Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Chưa kể vài chục triệu người khác vẫn
    giữ tín ngưỡng dân gian truyền thống, chỉ tính riêng 6 tôn giáo lớn, ở nước ta đã có gần
    1/3 dân số cả nước sinh hoạt tôn giáo thường xuyên. Tôn giáo trở thành nhu cầu tinh
    thần của một bộ phận nhân dân. Trong tình hình đó, Đảng và Nhà nước xác định phải
    tăng cường công tác tôn giáo để vừa đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa
    kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo để đi ngược lại lợi ích căn bản của nhân
    dân. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo là vấn đề hết sức
    quan trọng, nó phải được sự quan tâm của các ngành, các cấp và cần được tiến hành trên
    cơ sở khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

    Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta từng bước hoàn thiện chính sách tôn
    giáo, tăng cường quản lý nhà nước đối với tôn giáo bằng pháp luật; hướng cho cán bộ,
    đảng viên nhận thức đúng vai trò của các tôn giáo trong đời sống nhân dân; kiên quyết
    uốn nắn nhận thức lệch lạc, những khuyết điểm nhằm thực hiện triệt để tinh thần đại
    đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội
    công bằng, dân chủ, văn minh.

    Lâm Đồng là một tỉnh miền núi với dân số khoảng một triệu người, nhưng có
    tới 60% dân số theo Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài. Ngoài ra, một bộ phận
    nhân dân còn theo tín ngưỡng truyền thống. Phần đông tín đồ các tôn giáo có trình độ
    dân trí thấp, còn mê tín, thậm chí cuồng tín, nên dễ bị các thế lực tiêu cực kích động, lợi
    dụng vào các mục đích chính trị xấu.

    Hiện nay, tuy hoạt động của các tôn giáo có xu hướng đồng hành với dân tộc,
    mang tính thuần túy tôn giáo, nhưng bên cạnh đó vẫn có tình trạng lúc này hay lúc khác




    hoạt động của một số tôn giáo diễn ra không bình thường, có phần lấn lướt chính quyền,
    vi phạm một số quy định của Nhà nước về xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, in ấn, phát
    tán kinh sách; lợi dụng hoạt động từ thiện, nhân đạo để khuếch trương thanh thế. Hiện
    tượng bói toán, mê tín còn diễn ra tràn lan. Một số chức sắc các tôn giáo ngấm ngầm
    chống đối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các dòng tu, hội đoàn và Gia
    đình phật tử thông qua các hình thức sinh hoạt phong phú đã thu hút khá đông thanh,
    thiếu niên tham gia sinh hoạt tôn giáo. Hoạt động truyền đạo trái phép của một số tôn
    giáo vào vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa ngày càng gia tăng. Việc các thế lực
    phản động lợi dụng tôn giáo để kích động quần chúng chống đối chính quyền vẫn lẻ tẻ
    diễn ra ở một số nơi.

    Trước tình hình đó, Tỉnh ủy đã tăng cường chỉ đạo quản lý nhà nước đối với tôn
    giáo, nên đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối
    với tôn giáo còn có nhiều hạn chế: sự phối hợp giữa các ngành, các cấp thiếu tập trung và
    đồng bộ; việc phân định chức năng quản lý của các cấp chính quyền không rõ ràng, còn
    đùn đẩy cho nhau. Điều đó vô tình đã tạo ra những sơ hở, thiếu chặt chẽ; giải quyết
    không đúng thẩm quyền. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về chủ trương,
    chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo còn hạn chế. Do đó, một số cơ quan quản
    lý nhà nước cũng vi phạm chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

    Trước tình hình đó, việc tìm ra những phương hướng và giải pháp để nâng cao
    hiệu quả quản lý của cơ quan Nhà nước trên địa bàn nhằm vừa đảm bảo nhu cầu tín
    ngưỡng, tôn giáo lành mạnh của quần chúng, vừa đảm bảo cho chính sách tôn giáo
    không bị vi phạm, vừa đấu tranh có hiệu quả chống địch lợi dụng tôn giáo là việc làm
    cần thiết.

    Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm
    Đồng hiện nay - vấn đề và giải pháp" trở thành vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực
    tiễn ở Lâm Đồng hiện nay.




    2. Tình hình nghiên cứu

    Quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước đối với tôn giáo nói riêng là một
    trong những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Cho nên, từ khi có Nghị quyết 24 của Bộ
    Chính trị, việc đi vào nghiên cứu tôn giáo, đề ra chủ trương, chính sách tôn giáo ngày
    càng được nhiều nhà lý luận - chính trị quan tâm hơn. Từ đó, nhiều công trình nghiên
    cứu về vấn đề này đã được công bố. Chẳng hạn, "Mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo
    trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường theo định
    hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay" của Trung tâm Khoa học về Tín ngưỡng và
    Tôn giáo thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1998; "Tôn giáo tín
    ngưỡng hiện nay - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết" của Trung tâm Thông tin -
    Tư liệu, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1995; "Đổi mới quản lý nhà
    nước bằng pháp luật đối với hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam" của Trần Minh
    Thư, năm 1999 . Song, các công trình nghiên cứu này mới chỉ đề cập công tác tôn giáo nói
    chung, chưa đi sâu vào nghiên cứu quản lý nhà nước đối với tôn giáo.

