Luận Văn Quản lý Nhà nước đối với luật sư và nghề luật sư ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quản lý Nhà nước đối với luật sư và nghề luật sư ở Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU 1


    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1


    2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 1


    3. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .2


    4. Phương pháp nghiên cứu .2


    CHƯƠNG 1 4


    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT SƯ VÀ


    NGHỀ LUẬT SƯ .4


    1.1. Khái quát chung về luật sư và nghề luật sư .4


    1.1.1. Khái niệm về luật sư 4


    1.1.2. Khái niệm về nghề luật sư 5


    1.2. Vai trò, đặc điểm và tính chất của nghề luật sư 7


    1.2.1. Vai trò của luật sư 7


    1.2.1.1. Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền của bị can, bị cáo và các đương sự trước Toà 7


    1.2.1.2. Vai trò của luật sư trong hoạt động tư vấn pháp luật góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức 8


    1.2.1.3. Vai trò của luật sư trong việc tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật 9


    1.2.2. Đặc điểm và tính chất của nghề luật sư . 10


    1.2.2.1. Đặc điểm của nghề luật sư . 10


    1.2.2.2. Tính chất của nghề luật sư 14


    1.3. Quan điểm quản lý và nguyên tắc quản lý Nhà nước về nghề luật sư 15


    1.3.1. Khái niệm về quản lý nhà nước . 15


    1.3.2. Quan điểm quản lý . 16


    1.3.3. Nguyên tác quản lý 17


    1.4. Lịch sử hình thành và phát triển nghề luật sư .17


    1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển nghề luật sư trên thế giới 17


    1.4.2. Lịch sử hình thành và phát triển nghề luật sư ở Việt Nam 19

    CHƯƠNG II 22


    NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LUẬT Sư VÀ NGHỀ LUẬT SƯ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN . 22


    2.1.Thẩm quyền quản lý Nhà nước và điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề đối với luật sư ở Việt Nam 22


    2.1.1. Thẩm quyền quản lý và nội dung quản lý về nghề luật sư .22


    2.1.2. Tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề luật sư 24


    2.1.2.1. Tiêu chuẩn trở thành luật sư 24


    2.1.2.2. Miễn đào tạo nghề luật sư . 26


    2.1.2.3. Điều kiện hành nghề và phạm vi hành nghề luật sư 27


    2.2. Pháp luật về những nội dung Ctf bản Nhà nước quản lý về nghề luật sư ở Việt Nam .28


    2.2.1. Quản lý Nhà nước đối với nghề luật sư ở Việt Nam thông qua việc quyết định chiến lược, chính sách hỗ trợ phát triển nghề luật sư trong thời kỳ hội nhập 28


    2.2.1.1. Định hướng chiến lược, chính sách hỗ trợ phát triển nghề luật sư


    ở Việt Nam . 28


    2.2.1.2. Cách thức thực hiện chiến lượt, hợp tác quốc tế, chính sách hỗ trợ phát triển nghề luật sư ở Việt Nam 31


    2.2.2. Quản lý Nhà nước đối với nghề luật sư ở Việt Nam thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 34


    2.2.3. Quản lý Nhà nước đối với nghề luật sư thông qua việc quản lý các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư 37


    2.2.3.1. Khái quát về tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư 37


    2.2.3.2. Thành lập, phê duyệt điều lệ và giải thể Đoàn luật sư 38


    2.2.3.3. Thành lập, phê duyệt điều lệ và giải thể Liên đoàn luật sư 41


    2.2.4. Quy định về tổ chức đào tạo nghề luật sư .43


    2.2.4.1. Khái quát về hoạt động đào tạo, quan điểm đào tạo và mục tiêu đào tạo nghề luật sư 43


    2.2.4.2. Quy định về cơ sở đào tạo, thời gian đào tạo và nội dung chương trình đào tạo nghề luật sư 46

    2.2.5. Phối hợp ban hành Quy chế tập sự hành nghề luật sư và kiểm tra kết quả tập sự hành 50


    2.2.5.1. Gia nhập Đoàn luật sư . 51


    2.2.5.2. Tập sự hành nghề luật sư 52


    2.2.5.3 Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư 54


    2.2.6. Quy định về việc cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư; cấp giấy đăng ký hoạt động, giấy phép hành nghề luật sư 55


    2.2.6.1. Cấp và thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư .55


    2.2.6.2. Cấp, giấy đăng ký hoạt động, giấy đăng ký hành nghề luật sư 58


    2.2.7. Quy định về kiểm tra, thanh tra về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư; xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm giải quyết khiếu nại về luật sư 60


    2.2.7.1. Kiểm tra, thanh tra tổ chức luật sư và hành nghề luật sư 60


    2.2.7.2. Xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại về luật sư 66


    2.3. Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối vổỉ nghề luật sư ở Việt Nam 73


