Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài luận án: Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam

    Chuyên ngành: Kinh tế học

    Mã số: 62310101

    Tập thể hướng dẫn: PGS.TS. Nghiêm sỹ Thương

    TS. Nguyễn Văn Nghiến

    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

    NỘI DUNG TRÍCH YẾU LUẬN ÁN:

    1. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận án

    1.1 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với khu vực đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam.

    1.2 Đánh giá thực trạng tình hình QLNN đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam.

    1.3 Đề xuất những định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình QLNN đối với khu vực này trong thời gian tới.

    2. Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu

    - Về không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam nhưng được đặt trong bối cảnh chung của quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

    - Thời gian nghiên cứu khảo sát thực trạng từ khi hình thành khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư ở nước ta (giai đoạn1988 - 2012). Tính toán dự báo giai đoạn 2014 - 2020 và tầm nhìn 2030 để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam.

    - Luận án nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến hoạt động của các trường tư thục trong cả nước.

    3. Phương pháp nghiên cứu

    Trong quá trình nghiên cứu, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích thống kê suy diễn, phương pháp tổng hợp quy nạp, phương pháp đối chiếu so sánh, các phương pháp kiểm định của thống kê học, hỗ trợ xử lý số liệu thông qua phần mềm EVIEWS 6.0 để tìm ra được các quan hệ tương tác ảnh hưởng của các nhân tố đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo đối với khu vực đại học cao đẳng ngoài công lập (tư thục).

    Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát các nhà quản lý trong và ngoài ngành giáo dục như: Bộ GD&ĐT, các trường đại học cao đẳng công lập, dân lập, tư thục, UBND các tỉnh thành phố, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp có sử dụng lao động trong phạm vi cả nước. Sau đó sử dụng những công thức trong thống kê mô tả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để tính toán một số chỉ tiêu nhằm tìm ra những điểm chung của các nhà quản lý trong công tác quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT.

    4. Các kết quả chính và kết luận

    2

    3

    4

    4.1 Về mặt lý luận:

    Thứ nhất: Luận án đã góp phần làm rõ, bổ sung thêm vào hệ thống cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục.

    Thứ hai: Luận án đã xây dựng các nội dung cơ bản và kết hợp với kết quả khảo sát từ phía các nhà quản lý giáo dục để tạo cơ sở lý thuyết cho việc đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục hiện nay.

    Thứ ba: Luận án đã đưa ra được ba nhân tố tác động mạnh nhất đến công tác quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục.

    Thứ tư: Luận án đã đề xuất được mô hình quản lý nhà nước đối với các trường đại học cao đẳng tư thục mang đặc thù của Việt Nam, có tham khảo mô hình của một số quốc gia phát triển trên thế giới.

    Thứ năm: Luận án đã làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về hệ thống giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam thông qua việc đúc kết các kinh nghiệm từ thế giới.

    4.2 Về mặt thực tiễn:

    Thứ nhất: Luận án đã đánh giá được thực trạng tình hình hoạt động của các trường ĐH-CĐTT và vai trò quản lý nhà nước đối với toàn bộ khu vực này. Trong đó có các vấn đề ở tầm vĩ mô như: tăng trưởng, chính sách cơ cấu giữa công và tư, chất lượng giáo dục đại học cao đẳng. Đồng thời luận án cũng chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về giáo dục đại học cao đẳng tư thục hiện nay.

    Thứ hai: Luận án đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để phân tích kêt quả khảo sát và tìm ra được một số khiếm khuyết cơ bản của công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống đại học cao đẳng tư thục.

    Thứ ba: Luận án đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học, cao đẳng tư thục trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các giải pháp này được dựa trên kết quả dự báo từ mô hình kinh tế lượng bằng phương pháp OLS với phần mềm EVIEWS. Tiếp theo, luận án đã có những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống này ở nước ta trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...