Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh


    Luận văn dài 110 trang
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Từ khi nền kinh tế của nư­ớc ta bước vào công cuộc đổi mới, nhiều loại thị trư­ờng đã hình thành và phát triển, chúng đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội có những tiến bộ rõ rệt cả về mặt chất và l­ượng.
    Thị trư­ờng bất động sản (TTBĐS) là một trong những loại thị trư­ờng đó. Tuy mới hình thành như­ng TTBĐS đã từng bư­ớc góp phần tăng c­ường hiệu quả đầu tư­ kinh doanh và sử dụng đất đai, nhà xư­ởng và cải thiện điều kiện sống của nhân dân, . Chính thị trư­ờng này đã bư­ớc đầu biến bất động sản (BĐS) trở thành nguồn lực quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nư­ớc.
    Tuy nhiên, cho đến nay TTBĐS ở nư­ớc ta vẫn trong giai đoạn đầu, sơ khai nên còn tồn tại nhiều hạn chế và khiếm khuyết cả về hoạt động của thị trư­ờng lẫn công tác quản lý của Nhà n­ước. Thực tế hiện nay cho thấy, bên cạnh thị trư­ờng chính quy, hoạt động của thị trư­ờng phi chính quy đã và đang "nổi lên" nh­ư một thách thức đối với công tác quản lý nhà nước (QLNN) về lĩnh vực này và đối với toàn xã hội; chính thị trường phi chính thức này là một trong những nguyên nhân làm phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ và mất công bằng xã hội, cùng một loạt các hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, rửa tiền Hơn nữa, nền kinh tế nước ta đang hướng tới tăng trưởng, xóa đói, giảm nghèo và công bằng xã hội. Do đó, việc tăng cường QLNN để hạn chế các tiêu cực, đưa TTBĐS phát triển đúng hướng đã xuất hiện như là một đòi hỏi bức thiết.
    Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một thành phố có quy mô lớn nhất cả nước với tổng diện tích 2095,01 km2, có 24 quận, huyện và dân số trung bình là 5.630.192 người [13, tr. 24-27]. TP.HCM luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của khu vực Nam Bộ cũng như cả nước và đư­ợc xem là "hạt nhân" kinh tế của vùng kinh tế động lực, trọng điểm Đông Nam Bộ, lớn nhất cả nư­ớc.
    Hiện nay, tại TP.HCM, trư­ớc những sức ép của phát triển kinh tế, mở cửa và hội nhập, đã xuất hiện nhiều vấn đề về gia tăng dân số cơ học, việc làm, nhà ở, đây là các "tác nhân" làm cho TTBĐS từng b­ước đ­ược hình thành và phát triển. Thật vậy, khi dân cư đô thị tăng lên, có nhiều việc làm, thu nhập cao, nhu cầu nhà ở, đất ở tất yếu sẽ tăng tạo điều kiện cho TTBĐS phát triển. Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng đất đai cũng như­ hoạt động của TTBĐS chính thức còn nhiều yếu kém. Các văn bản pháp lý chồng chéo, lạc hậu, thiếu đồng bộ. Hệ thống cơ quan QLNN về lĩnh vực này còn nhiều bất cập. Khi thực hiện giao dịch BĐS chính thức còn gặp nhiều khó khăn do thủ tục rư­ờm rà và chi phí cao. Thông tin thị tr­ường bất đối xứng nên thư­ờng gây ra "cơn sốt" về nhà, đất. Các đơn vị đầu t­ư kinh doanh nhà, đất, BĐS trên địa bàn TP.HCM còn ít và yếu. Tất cả các tồn tại trên cho thấy cần có bàn tay "hữu hình" của Nhà nước để "nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế", "Hình thành và phát triển thị trư­ờng bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật" như Văn kiện Đại hội Đảng IX đã chỉ rõ [20, tr. 32; 101], từ đó tạo điều kiện cho TTBĐS cũng như kinh tế thị trư­ờng TP.HCM phát triển bền vững. Với lý do đó, tác giả chọn đề tài: "Quản lý nhà nư­ớc đối với thị trư­ờng bất động sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" để làm luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    MỤC LỤC


    Trang

    MỞ ĐẦU
    1

    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
    6
    1.1.
    Bất động sản và thị trường bất động sản
    6
    1.2.
    Sự cần thiết và chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản
    17
    1.3.
    Kinh nghiệm về quản lý thị trường bất động sản ở một số nước và bài học rút ra
    27

    Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNGBẤT ĐỘNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    36
    2.1.
    Quá trình phát triển và hiện trạng thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh
    36
    2.2.
    Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
    53
    2.3.
    Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh
    74

    Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    78
    3.1.
    Quan điểm, định hướng chung về đổi mới quản lý thị trường bất động sản ở Thành phố Hồ Chí Minh
    78
    3.2.
    Các giải pháp chủ yếu để đổi mới, tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
    86

    KẾT LUẬN
    104


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    106

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Số hiệu bảng
    Tên bảng
    Trang
    2.1
    Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GDP của Thành phố Hồ
    Chí Minh
    37
    2.2
    Diện tích nhà xây mới ở Thành phố Hồ Chí Minh
    41
    2.3
    Mức cầu chi trả về nhà ở của dân cư Thành phố Hồ Chí Minh
    46
    2.4
    Số lượng nhà chưa có hoặc thiếu giấy tờ hợp lệ
    48
    2.5
    Lượng giao dịch nhà ở có đăng ký tại Thành phố Hồ Chí Minh
    49

    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

    Số hiệu sơ đồ
    Tên sơ đồ
    Trang
    1.1
    Sự biến động của cung cầu trên thị trường bất động sản
    13
    2.1
    Mức biến động giá trên thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh
    51
     
Đang tải...