Thạc Sĩ Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 4
    Chương 1 7
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
    VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở
    LẠNG SƠN
    1.1.Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với 7
    hoạt động tôn giáo ở nước ta
    1.1.1. Một số khái niệm 7
    1.1.1.1. Khái niệm quản lý 7
    1.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước 8
    1.1.1.3. Khái niệm tôn giáo 9
    1.1.1.4. Hoạt động tôn giáo 11
    1.1.1.5. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo 11
    1.1.2. Yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước đối với hoạt 12
    động tôn giáo ở nước ta hiện nay
    1.1.3. Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung quản lý nhà nước 18
    đối với hoạt động tôn giáo
    1.1.3.1. Mục tiêu quản lý 18
    1.1.3.2. Nguyên tắc quản lý 21
    1.1.3.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo 25
    1.2. Tình hình tôn giáo ở tỉnh Lạng Sơn 29
    1.2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hoá, 29
    xã hội của tỉnh Lạng Sơn
    1.2.2. Tình hình, đặc điểm tôn giáo ở tỉnh Lạng Sơn 42
    1.2.2.1. Khái quát tình hình tôn giáo ở tỉnh Lạng Sơn 42
    1.2.2.2. Một số đặc điểm tôn giáo trên địa bàn Lạng Sơn 43
    Chương 2 53
    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
    ĐỘNG TÔN GIÁO Ở LẠNG SƠN
    2.1. Sơ lược quá trình ra đời của Phòng Tôn giáo tỉnh Lạng Sơn 53
    2.2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý nhà 55
    nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn
    2.2.1. Thành tựu 55
    2.2.1.2. Nguyên nhân của thành tựu 67
    2.2.1. Những thành tựu và nguyên nhân 55
    2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 73
    2.2.2.1. Những hạn chế 73
    2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế 77
    2.3. Những bài học kinh nghiệm và một số vấn đề đặt ra trong 81
    công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay
    2.3.1. Những bài học kinh nghiệm 81
    2.3.2. Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước 85
    đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay
    2.3.2.1. Một số hoạt động cần quan tâm của các tôn giáo ở Lạng Sơn 86
    2.3.2.2. Vấn đề đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo 91
    Chương 3 96
    GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
    CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
    TÔN GIÁO Ở LẠNG SƠN
    3.1. Dự báo tình hình công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động 96
    tôn giáo ở Lạng Sơn trong thời gian tới
    3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý 97
    nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Lạng Sơn
    3.2.1. Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm của 97
    hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo, chính sách
    tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
    3.2.2. Tăng cường công tác vận động quần chúng, xây dựng 99
    lực lượng chính trị cơ sở ở vùng tôn giáo tập trung
    3.2.3. Có chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vững 101
    chắc ở vùng tôn giáo tập trung, qua đó góp phần tạo cơ sở
    cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
    3.2.4. Tăng cường công tác tổ chức cán bộ làm công tác tôn giáo 104
    3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước 106
    đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay
    3.3.1. Đối với Trung ương 107
    3.3.2. Đối với Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn 109
    3.3.3. Đối với Uỷ ban MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội 110
    và các ngành chức năng của Tỉnh có liên quan đến tôn giáo
    KẾT LUẬN 112
    PHỤ LỤC 114
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121


    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, đồng thời cũng là một thực thể xã hội ra đời từ hàng nghìn năm nay và sẽ tồn tại cùng với loài người trong một thời gian khó đoán định. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia.
