Tiến Sĩ Quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
    TÀI LUẬN ÁN 7
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đói nghèo và quản lý nhà nước nhằm phát
    triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên thế giới và ở Việt Nam 7
    1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về đói nghèo, dịch vụ cho người
    nghèo và quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với
    người nghèo ở Hà Nội 14
    1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 17
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở
    CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN
    ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO 21
    2.1. Người nghèo và các dịch vụ cần thiết cho người nghèo 21
    2.2. Khái niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước cấp
    tỉnh, thành phố nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo 38
    2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với
    người nghèo ở trong nước và quốc tế 52
    Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN
    CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
    THÀNH PHỐ HÀ NỘI 72
    3.1. Thực trạng đói nghèo và các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa
    bàn thành phố Hà Nội 72
    3.2. Thực trạng quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội nhằm phát triển các
    dịch vụ cơ bản đối với người nghèo 95
    3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản
    đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội 114
    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
    NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ NHẰM PHÁT TRIỂN
    CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
    THÀNH PHỐ HÀ NỘI 124
    4.1. Bối cảnh hiện nay và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm phát
    triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội 124
    4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ
    cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội 134
    KẾT LUẬN 147
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
    ĐẾN LUẬN ÁN 149
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
    PHỤ LỤC 161
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đói nghèo luôn là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, đặc
    biệt đối với đang phát triển như Việt Nam. Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là một
    chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và đang được thực hiện từ nhiều năm
    nay. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN được phê duyệt tháng
    5/2002 nêu rõ: “Chính phủ Việt Nam coi vấn đề XĐGN là mục tiêu xuyên suốt
    trong quá trình phát triển KTXH của đất nước” [14].
    Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ:
    Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình XĐGN ở vùng sâu,
    vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hoá các nguồn lực và phương
    thức xoá đói, giảm n ghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát
    triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xoá đói, giảm nghèo
    bền vững; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên
    làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo [32].
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của
    Chính phủ và thực thi của các cấp chính quyền, nước ta đã đạt được những thành
    tựu đáng kể trong công cuộc XĐGN, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, tỷ
    lệ hộ nghèo giảm đáng kể từ 64% những năm 1980 xuống còn 17% năm 2001,
    vào khoảng 14,2% năm 2010. Những năm gần đây, do bất ổn về kinh tế, lạm
    phát cao cùng với hậu quả nặng nề của thiên tai bão lụt, nên đời sống người dân
    nói chung, nhất là người nghèo gặp nhiều khó khăn. Đến hết năm 2011, tỷ lệ
    nghèo cả nước vẫn còn trên 14%.
    Cùng với các địa phương khác trong cả nước, Thủ đô Hà Nội đã có nhiều
    cố gắng trong công tác XĐGN, trở thành một trong số địa phương tiêu biểu, đi
    đầu của cả nước về thành tựu XĐGN. Tính đến năm 2005, về cơ bản, Hà Nội
    không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm. Đến cuối năm 2007, Hà
    Nội chỉ còn 2,3% hộ nghèo, hoàn thành vượt chỉ tiêu mà Nghị quyết HĐNDthành phố đề ra. Từ ngày 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12
    của Quốc hội, địa giới hành chính thành phố Hà Nội được điều chỉnh, mở rộng
    với diện tích tự nhiên là 334.470,02 ha và dân số là 6.232.940 người. Tỷ lệ hộ
    nghèo tăng lên, đạt mức 7%. Mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo vì thế cũng là một
    thách thức đối với chính quyền Thủ đô trong quá trình phát triển KTXH Hà Nội
    vì mục tiêu ổn định bền vững.
    Những năm qua, chính quyền thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều dịch
    vụ khác nhau cho người nghèo Hà Nội như: cho vay lãi suất ưu đãi thông qua
    quỹ tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), xây dựng chính sách ưu
    tiên đối tượng thuộc hộ nghèo trong xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, khuyến
    khích doanh nghiệp nhận lao động địa phương thuộc hộ nghèo vào làm việc
    Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012 vừa được Bộ Lao
    động - Thương binh và Xã hội (TBXH) công bố cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo của Hà
    Nội còn 1,52% và Hà Nội thuộc một trong năm tỉnh, thành phố có số hộ nghèo
    thấp nhất cả nước.
    Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận nêu trên, trên bình diện tổng thể,
    quản lý nhà nước (QLNN) đối với XĐGN nói chung và đối với một số dịch vụ
    cho người nghèo nói riêng vẫn còn những hạn chế nhất định, như: QLNN đối với
    dịch vụ việc làm (DVVL) tại các trung tâm giới thiệu việc làm hay đào tạo nghề
    cho người nghèo chưa sâu sát; việc hoạch định chính sách tài chính cho người
    nghèo vẫn còn chắp vá, manh mún, chưa có tính đột phá; công tác kiểm tra, kiểm
    soát dịch vụ tài chính cho người nghèo còn lỏng lẻo, việc cấp phát trợ cấp cho
    người nghèo ở một số nơi chưa kịp thời
    Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, cùng
    với sự tác động của thiên tai, nhiều rủi ro bất trắc có thể xẩy ra, tình trạng phân
    hóa giàu nghèo tăng lên, tình trạng tái nghèo có nguy cơ gia tăng. Để giảm
    nghèo một cách bền vững, việc cung cấp các dịch vụ cho người nghèo một cách
    có hiệu quả có ý nghĩa lớn. Do vậy, việc nghiên cứu nhằm tìm các giải pháphoàn thiện QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên
    địa bàn thành phố Hà Nội có ý nghĩa thiết thực, cấp bách. Đó là lý do chủ yếu
    của việc lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ
    bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận án tiến sĩ
    kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
    [FONT=Segoe UI]Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]thực tiễn có liên quan, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN nhằm phát[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội.[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra là:[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về QLNN[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo.[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]- Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN nhằm phát triển các dịch vụ cơ[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội.[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN của chính quyền[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]thành phố Hà Nội nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]địa bàn.[/FONT]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...