyện ATVSLĐ. Khi xảy ra TNLĐ họ thường tự giải quyết
    dân sự mà không có sự quản lý, điều tra, thống kê từ các cơ quan QLNN. Vì thế thực
    tế số người bị TNLĐ còn gấp hàng chục lần, số người chết gấp 3-4 lần số thông kê
    hiện nay.
    Hàng năm, trên cả nước tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho khoảng gần 2 triệu
    lượt người lao động. Trong đó, phát hiện có khoảng 1.500 người lao động mắc mới
    các BNN/năm. Tính lũy kế đến hết năm 2013, đã có gần 30.000 người lao động được
    xác định là mắc BNN, trong đó gần 30% người lao động mắc các bệnh về đường hô
    hấp, mắt, cơ, tai, xương - khớp . là những bệnh có liên quan đến môi trường và điều
    kiện làm việc .
    Thiệt hại do TNLĐ và BNN gây ra mỗi năm ở Việt Nam hàng nghìn tỷ đồng,
    gần 100.000 ngày công nghỉ điều trị, chưa kể các thiệt hại về mặt xã hội không thống
    kê được như: nhiều người bị tàn tật suốt đời, nhiều đứa trẻ mất cha mẹ nuôi dưỡng,
    không được học hành, việc khắc phục hậu quả để khôi phục sản xuất rất tốn kém, uy
    tín của doanh nghiệp bị mất đi . Theo tính toán của Tổ chức lao động quốc tế, mỗi
    năm TNLĐ, BNN trên toàn thế giới làm chết 2,3 triệu người và làm mất đi khoảng
    4% GDP.
    Các lĩnh vực để xảy ra nhiều TNLĐ nhất là khai thác khoáng sản, xây dựng,
    sử dụng điện. Số vụ TNLĐ trong khai thác khoáng sản chiếm khoảng 15-17% tổng
    số vụ TNLĐ thống kê được trong cả nước . TNLĐ xảy ra hàng năm trong khai thác
    đá xây dựng rất nghiêm trọng, tỷ lệ chết người so với tổng số lao động trong ngành
    khai khoáng khoảng 0.2%. Các vụ TNLĐ do khai thác đá xây dưng, điển hình như:
    sạt lở tại mỏ đá Lèn Cờ, Yên Thành, Nghệ An ngày 01/4/2011 làm 18 người chết và
    07 người bị thương; vụ TNLĐ tại Bản Vẽ, Tương Dương, Nghệ An, ngày
    15/12/2008 làm 18 người chết .
    Trước tình hình hết sức báo động trên, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban
    hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng để tăng cường QLNN về ATVSLĐ, như: Chỉ thị số 29/2013/CT-TW về “Đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế” năm 2013, của Ban Bí thư Trung
    ương Đảng; Bộ luật Lao động năm 2012, với một chương về ATVSLĐ với 21 điều
    quy định về ATVSLĐ và hàng chục điều khác về chế độ chính sách với người lao



    động; Năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình quốc gia về
    ATVSLĐ giai đoạn 2011-2015, trong đó có mục tiêu cụ thể là trung bình mỗi năm
    giảm 5% tần suất TNLĐ chết người trong các ngành, lĩnh vực như: khai khoáng,
    xây dựng, sử dụng điện .; tăng 5% số cơ sở tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho
    người lao động; Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số
    26/2008/CT-TTG về việc tăng cường công tác quản lý với các hoạt động khai thác,
    chế biến khoáng sản. Quốc Hội khóa XIII cũng đã có Nghị quyết số 20/2011/QH13
    ngày 26/11/2011, giao cho Bộ LĐTBXH chủ trì xây dựng Dự thảo Luật ATVSLĐ
    để trình Quốc hội thông qua và ban hành năm 2015 và có hiệu lực từ 1/7/2016.
    Trong tiến trình hội nhập quốc tế, QLNN nói chung, QLNN về ATVSLĐ đối
    với DNKTĐXD nói riêng phải được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với
    thông lệ, Công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia: Công ước 155 về
    ATVSLĐ và môi trường làm việc năm 1981; Công ước 187 về cơ chế tăng cường
    công tác ATVSLĐ năm 2006. Bộ LĐTBXH đã xây dựng và ban hành hệ thống gần
    30 bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ, trong đó có quy chuẩn về lĩnh vực
    khai thác đá xây dựng.
    Mặc dù Đảng, Nhà nước, một số Bộ, ngành đã có nhiều quan tâm đến
    ATVSLĐ trong các DNKTĐXD, song, thực tế TNLĐ chết người và BNN vẫn xảy
    ra nhiều và hết sức nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân chính là do công
    tác QLNN về ATVSLĐ vẫn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết.
    Với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại của QLNN về
    ATVSLĐ trong các DNKTĐXD, ngăn chặn và giảm thiểu TNLĐ, BNN ở Việt
    Nam, NCS đã chọn đề tài "Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong
    các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam" để nghiên cứu và hoàn thiện
    luận án tiến sỹ kinh tế.
     
Đang tải...