    Vào những năm gần đây, tình hình tôn giáo trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Nằm trong dòng chảy của lịch sử nhân loại, Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, bên cạnh các tôn giáo lớn có tổ chức với số lượng tín đồ đông đảo còn có các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống. Tôn giáo đã và đang trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, các hoạt động của tôn giáo được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, số người theo tôn giáo ngày càng tăng. Hiện nay, ngoài xu hướng hành đạo đồng hành cùng dân tộc, thuần tuý tôn giáo, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật cũng đã xuất hiện các hoạt động tôn giáo không bình thường, có phần lấn lướt chính quyền, vi phạm một số qui định của Nhà nước về hoạt động tôn giáo: Một số chức sắc tôn giáo ngấm ngầm hoạt động chống đối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có tư tưởng vọng ngoại, tìm mọi cách cung cấp thông tin sai lệch về tình hình tôn giáo ở trong nước; Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) đã từ chối không tham gia lễ diễu hành cùng các tổ chức tôn giáo trong dịp lễ Quốc khánh 2/9/2005 với lý do là Nhà nước đối xử không bình đẳng với Hội thánh, gây hiệu ứng tiêu cực về chính trị; các tổ chức tôn giáo, nhất là đạo Tin lành gia tăng các hoạt động truyền đạo vào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; một số tôn giáo lợi dụng việc đòi lại đất đai cơ sở thờ tự để có những hoạt động chống đối chính quyền, gây khiếu kiện rất phức tạp, hoặc gây điểm nóng tôn giáo; có giáo phái đòi tách khỏi Giáo hội và sự quản lý của Nhà nước; nhiều tổ chức đội lốt tôn giáo nhằm tập hợp lực lượng chống lại chính quyền, tạo cớ để các thế lực thù địch bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo để vừa đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo để đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc.
    Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc có vị trí chiến lược về địa chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng. Là địa đầu biên cương của Tổ quốc, đây cũng là một trong những địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch tập trung hoạt động chống phá.
    Số lượng tôn giáo ở Lạng Sơn có qui mô không lớn, hiện nay chỉ có ba tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo và đạo Tin lành. Nhìn chung các tín đồ theo đạo đại bộ phận là những người dân sống tốt đời đẹp đạo. Đường hướng chung của các tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay đều tập trung củng cố đức tin, tuyên truyền phát triển đạo. Song ở Lạng Sơn, điều cần quan tâm là sự phát triển của đạo Tin lành. Tin lành được truyền vào Lạng Sơn từ năm 1938, chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bào dân tộc Dao sinh sống (huyện Bắc Sơn). Thời gian qua sự phát triển của đạo Tin lành ở khu vực này đã gây những ảnh hưởng tiêu cực về nhiều mặt, xáo trộn cuộc sống bình thường của người dân, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ các dân tộc thiểu số, giữa người theo và không theo đạo Tin lành. Đáng chú ý là những phần tử xấu vì lợi ích cá nhân hoặc bất mãn đã lợi dụng đạo Tin lành để chia rẽ quần chúng với Đảng, Chính quyền hoặc cản trở việc thực hiện nghĩa vụ công dân của tín đồ.
    Trong những năm vừa qua, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn đã có nhiều tiến bộ và đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng bên cạnh đó cũng còn một số tồn tại: Một bộ phận cán bộ đảng viên nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo còn hạn chế; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn thiếu tập trung và đồng bộ; việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo còn kéo dài, gây tâm lý phản cảm cho quần chúng tín đồ và các chức sắc tôn giáo, tạo ra những sơ hở không đáng có cho một số phần tử xấu lợi dụng. Đặc biệt việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tôn giáo của chính quyền ở nhiều lúc, nhiều nơi, nhất là ở cơ sở còn quá cứng nhắc; các đoàn thể nhân dân vùng đồng bào có đạo nói chung hoạt động còn kém hiệu quả; công tác xây dựng lực lượng cốt cán, đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo còn chưa được quan tâm đúng mức; việc thực hiện Chỉ thị số 01 của Thủ Tướng Chính phủ “Về một số công tác đối với đạo Tin lành” còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức đối với tôn giáo và hoạt động tôn giáo của Đảng uỷ, Chính quyền ở một số nơi còn chưa thống nhất.
    Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ đã quan tâm và tăng cường chỉ đạo công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Một mặt nhằm nâng cao nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo, vai trò của nó trong đời sống tinh thần của nhân dân và trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà; mặt khác để thực hiện đầy đủ, nghiêm túc đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo và hoạt động tôn giáo, chống mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, cản trở sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
    Từ tình hình đặt ra nói trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay” để làm luận văn thạc sĩ khoa học tôn giáo. Hy vọng rằng với đề tài này, tôi sẽ góp sức vào một vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn cấp bách không chỉ trước mắt mà còn lâu dài đối với công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về tôn giáo nói riêng là một trong những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Vì vậy, từ khi có Nghị quyết 24- NQ/TW (năm 1990) của Bộ Chính Trị, việc đi vào nghiên cứu tôn giáo, đề ra chủ trương chính sách đối với tôn giáo ngày càng được quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau trên bình diện cả nước, thể hiện ở nhiều công trình như: GS Đặng Nghiêm Vạn (2003), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản CTQG; PGS. TS Nguyễn Đức Lữ - Chủ nhiệm đề tài (2002) Đổi mới chính sách tôn giáo và Nhà nước quản lý tôn giáo hiện nay- những bài học kinh nghiệm và kiến nghị cụ thể, Đề tài nhánh thuộc đề tài cấp Nhà nước; TS Ngô Hữu Thảo-Chủ nhiệm đề tài (1998), Mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ; TS Hoàng Minh Đô - Chủ nhiệm đề tài (2002), Đạo Tin lành ở Việt Nam- Thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra hiện nay trong công tác lãnh đạo, quản lý, Thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nước; Trung tâm Tư liệu- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1995), Tôn giáo, Tín ngưỡng hiện nay- Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết,
    Về vấn đề liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo có các đề tài sau: TS Nguyễn Hữu Khiển (2001), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng Nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay, NXB Công an nhân dân; TS Trần Minh Thư (2005), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là một yêu cầu khách quan”, Tạp chí Công tác tôn giáo số 3; Lê Minh Quang (2000), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay- Vấn đề và giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa học tôn giáo; Võ Thị Mộng Thu (2001), Vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động Công giáo ở Đồng Nai hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học tôn giáo và một số luận văn của các lớp Cử nhân chính trị, Cao cấp chính trị tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh viết về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở một số tỉnh, thành trong cả nước,
    Những công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Các công trình đó sẽ được tác giả kế thừa sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo trực tiếp cho đề tài luận văn này.
    Ở tỉnh Lạng Sơn, vì nhiều lý do khác nhau nên hiện nay vấn đề nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu cụ thể, vấn đề mới chỉ được đề cập trong các báo cáo tổng kết của Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Phòng tôn giáo Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh qua các năm. Vì vậy hướng đề tài mà tôi lựa chọn, hy vọng sẽ làm sáng tỏ hơn vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay, đồng thời kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Tỉnh.
    3. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn
    * Mục tiêu
    Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Lạng Sơn, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
    * Nhiệm vụ
    Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
    Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
    Hai là, làm rõ tình hình thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Lạng Sơn.
    Ba là, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong tình hình mới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu
    Là công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
    * Phạm vi nghiên cứu
    Về không gian: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
    Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ sau khi có Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính Trị Về đổi mới công tác tôn giáo trong tình hình mới (từ năm 1990 đến nay).
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    * Cơ sở lý luận và thực tiễn
    Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Luận văn cũng xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh Lạng Sơn thời gian qua.
    * Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp lịch sử và logíc, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, thống kê và tổng hợp, đặc biệt chú trọng đến phương pháp tổng kết thực tiễn.
    6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
    - Trên cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, bước đầu luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề cấp bách đang đặt ra trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Lạng Sơn.
    - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ bản có tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay.
    7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
    - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây dựng chủ trương, biện pháp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Lạng Sơn.
    - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập tại trường Chính trị Tỉnh.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia ra làm 3 chương, 6 tiết.
     
Đang tải...