Tiểu Luận Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực DS-KHHGD

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước nói chung cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của hà Tĩnh nói riêng.
    Qua 46 năm triển khai thực hiện công tác dân số, đặc biệt kế từ khi thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình và 07 năm thực hiện chiến lược dân số giai đoạn 2001 - 2010, công tác dân số đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần đáng kể vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.
    Mặc dù tốc độ gia tăng dân số quá nhanh đã được kiềm chế, tổng tỷ suất sinh tiến tới mức sinh thay thế, song cơ cấu dân số đang chuyển dần sang cơ cấu dân số già, chất lượng dân số thấp và phân bố dân cư bất hợp lý. Nhằm thế chế hoá đường lối, chủ trương chính sách dân số mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ ra “ Chính sách dân số nhằm chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình, giải quyết tốt mỗi quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn lực”.
    Từ năm 2001 đến nay, sau khi thực hiện thắng lợi chiến lược dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS - KHHGĐ) tỉnh hà Tĩnh đến năm 2000, cùng với sự hướng dẫn của chương trình dân số từ quy mô sang chất lượng, đồng thời với sự chỉ đạo hợp nhất hai ngành DS - KHHGĐ và Bảo vệ chăm sóc trẻ em (BVCSTE); Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt chương trình hành động vì trẻ em 2001 - 2010 và ban hành một số nghị quyết khác.
    Việc cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng, phê duyệt chiến lược, ban hành tạm thời một số chính sách DS-KHHGĐ thể hiện sự quyết tâm, sự quan tâm của tỉnh, đồng thời tạo môi trường pháp lý thuận lợi để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện thắng lợi công tác DS-KHHGĐ. Quy mô gia đình ít con được đông đảo nhân dân ủng hộ. Quan niệm về hôn nhân gia đình và sinh đẻ có kế hoạch trong nhân dân đã có sự chuyển biến.
    Tuy vậy, công tác DS-KHHGĐ cũng đang gặp những khó khăn và thách thức như: Giảm sinh chưa vững chắc, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn cao, chất lượng dân số còn thấp, cơ cấu phát triển dân số còn bất hợp lý, một số bộ phận người dân chưa nhận thức đúng đắn về công tác DS-KHHGĐ chủ yếu tập trung vào những vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng giáo và thậm chí cả cán bộ đảng viên còn sinh thêm con, làm cho tỷ lệ gia tăng dân số ở Hà Tĩnh đã có những đột biến đáng báo động và sau khi Pháp lệnh dân số được ban hành, do việc tuyên truyền chưa toàn diện còn thiên lệch một chiều, thiếu định hướng kịp thời, một số bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hiểu không đúng tinh thần của Pháp lệnh, cho đến nay nhiều người vẫn còn băn khoăn chưa hiểu hết bản chất của Pháp lệnh Dân số, hiện tượng sinh thêm con vẫn còn.
    Làm thế nào để hạn chế tình trạng này?Với những kiến thức cơ bản về quản lý Nhà Nước mà tôi đã thu nhận trong thời gian tham gia khoá học và bằng những hiểu biết của mình trong lĩnh vực Dân số, Gia đình và trẻ em, hi vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc giải quyết thực trạng trên. Tôi chọn đề tài Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực DS- KHHGĐ” để viết tiểu luận. Đây cũng chính là mục tiêu mà ngành Dân số,Gia đình và trẻ em đang phấn đấu trong những năm tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...