    2.3.1. Tình hình tổ chức và hoạt động hành nghề của luật sư 73


    2.3.2. Những thành tựu đạt được trong công tác quản lý đối với nghề luật sư


    ở Việt Nam .75


    2.3.3. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước đối với nghề luật sư ở Việt Nam 77


    2.3.4. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với nghề luật sư ở Việt Nam 79


    KẾT LUẬN 82


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Từ thực tế khách quan của một quốc gia đang không ngừng phát triển, của một đất nước luôn hướng đến nền dân chủ vững mạnh và của một dân tộc ngày ngày vươn mình ra với bè bạn năm châu, thì sứ mệnh bảo vệ công lý, đảm bảo công bằng xã hội được đề cao là tất yếu và chính đáng. Không có giai đoạn nào trong lịch sử phát triển của đất nước trước đây, vị thế và vai trò của nghề luật sư lại được coi trọng như hiện nay. Có thể nói, đây là thời điểm mà xã hội Việt Nam đã dần nhìn nhận sát gần hơn đối với vai trò của nghề luật sư theo đúng chỗ đứng mà nghề này xứng đáng có được. Người dân ngày càng tìm đến luật sư như một nhu cầu thiết thân, số lượng luật sư, tổ chức hành nghề luật sư ngày một phát triển, nền tư pháp nước nhà đã tạo điều kiện nhiều hơn để luật sư thể hiện tầm quan trọng của mình.


    Nghề luật sư với một vị thế và tầm quan trọng như thế thì quản lý Nhà nước đối với nghề luật sư là một điều rất cần thiết và không kém phần quan trọng trong việc định hướng và phát triển bền vững nghề luật sư ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Đây chính là lý do mà người viết chọn đề tài “ Quản lý Nhà nước đối với luật sư và nghề luật sư ở Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cử nhân luật.


    2. Lịch sử nghiên cứu đề tài


    Chủ đề về “ luật sư” và “ nghề luật sư” đã được nghiên cứu rất nhiều bãi các nhà nghiên cứu luật học nói chung và cũng như của sinh viên nói riêng, như là tác phẩm “Vấn đề hoàn thiện pháp luật về luật sư ở Việt Nam” của Tiến sĩ Phan Trung Hoài được nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2009. Nội dung của tác phẩm này xoay quanh vấn đề vai trò của pháp luật đối với nghề luật sư, những hạn chế và tồn tại trong pháp luật thực định về nghề luật sư đồng thời cũng nêu lên phương hướng hoàn thiện pháp luật về nghề luật sư Bên cạnh đó cũng có một số tác phẩm nghiên cứu của sinh viên như là Luận văn cử nhân luật “Luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam” của sinh viên Nguyễn Ngọc Huệ lớp luật hành chính khóa 32 của trường Đại học Cần Thơ. Nội dung của luận văn này bàn về điều kiện, tiêu chuẩn để hành nghề luật sư và những vấn đề pháp lý cơ bản về hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay .Tuy nhiên với đề tài Luận văn tốt nghiệp “Quản lý Nhà nước đối với luật sư và nghề luật sư” tác giả sẽ nghiên cứu ở một góc độ, khía cạnh khác góp phần bổ sung và hoàn thiện hơn mảng chủ đề về “Luật sư” và “Nghề luật sư”.


    3. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


    Mục đích của tác giả trong việc nghiên cứu đề tài “Quản lý Nhà nước đối với nghề luật sư ở Việt Nam” là tìm hiểu một cách có hệ thống những nội dung pháp lý cơ bản, những thành tựu cũng như những vướng mắc khó khăn còn tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước đối với nghề luật sư nhằm kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý của Nhà nước đối với nghề luật sư.


    Với đề tài này tác giả tập trung đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề pháp lý cơ bản trong công tác quản lý của Nhà nước đối với nghề luật sư ở Việt Nam như là quyết định chiến lược, chính sách phát triển nghề luật sư; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về luật sư; đào tạo nghề luật sư; cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Giấy đãng ký hoạt động, Giấy phép hành nghề; phê duyệt Điều lệ của Đoàn luật sư, Tổ chức luật sư toàn quốc; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Trong đề tài này người viết dựa trên quan điểm biện chứng Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp những tài liệu, tư liệu từ sách vở, báo chí liên quan đến vấn đề quản lý Nhà nước đối với nghề luật sư. Mặt khác, tác giả cũng sử sung phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu những quy phạm pháp luật cũ và mói nhằm rút ra những điểm tiến bộ ,bên cạnh đó tác giả cũng liên hệ thực tế để đối chiếu với những quy phạm pháp luật thực định để tìm những bất cập còn tồn tại đồng thời nêu lên quan điểm của bản thân.


    Bố cục luận văn


    Mục lục


    Lời nói đầu


    Nội dung của Luận văn được chia thành hai chương chính như sau:


    + Chương I: Những vấn đề lý luận chung về luật sư và nghề luật sư


    + Chương II Những quy định pháp luật về quản lý Nhà nước đối với luật sư và nghề luật sư - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện


    Kết luận

    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...