    ở Lâm Đồng cũng đã có một số công trình nghiên cứu về tôn giáo và quản lý
    nhà nước về tôn giáo. Thí dụ, "Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo tỉnh Lâm Đồng và
    công tác tôn giáo trong tình hình mới từ năm 1995 đến năm 2000", năm 1995; "Lịch sử
    hình thành phát triển của các tôn giáo ở Lâm Đồng", năm 1997; "Đạo Tin lành trong
    vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng" năm 1997 của Ban tôn giáo tỉnh Lâm
    Đồng; "Đổi mới những vấn đề cơ bản về công tác tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay", năm
    2000 của Trần Mai .

    Các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đi sâu vào nghiên cứu các tôn giáo trên
    địa bàn của tỉnh, từ đó, bước đầu đưa ra một số giải pháp chủ yếu để quản lý các tôn
    giáo đó. Các công trình này chưa đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước đối với tôn
    giáo và làm rõ vấn đề đặt ra hiện nay trên lĩnh vực quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở
    Lâm Đồng. Do vậy, một số giải pháp được đưa ra còn thiếu sát hợp và đồng bộ. Đề tài
    này góp phần hoàn thiện thêm công tác nghiên cứu đó.




    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

    3.1. Mục đích:

    Trên cơ sở làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng với
    tất cả các mặt mạnh và yếu của nó, luận văn góp phần đề xuất một số phương hướng và
    giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo trên địa bàn tỉnh trong
    thời gian trước mắt.

    3.2. Nhiệm vụ: Để đạt mục đích đó, luận văn có nhiệm vụ:

    - Làm rõ những đặc điểm của tôn giáo ở Lâm Đồng.

    - Làm rõ những thành tựu và hạn chế trong quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở
    Lâm Đồng trong những năm gần đây, nguyên nhân của chúng.

    - Nêu lên một số vấn đề cấp bách đang đặt ra hiện nay có liên quan tới quản lý
    nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng.

    - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
    nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng trong tình hình mới.

    3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

    Công tác tôn giáo bao gồm nhiều mặt, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời
    sống xã hội. Đề tài này chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu quản lý nhà nước đối với tôn
    giáo ở Lâm Đồng hiện nay trên một số phương diện đang trong tình huống có vấn đề
    phức tạp nhất.




    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

    - Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
    tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý nhà nước đối với
    tôn giáo. Luận văn cũng xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm
    Đồng thời gian qua.

    - Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp lôgic và
    lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu cùng phương pháp của xã hội học
    nhằm đạt mục đích và hoàn thành những nhiệm vụ mà luận văn đặt ra.

    5. Đóng góp mới của luận văn

    - Bước đầu phát hiện ra được một số vấn đề cấp bách đang đặt ra trong quản lý
    nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng.

    - Đưa ra được một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
    quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay.

    6. ý nghĩa thực tiễn của đề tài

    - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây dựng chủ trương,
    nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo và vận dụng vào thực tiễn của Lâm
    Đồng.

    - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy Chủ nghĩa xã hội khoa
    học, Tôn giáo học .




    7. Kết cấu của luận văn

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
    gồm 3 chương, 6 tiết.





    Chương 1

    điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội của

    Lâm Đồng và đặc điểm của tôn giáo trên địa bàn tỉnh

    1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội

    1.1.1. Điều kiện tự nhiên

    Lâm Đồng là một tỉnh miền núi ở Nam Tây Nguyên, nằm giữa tọa độ 11 - 130 vĩ
    Bắc và 107 - 1090 kinh Đông, cách bờ biển phía Đông 110 km; phía Đông và Nam giáp
    các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; phía Tây và Bắc giáp các tỉnh Đồng Nai,
    Bình Phước, Đắc Lắc. Trong số các đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện nay, từ đồng bằng
    Thanh - Nghệ trở vào đồng bằng sông Cửu Long, Lâm Đồng là tỉnh duy nhất có lãnh
    thổ nằm trọn trong miền nội địa của đất nước, không có đường biên giới quốc gia,
    không có bờ biển [46, tr. 5].

    Vị trí địa lý như vậy đã tạo cho Lâm Đồng có vị trí chiến lược quan trọng: là
    điểm nối tiếp giữa Nam Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn bằng đường
    quốc lộ 20, đường số 8 và đường xe lửa Đà Lạt - Tháp Chàm. Vì thế, trước đây thực dân
    Pháp và đế quốc Mỹ đã xây dựng Lâm Đồng trong thế chiến lược liên hoàn nhằm bảo
    vệ từ xa cơ quan đầu não của chúng ở Sài Gòn, đồng thời, làm bàn đạp để đánh phá
    phong trào cách mạng các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên [1, tr. 6].

