Chuyên Đề Quản lý nhà nước đối với kinh tế đối ngoại

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại
    Sự cần thiết của quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại vì các lý do đặc biệt sau đây:
    - Kinh tế đối ngoại có ý nghĩa toàn diện sâu sắc đối với sự phát triển tổng thể kinh tê, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng, ngoại giao của đất nước.
    - Hoạt động kinh tế đối ngoại hơn mọi hoạt động kinh tế khác về mặt cần đến sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước, do quan hệ xã hội trong kinh tế đối ngoại vượt khỏi tầm quốc gia, là thứ quan hệ vừa rộng, vừa đầy bất trắc và phức tạp, chỉ có Nhà nước mới có đủ tư cách pháp lý và đủ khả năng giúp các doanh nhân vận động tốt trên thị trường quốc tế.
    2. Phạm vi quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại
    2.1 Trong lĩnh vực ngoại thương, Nhà nước phải quản lý các mặt sau đây:
    - Nội dung hàng hoá xuất khẩu về các mặt số lượng, chất, chủng loại.
    Chất lượng mọi mặt của đối tác giao dịch với các doanh nhân của nước nhà.
    - Lợi ích của Nhà nước phải thu được qua các hoạt động ngoại thương.
    2.2 Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tư bản và trí tuệ, Nhà nước phải quản lý các mặt sau:
    - Phương hướng xuất nhập khẩu tư bản và trí tuệ, định hướng cho các chủ đầu tư, các nhà hoạt động khoa học và công nghệ trong, hoặc ngoài nước đầu tư hoặc chuyển giao tri thức vào những ngành nghề, địa bàn có lợi cho đất nước.
    - Chất lượng đối tác mà thực chất là lựa chọn chủ đầu tư, các nhà khoa học, đáp ứng được các đòi hỏi của đất nước.
    - Chất lượng khoa học – công nghệ đi theo vốn đầu tư về các mặt có liên quan đến môi trường đất nước, đến sự an toàn lao động cho người lao động, đến chất lượng sản phẩm.
    - Các ảnh hưởng văn hoá, xã hội, phát sinh từ sự hiện diện kinh tế nước ngoài trên đất nước ta.
    - Các tác hại có thể xảy ra trong hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài trên đất nước nhà về mặt sử dụng lao động, tài nguyên, môi trường, an ninh chính trị, kinh tế, văn hoá, trật tự an toàn xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...