    Tỉnh Lâm Đồng có diện tích tự nhiên là 976.274 ha, chiếm trên 3% diện tích cả
    nước, trong đó, đất rừng chiếm 70%. Trữ lượng gỗ các loại trên 30 triệu m3, có trên
    130.000 ha rừng thông thuần chủng, trên 150.000 ha rừng tre nứa. Đây là vùng nguyên




    liệu quan trọng cho ngành công nghiệp địa phương và khu vực. Đất có khả năng làm
    nông nghiệp trên 200.000 ha, chủ yếu là đất đỏ bazan và hơn 50.000 ha đất phù sa bồi
    tụ, thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, sản xuất lương
    thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc [54, tr. 14].

    Ngoài tiềm năng để phát triển thủy điện rất đáng kể, Lâm Đồng còn là vùng
    giàu tài nguyên khoáng sản (như bô xít, thiếc, cao lanh, than, đá quý, vàng .).

    Sự tác động cộng hưởng của bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và vị trí địa lý
    cùng địa hình đã hình thành ở Lâm Đồng một kiểu khí hậu đặc biệt: nhiệt đới gió mùa
    vùng sơn cao nguyên. Khí hậu ở Lâm Đồng có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến
    tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 160C đến
    230C; lượng mưa từ 1.600 mm đến 3.000 mm/năm [53, tr. 21-22].

    Lâm Đồng có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện, các quốc lộ 8, 20, 21,
    27 nối liền với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và
    Thành phố Hồ Chí Minh. Đường ô tô đã đến trung tâm các huyện và nhiều xã trong
    tỉnh. Tuy nhiên, ở một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, việc đi lại của
    đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong mùa mưa.

    Nhờ vị trí địa lý, địa hình, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và khí hậu ôn hòa, dịu
    mát quanh năm mà Lâm Đồng - Đà Lạt đã sớm trở thành một trung tâm du lịch, nghỉ
    dưỡng của cả nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Lâm Đồng còn có tầm quan trọng cả về
    chính trị, kinh tế và an ninh - quốc phòng.

    Để hình thành địa giới hành chính của một tỉnh như hiện nay, Lâm Đồng đã trải
    qua một quá trình lịch sử đầy biến động, nhiều thay đổi, tách, nhập ở từng thời kỳ khác
    nhau.Trước năm 1899, vùng đất Lâm Đồng ngày nay thuộc hai tỉnh Ninh Thuận, Bình
    Thuận. Ngày 1-1-1899, Toàn quyền Paul Doumer ký quyết định thành lập tỉnh Đồng

    Danh mục Tài liệu tham khảo

    Ban chấp hành Đảng bộ Lâm Đồng (1990), Sơ thảo lịch sử Đảng bộ Lâm Đồng
    (1954 - 1975).

    Ban chấp hành Trung ương (15/6/1998), Thông báo 145 TB/TW kết luận của Bộ
    Chính trị về tăng cường lãnh đạo công tác tôn giáo trong tình hình mới.

    Ban chỉ đạo tổng kết NQ 24/TW (30/2/1998), Báo cáo tổng kết việc thực hiện
    Nghị quyết số 24 NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VI) về tăng cường công tác
    tôn giáo trong tình hình mới. Phương hướng công tác tôn giáo thời kỳ mới.

    Ban dân vận tỉnh Lâm Đồng (13/2/1998), Báo cáo sơ kết việc thực hiện công văn
    số 166/CV - TU của Ban thường vụ tỉnh ủy về quản lý sinh hoạt gia đình phật
    tử thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam.

    Ban dân vận tỉnh Lâm Đồng (12/5/1999), Báo cáo tình hình và công tác tôn giáo
    tỉnh Lâm Đồng thời gian qua.

    Ban tôn giáo của Chính phủ (1993), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Tài liệu lưu hành
    nội bộ, Hà Nội.

    Ban tôn giáo của Chính phủ (1995), Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong
    lĩnh vực tôn giáo, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.

    Ban tôn giáo của Chính phủ (7/10/1997), Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị
    định số 69/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

    Ban tôn giáo của Chính phủ (2000), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín

    ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

    10. Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng (1995), Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo tỉnh Lâm
    Đồng và công tác tôn giáo trong tình hình mới từ năm 1995 đến năm 2000,
    Đề tài khoa học cấp tỉnh.

    11. Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng (28/12/1996), Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo
    năm 1996.

    12. Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng (1997), Đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc
    thiểu số ở Lâm Đồng, Đề tài khoa học cấp tỉnh.

    13. Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng (1997), Lịch sử hình thành và phát triển các tôn giáo
    ở Lâm Đồng, Đề tài khoa học cấp tỉnh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...